SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp

Quán triệt Chỉ thị của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, theo Hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy, trường tôi xác định nhiệm vụ chung của năm học 2014-2015 là: Tiếp tục đổi mới công tác quản lí theo hướng "Dân chủ, kỉ cương, đổi mới và hiệu quả", nâng cao chất lượng đội ngũ và cán bộ quản lí giáo dục, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành trong giai đoạn mới,... Và một trong những nhiệm vụ trọng tâm là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi một giáo viên phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của lớp mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Mặt khác, trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được cải thiện hơn, chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác động ít nhiều đến nhận thức, hiểu biết của các thế hệ học sinh. Cho nên chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lý trí, bôi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, các tệ nạn xã hội như: văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy, trò chơi điện tử đang kéo các em ra khỏi sách vở, nhà trường …
doc 13 trang phandinh 08/05/2024 1140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp

SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỀN NẾP 
 TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 Họ và tên: Hoàng Thị Minh Hương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số 2 Hồng Thủy
 Lệ Thủy, tháng 5 năm 2015 thực tế hơn 20 năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm cho thấy: lớp có nền 
nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và 
lao động. Mặt khác, nền nếp lớp tốt sẽ làm tăng chất lượng dạy và học đồng 
thời rèn luyện cho học sinh đạo đức tác phong tốt góp phần hình thành nhân 
cách cho các em. Đó là lý do mà tôi chọn sáng kiến: “Một số kinh nghiệm xây 
dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp ” làm đề tài nghiên cứu.
 1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Qua tìm hiểu, bản thân cũng biết đã có nhiều anh chị đồng nghiệp đã 
nghiên cứu về chuyên đề công tác chủ nhiệm lớp. Nhưng mỗi trường, mỗi khối 
lớp, mỗi lớp đều có thực tế khác nhau nên bản thân tôi chú trọng nghiên cứu 
kinh nghiệm xây dựng nền nếp lớp học tại lớp 3 1 của trường mà bản thân tôi 
chủ nhiệm trong năm học 2014-2015. Tôi đã nghiên cứu ngay trong tháng đầu 
tiếp xúc lớp và vận dụng những biện pháp cụ thể, sát thực với đối tượng học 
sinh của lớp trong suốt năm học. Đến nay, đã có kết quả nên tôi viết lại những 
kinh nghiệm của mình đã làm được.
 2. Phần nội dung
 2.1 Thực trạng của lớp học:
 Đầu năm học 2014 – 2015, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3 1. Lớp tôi 
chủ nhiệm có 24 học sinh, 14 nam và 10 nữ. Ngay trong tuần lễ đầu năm học, 
tôi quan sát, tìm hiểu và nhận thấy lớp có nhiều học sinh ngoan, có ý thức 
trong học tập cũng như các hoạt động. Phụ huynh mua sách vở, dụng cụ học 
tập khá đầy đủ. Ban cán sự lớp nhiệt tình. Song bên cạnh đó vẫn có nhiều học 
sinh thường xuyên quên sách vở. Nhiều em đi học quá muộn vào buổi sáng 
nên không có thời gian truy bài hay trực nhật, vệ sinh lớp học. Ngược lại, buổi 
chiều các em lại đi học quá sớm gây ồn ào, mất trật tự. Cá biệt có học sinh hay 
nghỉ học không có lí do đó là em Trương Văn Chịnh Chà và một số em hay 
quậy phá trong giờ học. Trong giờ học hay khi sinh hoạt tập thể các em chưa 
nghiêm túc, đó là các em: Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Phương Đông, Trần Văn THÔNG TIN CÁ NHÂN
 Họ và tên ..................................................................................................................................
 Ngày sinh................................................................................................................................ 
 Chỗ ở (Thôn)......................................................................................................................
 Họ và tên cha................................................Nghề nghiệp...................................
 Họ và tên mẹ....................................................Nghề nghiệp................................
 Số điện thoại liên lạc:.................................................................................................
 Là con thứ............................trong..........................................anh, chị, em
 Hoàn cảnh gia đình:................................................................................................
 Môn học yêu thích:..................................................................................................
 Môn học cảm thấy khó khăn:.......................................................................
 Sở thích:...............................................................................................................................
 Các bạn thân:..................................................................................................................
 Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:
 ..................................................................................................................................................................
 ..................................................................................................................................................................
 ..................................................................................................................................................................
 ..................................................................................................................................................................
 .....
 Để chính xác và khách quan hơn, tôi tiến hành thẩm định thông tin một 
lần nữa, tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, 
người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh, và 
biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Bên cạnh đó tôi còn trò 
chuyện với GVCN của năm trước, liên hệ các giáo viên trong trường để có 
thêm những thông tin chính xác về các em. Từ đó để có những hình thức, 
những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em.
