SKKN Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2, 3 trường Tiểu học Hà Huy Tập
Qua thực trạng cho thấy giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định về chất lượng học cũng như việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Làm tốt việc này là định hướng đúng để các em dễ dàng lựa chọn cái tốt, sống tích cực, nâng cao giá trị tinh thần, có trách nhiêm với công việc được giao.
Về giáo viên, đây chính là việc “ Tự học –Tự rèn” cho bản thân hoàn thiện mình về năng lực cũng như phẩm chất đạo đức, theo phương châm “Rèn thầy trước – luyện trò sau”
Về học sinh, thấy được nề nếp tốt giúp cho các em rèn kĩ năng nghe có hiệu quả, các hoạt động đạt hiệu quả cao, không khí lớp học thân thiện, các em không phải nói gào lên vì sợ ban không nghe được khi trao đổi ý kiến, có được kĩ năng sống tốt. Các em đều cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Về phía nhà trường, thấy được công tác chủ nhiệm chính là công tác quản lí của “Hiệu trưởng nhỏ” trong phạm vi một lớp nhưng nếu giáo viên nào cũng làm tốt thì chất lượng học cũng như mọi phong trào luôn đạt hiệu quả cao. Được phụ huynh tin yêu khi con em học dưới mái trường Tiểu học Hà Huy Tập.
Về phía phụ huynh học sinh, họ thấy được con họ đến trường không chỉ được học chữ mà còn được học cách làm người, rèn được kĩ năng sống tốt. Từ đó họ sẵn sàng hợp tác trong việc giáo dục học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2, 3 trường Tiểu học Hà Huy Tập
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đề tài chỉ rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm gì, làm như thế nào, trách nhiệm đặt ở vị trí nào, để giáo dục học sinh trở thành con người không những có kiến thức tốt mà các em còn có phẩm chất đạo đức tốt, có được kĩ năng sống tốt để làm vốn sống. I.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 2,3 trường Tiểu học Hà Huy Tập huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk, các năm học: 2011 – 2012, 2012 – 2013, 2013 – 2014 và học kì I năm học 2014 – 2015. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Học sinh trường Tiểu học Hà Huy Tập, các năm học: 2011 – 2012, 2012 – 2013, 2013 – 2014 và học kì I năm học 2014 – 2015. I.5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp tích hợp b. Phương pháp quan sát c. Phương pháp đàm thoại d. Phương pháp phỏng vấn e. Phương pháp kiểm tra, đánh giá. II. Phần nội dung II.1.Cơ sở lí luận Để góp một phần nhỏ của bản thân vào việc xây dựng nền giáo dục hướng tới hiện đại, đào tạo ra con người lao động có đủ năng lực cả về kiến thức lẫn kỹ năng sống. Để làm tốt nhiệm vụ cao cả đó trước hết người giáo viên phải luôn luôn rèn luyện mình mới có được phẩm chất đạo đức tốt, thật sự xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Là điểm sáng, là thần tượng, là người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học. Đặc biệt, ở cấp Tiểu học tâm sinh lí lứa tuổi của các em còn non nớt nên cần sự định hướng của thầy nhiều hơn. Cách hướng dẫn của thầy cũng phải cụ thể hơn. Làm thì dễ nhưng để làm đúng, làm tốt thì không phải chỉ bằng suy nghĩ mà làm được. Người thầy phải có được thái độ, trách nhiệm, hành động thiết thực mới làm cho các em dễ 2 Đa số phụ huynh đều là dân kinh tế mới ruộng nương ít, phải đi làm thuê nên việc quan tâm đến con của một số gia đình còn có phần hạn chế. Một phần ba học sinh của lớp có hoàn cảnh khó khăn có em một mình mẹ nuôi, em thì ông bà nuôi vì cả bố và mẹ đều có cuộc sống riêng. Đặc biệt có một em bố mất mẹ đi lấy chồng phải ở với nhà chùa. Các em còn nhỏ nên phải giám sát cụ thể hơn, mất nhiều công sức hơn so với bậc trung học cơ sở. b. Thành công, hạn chế - Thành công Học sinh đã làm chủ được mình trong các hoạt động, nề nếp tự quản rất tốt, hội đồng tự quản của lớp đã điều khiển được lớp sinh hoạt đầu giờ đi vào nề nếp và thực hiện các hoạt động học tập có hiệu quả. Xây dựng được mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở thành người cùng đồng hành trong việc thực hiện mọi hoạt động giáo