SKKN Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS

Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ tri thức và phẩm chất đạo đức là trách nhiệm hết sức to lớn của ngành giáo dục. Ở Điều 2, Luật Giáo dục năm 2005 của nước ta có ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.

Trong giai đoạn hiện nay trên đà phát triển của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể tránh khỏi sự du nhập của các nền văn hóa không lành mạnh tác động đến tư tưởng thanh thiếu niên, làm thoái hóa, biến chất đạo đức, lối sống và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. Do đó, giáo dục có vai trò quan trọng trong lịch sử của nhân loại nói chung và của đất nước Việt Nam nói riêng. Tuy rằng việc chấn hưng nền giáo dục Việt Nam đã được cải tiến và hoàn thiện như các nước trên Thế giới nhưng chúng ta không thể không lo sự tụt hậu của nó nhất là trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn hàng ngày, hàng giờ cho thấy sự khó khăn, sút kém khó đẩy lùi trong nền kinh tế - văn hóa - xã hội đang cần cảnh báo như: Chất lượng dạy và học chưa đảm bảo, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội đặt ra, đạo đức học sinh suy giảm, thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Nguyên nhân thực tế của những hiện tượng trên là do: Công tác quản lý, sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục “nhà trường - gia đình và xã hội” chưa chặt chẽ, phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con, em mình, cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu, một bộ phận giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy, sự ân cần quan tâm đến các em còn qua loa…

doc 19 trang phandinh 08/05/2024 1030
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS

