SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 4B trường Tiểu học số 2 Liên Thủy

Quán triệt Chỉ thị của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, theo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy, trường tôi xác định nhiệm vụ chung của năm học 2017-2018 là: Tiếp tục đổi mới về tổ chức quản lí ở tiểu học. Công tác quản lí theo hướng "Dân chủ, kỉ cương, đổi mới và hiệu quả": Nâng cao chất lượng đội ngũ và cán bộ quản lí giáo dục, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành trong giai đoạn mới,... Áp dụng mô hình dạy học đổi mới theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, người thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn diện Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi một giáo viên phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của lớp mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Mặt khác, trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được cải thiện hơn, chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác động ít nhiều đến nhận thức, hiểu biết của các thế hệ học sinh. Cho nên chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lý trí, bôi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, chúng ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, các tệ nạn xã hội như: văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy, trò chơi điện tử đang kéo các em ra khỏi sách vở, nhà trường …
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, nhiệt tình trong lao động, sống có trách nhiệm, giàu lòng yêu thương con người, có ý thức tự giác học tập tích cực, năng động, sáng tạo, có đủ kiến thức kỹ năng cơ bản của cấp học làm nền tảng giúp các em tự tin bước tiếp ở các bậc học sau. Muốn làm được điều đó, tôi thiết nghĩ cần phải xây dựng nền nếp lớp học thật tốt để nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của học sinh, góp phần giúp các em phát triển toàn diện.
doc 10 trang phandinh 08/05/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 4B trường Tiểu học số 2 Liên Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 4B trường Tiểu học số 2 Liên Thủy

SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 4B trường Tiểu học số 2 Liên Thủy
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 **************
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
XÂY DỰNG NỀN NẾP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP.
 Họ và tên: Châu Thị hồng Tú
 Chức vụ công tác: Giáo viênTiểu học chính
 Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Số 2 Liên Thủy
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2019.
 ************** pháp cụ thể, sát thực với đối tượng học sinh của lớp trong suốt năm học. Đến nay, đã 
có kết quả nên tôi viết lại những kinh nghiệm của mình đã làm được.
 B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
 Đầu năm học 2018 – 2019, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4B. Lớp tôi chủ 
nhiệm có 25 học sinh, 12 nam và 13 nữ. Ngay trong tuần lễ đầu năm học, tôi quan sát, 
tìm hiểu và nhận thấy lớp có nhiều học sinh ngoan, có ý thức trong học tập cũng như 
các hoạt động. Phụ huynh mua sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ. Ban cán sự lớp nhiệt 
tình. 
2. Khó khăn:
 Có nhiều học sinh thường xuyên quên sách vở. Nhiều em đi học muộn vào buổi 
sáng nên không có thời gian truy bài hay trực nhật, vệ sinh lớp học. Ngược lại, buổi 
chiều các em lại đi học quá sớm gây ồn ào, mất trật tự. Cá biệt có học sinh hay nghỉ 
học không có lí do đó là em Hồ Đăng Tuấn và một số em hay quậy phá trong giờ học. 
Trong giờ học hay khi sinh hoạt tập thể các em chưa nghiêm túc. Kết quả khảo sát chất 
lượng 2 môn Toán và Tiếng Việt còn thấp.
3. Nguyên nhân: 
 Qua tìm hiểu, tôi tìm ra nguyên nhân của thực trạng trên như sau:
- Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp gia đình làm việc, ít dành thời gian 
cho việc học tập.
- Một số phụ huynh đi làm ăn xa theo mùa vụ, phải bươn chải cuộc sống, ít có điều 
kiện để quan tâm chăm sóc con cái. 
- Một số học sinh chưa có ý thức học tập, còn ham chơi, rủ rê lôi kéo bạn bè.
- Để khắc phục được thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp 
sau:
4. Kết quả điều tra đầu năm học:
 Kết quả khảo sát đầu năm của lớp năm học 2017 - 2018:
 Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu
 25 em SL % SL % SL % SL %
 Toán 1 4 4 14 13 52 7 28
 Tiếng Việt 6 24 6 24 8 32 5 20
II. BIỆN PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
5. 1. Thu thập thông tin học sinh.