dục. Hầu hết các em biết trình bày ý kiến của mình trước lớp một cách tự tin. Kết quả học tập của từng em được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt các em đều biết mình phải làm gì khi đến lớp; luôn gần gũi, hòa nhã, thân thiện với bạn bè, lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi. - Hạn chế Mặc dù đã có được những thành công trong công tác chủ nhiệm lớp song trong quá trình thực hiện do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn của một số em và sự quan tâm của một số gia đình còn hạn chế nên tôi còn phải vất vả nhiều trong việc giáo dục các em. c. Mặt mạnh, mặt yếu - Mặt mạnh Ban giám hiệu luôn có kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm vì giáo viên chính là “Hiệu trưởng nhỏ” quản lí một lớp học do mình phụ trách”. 4 Học sinh học theo hình thức tương tác lấy học sinh làm trung tâm nên việc tổ chức lớp học cũng được thay đổi, đòi hỏi công tác chủ nhiệm phải năng động, sáng tạo hơn. Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, nhiệt tình trong công tác có ý chí học hỏi vươn lên, luôn biết lắng nghe có chọn lọc để hoàn thiện mình. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đề ra. Qua thực trạng cho thấy giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định về chất lượng học cũng như việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Làm tốt việc này là định hướng đúng để các em dễ dàng lựa chọn cái tốt, sống tích cực, nâng cao giá trị tinh thần, có trách nhiêm với công việc được giao. Về giáo viên, đây chính là việc “ Tự học –Tự rèn” cho bản thân hoàn thiện mình về năng lực cũng như phẩm chất đạo đức, theo phương châm “Rèn thầy trước – luyện trò sau” Về học sinh, thấy được nề nếp tốt giúp cho các em rèn kĩ năng nghe có hiệu quả, các hoạt động đạt hiệu quả cao, không khí lớp học thân thiện, các em không phải nói gào lên vì sợ ban không nghe được khi trao đổi ý kiến, có được kĩ năng sống tốt. Các em đều cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Về phía nhà trường, thấy được công tác chủ nhiệm chính là công tác quản lí của “Hiệu trưởng nhỏ” trong phạm vi một lớp nhưng nếu giáo viên nào cũng làm tốt thì chất lượng học cũng như mọi phong trào luôn đạt hiệu quả cao. Được phụ huynh tin yêu khi con em học dưới mái trường Tiểu học Hà Huy Tập. Về phía phụ huynh học sinh, họ thấy được con họ đến trường không chỉ được học chữ mà còn được học cách làm người, rèn được kĩ năng sống tốt. Từ đó họ sẵn sàng hợp tác trong việc giáo dục học sinh. Về xã hội có được một thế hệ trẻ đủ đức lẫn tài để phục vụ Tổ quốc. II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6 tính tích cực trong mọi hoạt động mà các em tham gia; luôn có thái độ thân thiện với mọi người. - Cách thực hiện giải pháp, biện pháp Vai trò của giáo viên chủ nhiệm Trước hết, chúng ta phải khẳng định vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng, chi phối toàn bộ quá trình phát triển của học sinh. Chính lẽ đó mà người thầy phải thực sự là một tấm gương tự học và sáng tạo để các em noi theo. Có như vậy mới xứng đáng là người định hướng, là nơi các em đặt niềm tin, là người bạn cùng đồng hành đáng tin cậy của các em. Từ đó các em sẽ làm tốt bổn phận của người học mà không cần phải nhắc nhở nhiều. Là người thầy cần xem con trẻ như con của mình thì bất kì khó khăn nào cũng vượt qua. Chúng ta tuyệt đối không được coi nhẹ tinh thần trách nhiệm của người thấy. Biết sử dụng nhiều hình thức, biện pháp phong phú phù hợp với lứa tuổi của các em. Trong quá trình giáo dục phải vừa dạy, vừa dỗ nhưng phải có tính kỉ luật để giáo dục có hiệu quả mà không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần học sinh, có sự thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng em. Thường xuyên khích lệ các em thi đua với các lớp khác về kết quả học, kết quả tham gia các phong trào và nề nếp tự quản của lớp. Có khả năng vạch ra kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp với tình hình của lớp dựa trên kế hoạch chung của trường. Có năng lực quản lí, tổ chức