SKKN Nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS
 I. Lý do chọn đề tài:
 Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc phát triển nguồn nhân lực có 
đủ trình độ tri thức và phẩm chất đạo đức là trách nhiệm hết sức to lớn của 
ngành giáo dục. Ở Điều 2, Luật Giáo dục năm 2005 của nước ta có ghi: “Mục 
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, 
tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập 
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất 
và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ 
Quốc”.
 Trong giai đoạn hiện nay trên đà phát triển của nền kinh tế thị trường 
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể tránh khỏi sự du nhập của 
các nền văn hóa không lành mạnh tác động đến tư tưởng thanh thiếu niên, 
làm thoái hóa, biến chất đạo đức, lối sống và làm ảnh hưởng đến sự phát triển 
của đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. Do đó, giáo dục có vai trò 
quan trọng trong lịch sử của nhân loại nói chung và của đất nước Việt Nam 
nói riêng. Tuy rằng việc chấn hưng nền giáo dục Việt Nam đã được cải tiến 
và hoàn thiện như các nước trên Thế giới nhưng chúng ta không thể không lo 
sự tụt hậu của nó nhất là trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn hàng ngày, hàng 
giờ cho thấy sự khó khăn, sút kém khó đẩy lùi trong nền kinh tế - văn hóa - xã 
hội đang cần cảnh báo như: Chất lượng dạy và học chưa đảm bảo, chưa đáp 
ứng nhu cầu của xã hội đặt ra, đạo đức học sinh suy giảm, thanh, thiếu niên vi 
phạm pháp luật ngày càng tăng. Nguyên nhân thực tế của những hiện tượng 
trên là do: Công tác quản lý, sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục “nhà 
trường - gia đình và xã hội” chưa chặt chẽ, phụ huynh học sinh chưa quan tâm 
đến việc học của con, em mình, cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu, một bộ 
phận giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy, sự ân cần quan tâm 
đến các em còn qua loaChính vì thế mà dẫn đến những hiện tượng tiêu cực 
như: Học sinh thường đi học sớm la cà ở các quán, các tiệm chơi Game, lười 
 2 được điều này thì bản thân giáo viên chủ nhiệm phải vững về chuyên môn, 
kiên định mục tiêu lý tưởng của mình “yêu nghề, mến trẻ”, tận tâm, tận lực 
với công việc, thân thiện với học sinh, tích cực năng nổ trong công tác. Tuy 
nhiên, trong khi thực hiện công tác chủ nhiệm ngoài những thuận lợi thì bên 
cạnh đó cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc.
 Với tư cách là một người giáo viên, tôi luôn trăn trở làm sao để nâng 
cao chất lượng của học sinh thông qua công tác chủ nhiệm ở Trường THCS.
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu :
 1. Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm ở học sinh lớp 8.
 Thực trạng dạy học lớp 8 Trường THCS
 Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh về hai mặt giáo 
dục trong công tác quản lý chủ nhiệm.
 2. Phạm vi nghiên cứu:
 Nghiên cứu thực trạng về kết quả hai mặt giáo dục của học sinh và thử 
nghiệm các biện pháp đề xuất ở Trường THCS.
 3. Phương pháp nghiên cứu:
 - Nhóm các phương pháp nghiên cứu luận.
 - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Một số phương pháp nghiên cứu khác.
V. Kế hoạch thực hiện:
 Thời gian : Bắt đầu từ 01/9/2015 đến 08/3/2016
 B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
 4 quản lý lớp chủ nhiệm phải được kiểm tra thường xuyên, kịp thời nhằm nắm 
bắt được tình hình của lớp về học tập, tâm sinh lý của học sinh và từ đó đưa ra 
những biện pháp hữu hiệu, giúp các em lĩnh hội được tri thức, tiến bộ trong 
học tập, chuẩn mực ngôn phong, tác phong cho các em, để các em có đủ bản 
lĩnh vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của 
xã hội đặt ra “vừa hồng, vừa chuyên”, nhằm phát triển đất nước tiến lên theo 
con đường xã hội chủ nghĩa.
II. Thực trạng: 
 1. Thuận lợi:
 Được sự hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp 
vững về chuyên môn, đạo đức tác phong chuẩn mực, luôn năng nổ nhiệt tình 
sẵn sàng giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn.
 Bản thân có sức khỏe tốt, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chủ 
nhiệm, nắm được tình hình lớp ngay từ đầu năm học.
 Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo tốt cho việc thực 
hiện công tác giáo dục.
 Các bậc phụ huynh học sinh của lớp 7A ngày càng có trách nhiệm hơn 
trong công tác giáo dục, quản lý chặt chẽ trong học tập cũng như sinh hoạt 
hàng ngày của các em, hỗ trợ giúp đỡ nhà trường về mọi mặt để bộ mặt giáo 
dục của nhà trường ngày càng đi lên. 
 Đa số học sinh chú ý đến việc học tập, biết sửa đổi khi phạm sai lầm, 
chấp hành tốt nội quy trường, lớp.
 2. Khó khăn:
 Một số em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ phải đi làm thuê, làm 
mướn suốt ngày nên chưa quan tâm đến việc học của các em.
 6 Lao động của người giáo viên, lao động sư phạm là loại hình lao động 
đặc biệt; đối tượng lao động của người giáo viên là con người, là thế hệ trẻ 
đang lớn lên cùng với nhân cách của nó. Đối tượng này không phải là vật vô 
tri, vô giác như tấm vải của người thợ may, viên gạch của người thợ hồ hay 
khúc gỗ của người thợ mộc... mà là một con người rất nhạy cảm với những 
tác động của môi trường bên ngoài theo hướng tích cực và cả hướng ngược 