- Trước hết tôi nắm thông tin học sinh qua xem kết quả các mặt giáo dục của từng em 
trong học bạ của năm học trước.
- Tiếp theo là tiếp xúc với học sinh, qua trao đổi các em đã thông tin cho tôi biết lớp 
mình năm vừa rồi có bạn nào yếu? Yếu môn gì? Bản thân em còn vướng mắc kỹ năng 
nào? - Và tôi biết được những em ngoài giờ học ở trường, khi về nhà là các em thường 
xuyên đi chơi, la cà trên đường đi học từ đó dẫn đến sao nhãng việc học ở nhà và khi 
đến trường học tập thụ động nên kết quả học tập, rèn luyện không cao.
- Có thể chỉ ra một vài em như: em trên đường về em thường vào chơi trò chơi điện tử 
và lôi kéo, rủ rê các bạn khác, em bố mất, mẹ đi làm ăn ở miền Nam, em ở với bà 
ngoại đã già, nên không thể quản lí nổi sinh hoạt của em ... Đã chuẩn bị tốt bằng các 
hoạt động nắm thông tin về kiến thức, kỹ năng, hành vi đạo đức của từng em, trên cơ 
sở đó tôi tiến hành giải pháp phù hợp. 
 Đối với các em tôi đều đến nhà tìm hiểu lí do được biết: em chủ quan không thích 
đi học, bố mẹ lại không hiểu tầm quan trọng của việc đi học đều nên không nhắc nhở, 
bảo ban em. Tôi gặp phụ huynh trao đổi đề nghị phụ huynh kết hợp giáo dục em. Đối 
với em rên đường về em thường vào chơi trò chơi điện tử và lôi kéo, rủ rê các bạn 
khác, tôi gặp riêng em khuyên nhủ, bảo ban gợi ở em tình yêu thương bố mẹ đã vất vả 
làm ăn nuôi em ăn học...Kết quả các em đã đi học đều, rời xa trò chơi điện tử, chú tâm 
vào việc học. Và tôi cũng lấy đó làm gương cho các bạn học sinh khác trong lớp.
5. 2. Tổ chức lớp học: 
- Công việc kế tiếp của tôi là sắp xếp chỗ ngồi và họp bầu ban cán sự lớp. Việc xếp 
chỗ ngồi cũng là vấn đề mà tôi phải cân nhắc, làm sao để các em ngồi chung bàn 
không làm mất trật tự, hỗ trợ nhau trong việc học theo nhóm, xếp các đối tượng học 
sinh đồng đều giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng nhau phấn đấu tốt 
hơn. Việc bầu Ban cán sự lớp, tôi để các em tự bầu trên cơ sở các em đã tiếp xúc từ 
năm học trước và điều này tôi hoàn toàn tin tưởng ở các em. Sau đó cùng cả lớp thảo 
luận về nội quy của nhà trường và nội quy của lớp học, quy định về thưởng, phạt.... Tất 
cả các em đều được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các 
em thấy khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Để học sinh dễ nhớ 
và Ban cán sự lớp dễ theo dõi, tôi dán Bảng nội quy ở vị trí phù hợp, dễ nhìn.
- Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp và các tổ trưởng được tôi quy định rất cụ thể :
+ Chủ tịch Hội đồng tự quản: Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa 
các tổ, điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về 
mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng cho giáo viên chủ nhiệm. 
+ Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách học tập: Điều hành lớp chữa bài tập, luyện 
đọc, rèn chữ trong 15 phút đầù giờ, cùng với lớp trưởng trong Hội đồng tự quản điều 
hành lớp học trong các tiết học ứng dụng mô hình trường học mới.
+ Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách Văn- Thể- Mĩ: điều hành tổ chức theo dõi, 
tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa giờ do Liên Đội hay 
Nhà trường tổ chức.