thực hiện các hoạt động đạt mục tiêu. Luôn công tâm với học sinh, không được phân biệt đối xử học sinh theo cảm tính. Phải biết “ Mềm nắn, rắn buông”, không cứng nhắc đồng loạt đối với tất cả các đối tượng. - Thường xuyên trao đổi vời các giáo viên dạy bộ môn và giáo viên Tổng phụ trách để nắm bắt tình hình của lớp đồng thời trao đổi ý kiến để có được cách giáo dục phù hợp đối với từng đối tượng học sinh của lớp có hiệu quả cao. Phản ánh những ý kiến, nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay chưa đồng tình đối với những chủ trương, quy định của nhà trường 8 nơi ở của từng học sinh, biết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, sẵn sàng hỗ trợ lớp và trường khi thực hiện các phong trào) - Thông qua thời khóa biểu học ở lớp để các bậc phụ huynh nắm bắt được các môn học cụ thể của từng ngày, tiện cho việc nhắc nhở và kiểm tra con em ở nhà. - Hướng dẫn phụ huynh cùng với con lập thời gian biểu phù hợp với thời gian sinh hoạt của từng gia đình. Nhằm giúp các em thực hiện tốt các hoạt động ở nhà tiện cho việc kiểm tra, đôn đốc của cha mẹ. Thời gian biểu dành cho lớp học hai buổi/ ngày để phụ huynh tham khảo Thời gian Công việc thực hiện Từ thứ hai đến thứ sáu * 6 giờ - Thức dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng * 6 giờ 30 phút - Đi học * 11 giờ - Ăn trưa * 11 giờ 30 phút - Ngủ trưa * 13 giờ 15 phút - Thức dậy * 13 giờ 30 phút - Đi học * 17 giờ - Giải trí hoặc giúp bố mẹ như quét nhà, , tắm gội * 18 giờ - Ăn cơm tối * 18 giờ 30 phút - Giải trí * 19 giờ - Chuẩn bị đồ dùng, sách vở ngày mai * 20 giờ 30 phút - Đánh răng, đi ngủ - Hướng dẫn công việc cùng các em thực hiện bài tập ứng dụng ở nhà và cách xử lý vướng mắc nếu gặp. Nhắc nhở phụ huynh nên hướng dẫn để các em biết tự làm những công việc vừa sức chứ không nên làm thay các em. Liên hệ 10 Sau khi nắm bắt được hoàn cảnh, năng lực và tâm tư, nguyện vọng của từng em. Giáo viên thực hiện theo cách sau: + Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn giáo viên động viên, chia sẻ hỏi xem các em cần giúp gì không? Nếu thiếu đồ dùng, giáo viên có thể liên hệ với thư viện để hỗ trợ các em. Phát động các phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”. Tận dụng đồ con, cháu không mặc nữa cho các em. Thường xuyên quan tâm theo dõi giúp đỡ các em khi các em gặp phải khó khăn. Gặp riêng phụ huynh để bàn bạc và khuyên họ khắc phục khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập. Đặc biệt giao việc tập thể phù hợp với năng lực để các em thực hiện, tránh làm các em phải mặc cảm hoàn cảnh khó khăn của mình. VD: Em Đặng Thị Thúy Trinh , Trinh là con thứ ba trong gia đình có sáu người con. Gia đình có hoàn cảnh rất đặc biệt. Tuy bố mẹ em còn trẻ, năm 2007 đi làm ăn ở Gia Lai không may cháy rừng nên đã dẫn tới nhà bị cháy không còn gì nữa. Trở lại Đắk Lắk sinh sống hoàn cảnh gia đình lại càng khó khăn hơn. Hiện nay, bố mẹ đi sang Gia Lai tiếp tục làm thuê để kiếm tiền nuôi các con ăn học, một năm về hai lần. Sáu chị em ở nhà với nhau, tự chăm sóc nhau. Khi tìm hiểu biết hoàn cảnh của em tôi đã gọi điện cho bố mẹ em trước hết là để chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của gia đình, sau đó trao đổi về tình hình học tập của Trinh và cần sự quan tâm của bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày khi mà các em phải tự lo mọi sinh hoạt mà không có bố mẹ ở gần. Đối với em tôi luôn gần gũi, thân thiện, tôi thường hỏi em những câu chuyện vui để tạo cho em mạnh dạn trong giao tiếp. Trong học tập tôi luôn chỉ cho em nhẹ nhàng để từ đó giúp em tự tin hơn trong học tập. Thỉnh thoảng giờ ra chơi tôi tết tóc cho em, để dạy em biết gọn gàng sạch sẽ. Lâu lâu tôi mua một ít quà ghé nhà em chơi vừa xem tình hình của em ở nhà, vừa để động viên mấy chị em Trinh cố gắng trong cuộc sống. Khi cô thư viện thông báo nộp sổ hộ nghèo tôi biết là bố mẹ đi vắng, chị gái lớn nhất học lớp 8, buổi sáng đi bán hàng thuê đến 11h mới về nấu cơm 12
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_nham.doc