SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp ở Lớp 2 trường Tiểu học Mỹ Thủy

Quán triệt Chỉ thị của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, theo Hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy, trường tôi xác định nhiệm vụ chung của năm học 2017-2018 là: Tiếp tục đổi mới công tác quản lí theo hướng "Dân chủ, kỉ cương, đổi mới và hiệu quả", nâng cao chất lượng đội ngũ và cán bộ quản lí giáo dục, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành trong giai đoạn mới,... Và một trong những nhiệm vụ trọng tâm là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi một giáo viên phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của lớp mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Mặt khác, trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được cải thiện hơn, chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác động ít nhiều đến nhận thức, hiểu biết của các thế hệ học sinh. Cho nên chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lý trí, bôi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, các tệ nạn xã hội như: văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy, trò chơi điện tử đang kéo các em ra khỏi sách vở, nhà trường …
doc 12 trang phandinh 08/05/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp ở Lớp 2 trường Tiểu học Mỹ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp ở Lớp 2 trường Tiểu học Mỹ Thủy

SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp ở Lớp 2 trường Tiểu học Mỹ Thủy
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỀN NẾP 
 TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 Họ và tên: Lê Thị Thúy Tùng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học MỹThủy
 Lệ Thủy, tháng 5 năm 2018 thực tế hơn 20 năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm cho thấy: lớp có nền 
nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và 
lao động. Mặt khác, nền nếp lớp tốt sẽ làm tăng chất lượng dạy và học đồng 
thời rèn luyện cho học sinh đạo đức tác phong tốt góp phần hình thành nhân 
cách cho các em. Đó là lý do mà tôi chọn sáng kiến: “Một số kinh nghiệm xây 
dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp ” làm đề tài nghiên cứu.
 1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Qua tìm hiểu, bản thân cũng biết đã có nhiều anh chị đồng nghiệp đã 
nghiên cứu về chuyên đề công tác chủ nhiệm lớp. Nhưng mỗi trường, mỗi khối 
lớp, mỗi lớp đều có thực tế khác nhau nên bản thân tôi chú trọng nghiên cứu 
kinh nghiệm xây dựng nền nếp lớp học tại lớp 2B của trường mà bản thân tôi 
chủ nhiệm trong năm học 2017-2018. Tôi đã nghiên cứu ngay trong tháng đầu 
tiếp xúc lớp và vận dụng những biện pháp cụ thể, sát thực với đối tượng học 
sinh của lớp trong suốt năm học. Đến nay, đã có kết quả nên tôi viết lại những 
kinh nghiệm của mình đã làm được.
 2. Phần nội dung
 2.1 Thực trạng của lớp học:
 Đầu năm học 2017 – 2018, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2B. Lớp tôi 
chủ nhiệm có 24 học sinh, 14 nam và 10 nữ. Ngay trong tuần lễ đầu năm học, 
tôi quan sát, tìm hiểu và nhận thấy lớp có nhiều học sinh ngoan, có ý thức 
trong học tập cũng như các hoạt động. Phụ huynh mua sách vở, dụng cụ học 
tập khá đầy đủ. Ban cán sự lớp nhiệt tình. Song bên cạnh đó vẫn có nhiều học 
sinh thường xuyên quên sách vở. Nhiều em đi học quá muộn vào buổi sáng 
nên không có thời gian truy bài hay trực nhật, vệ sinh lớp học. Ngược lại, buổi 
chiều các em lại đi học quá sớm gây ồn ào, mất trật tự. Cá biệt có học sinh hay 
nghỉ học không có lí do đó là em Trương Văn Chịnh Chà và một số em hay 
quậy phá trong giờ học. Trong giờ học hay khi sinh hoạt tập thể các em chưa 
nghiêm túc, đó là các em: Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Phương Đông, Trần Văn người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh, và 
biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Bên cạnh đó tôi còn trò 
chuyện với GVCN của năm trước, liên hệ các giáo viên trong trường để có 
thêm những thông tin chính xác về các em. Từ đó để có những hình thức, 
những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em.
 Và tôi biết được những em ngoài giờ học ở trường, khi về nhà là các em 
thường xuyên đi chơi, la cà trên đường đi học từ đó dẫn đến sao nhãng việc 
học ở nhà và khi đến trường học tập thụ động nên kết quả học tập, rèn luyện 
không cao.
 Có thể chỉ ra một vài em như: Trương Văn Chịnh Chà em trên đường về 
em thường vào chơi trò chơi điện tử và lôi kéo, rủ rê các bạn khác như Nguyễn 
Phương Đông , Hoàng Minh Nam...; em Nguyễn Anh Đức có bố mẹ đi làm ăn 
ở miền Nam, em ở với ông bà nội già yếu, nên không thể quản lí nổi sinh hoạt 
của em... Đã chuẩn bị tốt bằng các hoạt động nắm thông tin về kiến thức, kỹ 
năng, hành vi đạo đức của từng em, trên cơ sở đó tôi tiến hành giải pháp phù 
hợp. 
 Đối với em Chịnh Chà, tôi đến nhà tìm hiểu lí do được biết: em chủ quan 
không thích đi học, bố mẹ lại không hiểu tầm quan trọng của việc đi học đều 
nên không nhắc nhở, bảo ban em. Còn em Đông, em Nam tôi gặp phụ huynh 
