SKKN Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Lớp 5A trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
- Mô hình VNEN khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của ngành và của chính quyền địa phương.
- Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để chúng tôi hoàn thành tốt công việc của mình đúng theo tinh thần VNEN.
- Cơ sở trường lớp khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, máy quạt, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện.
- Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình VNEN tại tỉnh.
- Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát đầy đủ và trong tài liệu có tranh ảnh rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập.
- Phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh, quan tâm giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp.
- Học sinh lớp 5 các em đã lớn và chăm học, ngoan nên trong quá trình học các em đều rất sôi nổi và tự giác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Lớp 5A trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Dự án Mô hình trường học mới VNEN là Dự án về Giáo dục nhằm xây dựng và nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển của Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN. Các Sở - Phòng Giáo dục đang thực hiện dạy thử nghiệm mô hình trường học mới cho một số trường trên toàn quốc. Từ năm học 2012 - 2013 trường tôi được chọn dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới (VNEN) nhằm tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục. Bản thân tôi được trực tiếp thực hiện giảng dạy lớp 4 và lớp 5 theo mô hình này. Điều đó tạo cơ hội cho nhà trường và bản thân tôi được tiếp tục học hỏi thêm nhiều điều hay và mới ở Mô hình trường học mới này, nhưng thách thức cũng không phải là ít. Chính vì vậy tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” để nghiên cứu và vận dụng trong năm học này. II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Nhằm giúp Hội đồng tự quản của lớp tự tin, nâng cao về năng lực quản lí, giám sát, điều hành các hoạt động. Giáo dục rèn luyện các em có thêm kiến thức bổ trợ về các kĩ năng, kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường và trong cuộc sống hàng ngày. Các giáo viên chủ nhiệm nắm được các kiến thức cơ bản để hướng dẫn cho các em và tổ chức thành lập, rèn luyện được Hội đồng tự quản mạnh về mọi mặt. III. Đối tượng nghiên cứu Sáng kiến này được nghiên cứu cho các lớp học theo Mô hình lớp học VNEN ở trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai năm học 2014-2015. IV. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” ở lớp 5A trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. V. Phương pháp nghiên cứu - Một số phương pháp được vận dụng nghiên khi cứu như: Điều tra, quan sát, vấn đáp, hội thảoKhi triển khai thí điểm sáng kiến đã tổ chức rút kinh nghiệm sau đó tư vấn, hỗ trợ những vấn đề cần điều chỉnh. B. NỘI DUNG I.Cơ sở lí luận: Mô hình trường học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới Giáo dục Quốc tế. Vận dụng cách làm của Giáo dục Colombia một cách sáng tạo phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của Giáo dục Việt Nam. Mô hình này đã tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Học sinh học không thụ động mà bắt buộc phải trao đổi, tìm tòi kiến thức với giáo viên và các bạn học trong lớp. Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 2 ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục b. Hạn chế Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh, không phải học sinh nào cũng có khả năng lãnh đạo được cả tập thể, có nhiều em còn nhút nhát. Vì thế để lựa chọn ra được một Ban tự quản để giúp giáo viên điều hành lớp thì vẫn là một việc làm phải tốn rất nhiều thời gian. 3.Mặt mạnh, mặt yếu a. Mặt mạnh - Giáo viên đã thành thạo với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN, chủ động , linh hoạt sáng tạo trong mỗi yêu cầu của từng bài học, có nhiều tiết học thành công được Sở và Phòng Giáo dục đánh giá tốt. - Phụ huynh đã tích cực tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, của lớp. - Các nhóm trưởng phát huy được hết khả năng của mình điều hành nhóm tham gia vào các hoạt động học tập đạt hiệu quả. Hội đồng tự quản linh hoạt hoạt, chủ động sáng tạo trong việc quản lí điều hành các hoạt động của lớp. b. Mặt yếu - Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh có cơ hội nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác. Một vài em luôn quen nghe theo sự chỉ dẫn của giáo viên nên khi các bạn trong Ban tự quản hướng dẫn thì lại không nghe và ngồi nói chuyện chưa quan tâm đến nội dung của bài học. 4.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Mô hình trường học mới VNEN được áp dụng từ ba năm nay đến đây cũng chỉ mới bước sang năm thứ tư dạy thử nghiệm, việc vận dụng sáng tạo của cả giáo viên và học sinh còn đang trên bước đường trải nghiệm nên cũng còn nhiều hạn chế. Hội đồng tự quản vẫn còn đang phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn, điều hành của giáo viên. Các em vẫn chưa thực sự năng động, chưa giám sát điều hành nhóm, lớp hoạt động tốt để mang lại hiệu quả. 5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. a.Thành lập ban hội đồng tự quản : Nhà trường thông báo tới giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. Lấy ý kiến tư vấn của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh .Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng . Đăng ký danh sách ứng cử, đề cử. Ứng cử viên trình bày đề xuất hoạt động. Giáo viên, học sinh tổ chức bầu cử Chủ tịch và phó chủ tịch được bầu thành lập các ban của hội đồng. Trong quá trình thành lập HĐTQ, giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được tự tranh cử vào các vị trí Chủ tịch và Phó chủ tịch, đây là một trong những bước phát hiện học sinh mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 3 tháng thử nghiệm. Việc lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch là vô cùng quan trọng, đây chính là những người giúp giáo viên rất nhiều trong việc quản tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Sau đó, HĐTQ tự mời các thành viên tham gia vào các ban do HĐTQ điều hành. Nhưng muốn làm được điều này, đầu năm học sau khi nhận danh sách lớp, giáo viên trao đổi ngay với giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 4 ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục III. Giải pháp, Biện pháp. 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh. Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường. Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh. Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Hội đồng tự quản học sinh: Thành lập vì học sinh, cho học sinh, bởi học sinh; học sinh tự bầu, tự tổ chức, tự quản. Tự xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động. Tự điều hành hoạt động. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp a. Phát huy vai trò của một nhóm trưởng Học theo mô hình VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho học sinh ngồi đối diện nhau. Học sinh tự thảo luận, tự tìm khúc mắc và tự đưa ra phương án giải quyết. Mỗi nhóm có 4 đến 6 học sinh, ngồi quây tròn, mỗi bạn đều được đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời. Những tuần học đầu giáo viên đóng vai trò nhóm trưởng cùng tham gia điều hành các hoạt động của nhóm, nhằm giúp các em nắm được vai trò, nhiệm vụ của nhóm trưởng và các thành viên trong các hoạt động cần phải làm gì? Ví dụ: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm đôi nhóm trưởng biết nêu yêu cầu, phân công nhiệm vụ để các bạn làm bài và kiểm tra kết quả lẫn nhau, nhóm trưởng báo cáo kết quả với giáo viên, đối với hoạt động nhóm lớn, nhóm trưởng biết nêu yêu cầu của hoạt động, biết hỏi ý kiến, lắng nghe ý kiến và thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một. Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục tiêu: - Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào đọc xong thì giơ tay lên) - Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất - Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai. (Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để giáo viên biết đến kiểm tra). Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng. Vì vậy, người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không phải vai trò là một người giáo viên. Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 6 ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bạn mình, xem bạn khúc mắc chỗ nào, muốn làm được trước hết phải làm gì? Cuối cùng như thế nào? (Kĩ năng này cần lưu ý thành viên Hội đồng tự quản tránh bảo bạn ngay kết quả đúng, nếu làm như vậy sẽ không có tác dụng). + Nhìn chung để hướng dẫn Hội đồng tự quản làm tốt kĩ năng này đòi hỏi cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không phải ngày một ngày hai mà làm được. Để có một thành viên có thể hướng dẫn được bạn điều đầu tiên phải có kiến thức bài học, thứ hai biết cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thực tế đã có nhiều trường hợp thành viên Hội đồng tự quản bảo luôn kết quả để bạn viết vào cho xong nhiệm vụ. - Kĩ năng nhận xét, đánh giá: Mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản cần nắm được cách nhận xét, đánh giá bạn trong các hoạt động. Giáo viên đưa ra lời nhận xét mẫu, hướng dẫn các em học hỏi cách làm của thầy cô. Khi bạn làm đúng, có thái độ tích cực, tiến bộ thì nhận xét những ý như thế nào và khi bạn làm chưa đúng, chưa tốt thì nhận xét như thế nào. Nhận xét cần ngắn gọn, đúng ý, nhẹ nhàng, cởi mở và thiện cảm. Sau mỗi lần bạn được đánh giá, nhận xét bạn cảm thấy mình được người khác giúp đỡ mình và sau đó bạn thể hiện thái độ cầu thị, thân thiện và tiến bộ. Có thể những lời nhận xét như: Hôm nay bạn học rất tốt tuy nhiên nếu bạn cần cố gắng một chút nữa thì thật tuyệt vời; Cậu cố lên có các bạn sẽ hỗ trợ cho cậu... c. Các Hội đồng tự quản tư vấn, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau cách điều hành lớp học Tổ chức cho các Hội đồng tự quản lớp Hội thảo tập trung dưới sự dẫn dắt của các giáo viên chủ nhiệm về cách điều hành, quản lí lớp. Cho các em nêu các ý kiến, quan điểm của mình về các cách tổ chức hoạt động, các em làm mẫu và rút ra những bài học trên cơ sở đó giáo viên kết luận và phổ biến rộng rãi. Xây dựng kế hoạch cho các Hội đồng tự quản qua một số hoạt động thực tế. Giáo viên chủ nhiệm thiết kế phiếu đánh giá hiệu quả của Hội đồng tự quản đã làm để cho các em nhận xét sau mỗi lần học tập bạn. Dùng phiếu sau: Kĩ năng giao Kĩ năng quan sát Kĩ năng nhận xét nhiệm vụ điều hành đánh giá Hội đồng tự quản Bạn Bạn làm Bạn làm Bạn làm Bạn làm Bạn làm làm tốt khá tốt tốt khá tốt tốt khá tốt Chủ tịch Hội đồng Phó CT HĐTQ 1 Phó CTHĐTQ 2 Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 8
File đính kèm:
- skkn_mot_vai_bien_phap_phat_huy_tot_vai_tro_cua_hoi_dong_tu.doc