lại. Như vậy, người giáo viên phải nâng cao toàn bộ phẩm chất của người giáo 
viên, tạo được hình tượng tốt đối với học sinh là một yêu cầu tất yếu khách 
quan của xã hội như Mác đã nói: "Bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo 
dục". 
 Một là, người giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tác 
phong chuẩn mực, phải là người gương mẫu đi đầu trong công việc, lời nói 
phải đi đôi với việc làm, phải có sức khỏe tốt, năng nổ nhiệt tình. Chấp hành 
nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà 
nước, không vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, là 
một người có ích cho xã hội. Nói không với cái xấu, tội ác, thù hằn, hiềm 
khích, ghen tị đó là sự nêu gương để cho học sinh noi theo
 Hai là, luôn luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, làm sao 
để trở thành một kho tàng kiến thức để cho học sinh tìm hiểu và khai thác, 
chính điều này sẽ giúp giáo viên tiếp cận học sinh dễ dàng hơn và tìm hiểu 
tâm lý cũng như hoàn cảnh học sinh thuận lợi hơn. 
 Ba là, giáo viên chủ nhiệm phải có đức, điềm tĩnh, biết kiềm chế và kiên 
nhẫn, mới có thể lựa chọn dùng các phương pháp giáo dục đúng đắn, đừng thể 
hiện sự bực tức, có hành vi bạo lực là điều quan trọng, vì bạo lực sẽ đẻ ra bạo 
lực. Học sinh sẽ dùng hành vi đó để hành xử tiếp với người khác, hoặc ngay 
chính người giáo viên chủ nhiệm sẽ bị học sinh hành xử lại như thế.
 Bốn là, sẵn lòng giúp đỡ các em khi có hoàn cảnh khó khăn. Sống với 
một trái tim tràn ngập tình yêu thương sẽ giúp cho học sinh cảm thấy được là 
 8 Khi đã tạo được niềm tin, hình tượng tốt đối với học sinh thì việc tiếp 
cận đối với học sinh rất dễ dàng. Với thuận lợi đó giáo viên tìm hiểu thêm 
được tâm tư, nguyện vọng của các em, biết các em cần gi? Muốn gì? Và làm 
gì? Tuy nhiên, trong giao tiếp sự ân cần và tế nhị của giáo viên sẽ không làm 
bộc phát được những bản chất xấu của các em, do đó để rõ hơn bản chất của 
các em giáo viên phải tiếp cận thêm phụ huynh học sinh và những người xung 
quanh các em, từ đó mới đưa ra những phương pháp hợp lý để giáo dục các 
em. 
 Mục tiêu của phương pháp đặt ra trong năm học là tiếp cận những học 
sinh, gia đình học sinh yếu kém, học sinh cá biệt của lớp sau đó sẽ tiếp cận 
những đối tượng còn lại sao cho đến nửa đầu học kỳ II thì tất cả gia đình học 
sinh đều tiếp xúc đầy đủ.
 4. Tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ, có khoa học:
 Trong công tác quản lý lớp, việc phân công học sinh làm ban cán sự lớp 
sẽ rèn luyện cho các em có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn, linh hoạt, tự tin, rèn 
luyện kỹ năng sống cho các em, đồng thời đào tạo được một con người có bản 
lĩnh. 
 Ngoài ra việc phân công học sinh làm ban cán sự lớp còn giúp cho giáo 
viên chủ nhiệm quản lý tất cả các mặt nề nếp, đạo đức, tác phong, học tập, vệ 
sinh. . . khi giáo viên không đến lớp và nắm được tình hình của lớp hàng ngày 
chặt chẽ hơn.
 4.1. Cơ cấu tổ chức đội ngũ quản lý lớp
 Cơ cấu tổ chức đội ngũ quản lý lớp theo sơ đồ sau:
 Lớp trưởng
 10 Một chuyển đổi mới vai trò của lớp phó lao động và tổ trưởng là: Hàng 
ngày sau mỗi buổi học lớp phó lao động sẽ công bố và phân công khoảng 03 
thành viên trực vệ sinh lớp cho ngày sau theo thứ tự danh sách lớp thay vì 
trước đây theo cách cũ lớp phó lao động bàn giao cho tổ trưởng và tổ trưởng 
sẽ phân công thành viên trong tổ trực nhật. Còn vai trò của tổ trưởng là quản 
lý vấn đề đi lại của các bạn trong tổ từ nhà đến trường và từ trường tới nhà để 
phát hiện những hành vi sai lệch của các bạn ngoài giờ ở trường, đảm trách 
khâu nề nếp của tổ và kết quả học tập của tổ, đồng thời đề ra phương hướng, 
kiến nghị giải pháp lên giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm sẽ thống 
nhất phương án chung nhằm thúc đẩy các thành viên của tổ điều chỉnh theo 
hướng tích cực trong khâu nề nếp, học tập, đạo đức tác phong.
 Tóm lại, với cơ chế vận hành này, giáo viên chủ nhiệm dễ nắm bắt được 
tình hình của lớp kịp thời, các em học sinh sẽ tự giác, nâng cao được ý thức 
trách nhiệm của mình, giảm đi những hành vi vi phạm nội qui nhà trường, học 
sinh đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đồng thời sẽ rèn luyện cho các em là 
người có bản lĩnh, giải quyết được vấn đề khó khăn trong học tập và trong 
cuộc sống.
 5. Biết lắng nghe học sinh (là một nhà tư vấn tâm lý):
 Cũng như đã trình bày ở trên, lứa tuổi này rất thích tự khẳng định mình, 
các em luôn tìm tòi học hỏi và làm như người lớn, có những thắc mắc không 
thể giải bày cùng ai, hoặc có những em môi trường sống trong gia đình khó 
khăn về kinh tế, thiếu tình thương, sự qua tâm với nhau trong gia đình, nên có 
khi các em tự hành động mang tính mâu thuẫn, ấu trĩ. Do đó GVCN phải tiếp 
cận với các em, tạo niềm tin đối với các em, để là chỗ dựa tinh thần để cho 
các em giãi bày tâm sự, giúp các em giải tỏa căng thẳng tâm lý, phải biết lắng 
nghe và kiềm chế xúc cảm của mình, cần có thái độ cởi mở khi học sinh thắc 
mắc, nhằm tạo bầu không khí tâm lý vui tươi, lành mạnh từ đó sẽ giúp giáo 
viên thuận lợi trong công tác giáo dục nhân cách học sinh.
 12

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_cua_cong_tac_chu_nhiem_lop_nham_gop_p.doc