trao đổi đề nghị phụ huynh kết hợp giáo dục em. Đối với em Đức, tôi gặp riêng 
em khuyên nhủ, bảo ban gợi ở em tình yêu thương bố mẹ đã vất vả làm ăn nuôi 
em ăn học...Kết quả các em đã đi học đều, rời xa trò chơi điện tử, chú tâm vào 
việc học. Và tôi cũng lấy đó làm gương cho các bạn học sinh khác trong lớp.
 2.2.2. Tổ chức lớp học: 
 Công việc kế tiếp của tôi là sắp xếp chỗ ngồi và họp bầu ban cán sự lớp. 
Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề mà tôi phải cân nhắc, làm sao để các em ngồi 
chung bàn không làm mất trật tự, hỗ trợ nhau trong việc học theo nhóm, xếp 
các đối tượng học sinh đồng đều giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi đua 
và cùng nhau phấn đấu tốt hơn. Việc bầu Ban cán sự lớp, tôi để các em tự bầu 2.2.3. Giáo viên chủ nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 Muốn các em thực hiện tốt nền nếp thì người giáo viên phải làm gương 
cho các em. Trong lớp học, GVCN là người mẫu mực trong các hoạt động để 
các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất lớn 
đến học sinh. Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều thực hiện đúng nội 
quy của Nhà trường như mặc đồng phục sáng thứ hai, không đi dép lê, cư xử 
công bằng với học sinh, tôn trọng học sinh. Giáo viên cần phải chuẩn mực từ 
lời nói, cử chỉ, lời nhận xét học sinh. Tôi luôn trau dồi kiến thức, tay nghề bởi 
người GV không có năng lực, kiến thức rộng thì khó tạo hứng thú học tập cho 
học sinh. Tôi luôn gần gũi, thương yêu các em, giúp các em tháo gỡ những khó 
khăn trong đời sống, những khó khăn ở lớp, ở trường.
 2.2.4. Xây dựng nền nếp học tập, nền nếp tự quản
 - Ngay từ đầu năm học, tôi quy ước các ký hiệu về học tập và được 
thống nhất khi ở trong lớp như cách giơ tay, lấy đồ dùng học tập, cách đứng trả 
lời ... từ đó rèn cho HS tác phong nhanh nhẹn trong mọi hoạt động. Đưa ra quy 
định: phải chuẩn bị đầy đủ sách vở cho mỗi buổi học, xem trước bài học hôm 
sau vào mỗi tối. Ngồi học nghiêm túc, sinh hoạt nhóm nhiệt tình.
 - Sau 2 tuần học và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, tôi phân loại 
học sinh để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, 
luôn quan tâm đến các học sinh học còn yếu trong lớp, chuẩn bị cho các em 
này những câu hỏi đơn giản để các em cảm thấy tự tin khi phát biểu ý kiến. 
Xây dựng tốt phong trào " Đôi bạn cùng tiến", " Nhóm bạn cùng tiến" để các 
em giúp đỡ nhau trong học tập và phong trào này rất có hiệu quả.
 - Duy trì nền nếp truy bài đầu giờ và kiểm tra bài của nhau trong các tiết 
dạy giúp GV tiết kiệm được thời gian và hướng các em vào mục tiêu tự đánh 
giá kết quả của mình.
 - Tôi cũng luôn tạo ra trong lớp một không khí thi đua học tập tốt, sôi nổi 
trong mọi tiết dạy. Động viên kịp thời những HS xây dựng bài tốt và những tổ 
có nhiều em phát biểu ý kiến. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh: Ngoài các kì họp phụ 
huynh, tôi liên hệ chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh một mặt để quản 
lí giờ giấc học tập, cách ứng xử ở nhà, với mọi người xung quanh; mặt khác 
huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào việc quản lí học tập và rèn 
luyện đạo đức cho học sinh để học sinh phát triển toàn diện.
 Kết quả đạt được: 
 Qua quá trình thực hiện các giải pháp trên, tôi đã xây dựng được một lớp 
học có nền nếp tốt. Nhờ đó các hoạt động học tập cũng như hoạt động ngoài 
giờ lên lớp được nâng lên rõ rệt. 
 * Về số lượng:
 - Duy trì sĩ số 24/24, học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ.
 * Về chất lượng:
- Kiến thức, kĩ năng:
 * Chất lượng kiểm tra định kì cuối năm học 2017- 2018: 
 + Môn học đánh giá bằng điểm số:
 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5
 Tổng số HS
 24 em SL % SL % SL % SL %
 Toán 13 54,2 7 29,1 4 16,7 0 0
 Tiếng Việt 12 50,0 8 33,3 4 16,7 0 0
 Anh văn 4 16,7 13 54,2 7 29,1 0 0
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét: Hoàn thành 100%
- Năng lực: Đạt 100%
 - Phẩm chất: Đạt 100%
 * Chất lượng tham gia các hoạt động :
 - Tham dự “ Ngày hội viết chữ đẹp HS Tiểu học” có 3 em đạt giải (1em 
đạt giải Nhất, 1em đạt giải Ba, 1em đạt giải Khuyến khích). 
 - Học sinh tích cực tham gia các hoạt động Thể dục- thể thao. 100% học 
sinh thuộc bài thể dục và múa hát giữa giờ. Có ý thức phòng chống tai nạn + Đối với Nhà trường: Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kinh nghiệm cho 
giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp bằng nhiều hình thức.
 + Đối với Phòng Giáo dục: Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên chủ 
nhiệm.
 + Đối với các phụ huynh cần phải quan tâm hơn nữa con em mình, quan tâm 
đến sự nghiệp giáo dục, phải thật sự là tấm gương mẫu mực cho con em mình. 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về xây dựng nền nếp cho học 
sinh trong công tác chủ nhiệm lớp. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu 
của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
 Xin trân trọng cám ơn !

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_nen_nep_trong_cong_tac_chu.doc