+ Các ban: Tôi thành lập 6 ban như sau: Ban học tập, Ban Văn nghệ, Ban Nề nếp, Ban 
Sức khỏe vệ sinh, Ban Thư viện, Ban Đối ngoại. Mỗi ban có một trưởng ban phụ trách 
mỗi công việc riêng theo hoạt động của lớp, cuối tuần báo cáo kết quả công việc với 
Chủ tịch Hội đồng tự quản và Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản để tổng hợp, báo cáo vào 
tiết sinh hoạt lớp.
+ Các nhóm trưởng : Theo dõi các hoạt động của nhóm như trực nhật, vệ sinh, thực 
hiện nội quy, nắm kết quả học tập của từng bạn, xếp loại đánh giá các bạn trong nhóm 
mình và báo cáo cho các trưởng ban tổng hợp. 5.6. Công tác phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường
- Đối với Nhà trường: Ngoài việc giảng dạy trên lớp, tôi nắm bắt tình hình của lớp và 
luôn trao đổi với nhà trường về tình hình của học sinh, tiếp thu kế hoạch của nhà 
trường để triển khai công việc cho các em vào các tiết sinh hoạt. Thường xuyên trao 
đổi với giáo viên bộ môn, nắm bắt thông tin kịp thời những mặt tồn tại của lớp, những 
cá nhân xuất sắc, những biểu hiện tiêu cực để kịp thời uốn nắn. 
- Phối hợp với Liên đội: Tôi nắm lịch hoạt động của Liên đội thông qua đại hội Liên 
đội và kế hoạch từng kì, từng tháng để định hướng cho Sao Nhi đồng xây dựng kế 
hoạch hoạt động theo quy định và các phong trào thi đua theo chủ đề, chủ điểm. Tổ 
chức cho học sinh tham gia tốt các phong trào thi đua, tham gia các cuộc thi tìm hiểu 
do các cấp tổ chức, tham gia đọc sách ở thư viện...nhằm hướng các em có ý thức cao 
trong học tập và có lối sống lành mạnh.
- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh: Ngoài các kì họp phụ huynh, tôi liên hệ 
chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh một mặt để quản lí giờ giấc học tập, cách 
ứng xử ở nhà, với mọi người xung quanh; mặt khác huy động mọi lực lượng xã hội 
cùng tham gia vào việc quản lí học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh để học sinh 
phát triển toàn diện.
III. KẾT QUẢ:
- Qua quá trình thực hiện các giải pháp trên, tôi đã xây dựng được một lớp học có nền 
nếp tốt. Nhờ đó các hoạt động học tập cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp được nâng 
lên rõ rệt. 
*Về số lượng:
- Duy trì sĩ số 25/25, học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ.
*Về chất lượng:
- Kiến thức, kĩ năng:
-Chất lượng kiểm tra định kì cuối năm học 2017- 2018: 
 + Môn học đánh giá bằng điểm số:
 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5
 Tổng số HS
 25 em SL % SL % SL % SL %
 Toán 4 12 18 72 3 12 0 0
 Tiếng Việt 18 72 7 28 0 0 0 0
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét: Hoàn thành 100%
-Năng lực: Đạt 100%
-Phẩm chất: Đạt 100%
*Chất lượng tham gia các hội thi:
+Thi nét chữ nết người: 
+Có 05 em được chọn tham gia dự thi . Có 02 em giải hìt, 03 giải ba chất lượng chữ 
viết của lớp đảm bảo quy trình và ôn định
+Thi văn nghệ
Lớp đạt giải nhì.
3. Các hoạt động của đội: Tổng sắp các hoạt động của đội đạt giải ba toàn trường.
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động Thể dục- thể thao. 100% học sinh thuộc bài 
thể dục và múa hát giữa giờ. Có ý thức phòng chống tai nạn giao thông tốt, đi đúng PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
* Phạm vi nghiên cứu 
II. Điểm mới của đề tài
 PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi: 
2. Khó khăn:
3. Nguyên nhân: 
4. Kết quả điều tra năm học 
II. BIỆN PHÁP ....................
III. Kết quả: 
 PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
2. Những kiến nghị, đề xuất:

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_nen_nep_trong_cong_tac_chu.doc