 Và tôi biết được những em ngoài giờ học ở trường, khi về nhà là các em 
thường xuyên đi chơi, la cà trên đường đi học từ đó dẫn đến sao nhãng việc 
học ở nhà và khi đến trường học tập thụ động nên kết quả học tập, rèn luyện 
không cao. kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng cho giáo viên chủ 
nhiệm. 
+ Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách học tập: Điều hành lớp chữa bài 
tập, luyện đọc, rèn chữ trong 15 phút đầù giờ, cùng với lớp trưởng trong Hội 
đồng tự quản điều hành lớp học trong các tiết học ứng dụng mô hình trường 
học mới.
+ Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách Văn- Thể- Mĩ: điều hành tổ chức 
theo dõi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa giờ 
do Liên Đội hay Nhà trường tổ chức.
+ Các ban: Tôi thành lập 6 ban như sau: Ban học tập, Ban Văn nghệ, Ban Nề 
nếp, Ban Sức khỏe vệ sinh, Ban Thư viện, Ban Đối ngoại. Mỗi ban có một 
trưởng ban phụ trách mỗi công việc riêng theo hoạt động của lớp, cuối tuần 
báo cáo kết quả công việc với Chủ tịch Hội đồng tự quản và Phó Chủ tịch Hội 
đồng tự quản để tổng hợp, báo cáo vào tiết sinh hoạt lớp.
+ Các nhóm trưởng : Theo dõi các hoạt động của nhóm như trực nhật, vệ sinh, 
thực hiện nội quy, nắm kết quả học tập của từng bạn, xếp loại đánh giá các bạn 
trong nhóm mình và báo cáo cho các trưởng ban tổng hợp.
 Sau khi thực hiện xong công tác tổ chức lớp học, tôi phát động phong trào thi 
đua giữa các nhóm. Mỗi nhóm đều có một quyển vở để làm sổ ghi chép những 
mặt cần theo dõi trong tuần một cách cụ thể, khoa học làm căn cứ cho buổi 
sinh hoạt lớp cuối tuần. 
 2.2.3. Giáo viên chủ nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 Muốn các em thực hiện tốt nền nếp thì người giáo viên phải làm gương 
cho các em. Trong lớp học, GVCN là người mẫu mực trong các hoạt động để 
các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất lớn 
đến học sinh. Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều thực hiện đúng nội 
quy của Nhà trường như mặc đồng phục sáng thứ hai, không đi dép lê, cư xử 
công bằng với học sinh, tôn trọng học sinh. Giáo viên cần phải chuẩn mực từ 
lời nói, cử chỉ, lời nhận xét học sinh. Tôi luôn trau dồi kiến thức, tay nghề bởi 
người GV không có năng lực, kiến thức rộng thì khó tạo hứng thú học tập cho học dựa vào kết quả học sinh đạt được trong hàng tuần, hàng tháng có kế 
hoạch đề xuất khen thưởng cho những học sinh có thành tích cao để động viên 
khích lệ học sinh kịp thời. Lớp có kế hoạch trích quỹ lớp để tặng thưởng học 
sinh tiêu biểu của lớp. Công tác thi đua khen thưởng kịp thời nên đã tạo nên 
được phong trào thi đua sôi nổi trong cả lớp.
 2.2.6. Công tác phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường
 Đối với Nhà trường: Ngoài việc giảng dạy trên lớp, tôi nắm bắt tình hình 
của lớp và luôn trao đổi với nhà trường về tình hình của học sinh, tiếp thu kế 
hoạch của nhà trường để triển khai công việc cho các em vào các tiết sinh hoạt. 
Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn, nắm bắt thông tin kịp thời những 
mặt tồn tại của lớp, những cá nhân xuất sắc, những biểu hiện tiêu cực để kịp 
thời uốn nắn. 
 Phối hợp với Liên đội: Tôi nắm lịch hoạt động của Liên đội thông qua 
đại hội Liên đội và kế hoạch từng kì, từng tháng để định hướng cho Sao Nhi 
đồng xây dựng kế hoạch hoạt động theo quy định và các phong trào thi đua 
theo chủ đề, chủ điểm. Tổ chức cho học sinh tham gia tốt các phong trào thi 
đua, tham gia các cuộc thi tìm hiểu do các cấp tổ chức, tham gia đọc sách ở thư 
viện...nhằm hướng các em có ý thức cao trong học tập và có lối sống lành 
mạnh.
 Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh: Ngoài các kì họp phụ 
huynh, tôi liên hệ chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh một mặt để quản 
lí giờ giấc học tập, cách ứng xử ở nhà, với mọi người xung quanh; mặt khác 
huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào việc quản lí học tập và rèn 
luyện đạo đức cho học sinh để học sinh phát triển toàn diện.
 Kết quả đạt được: 
 Qua quá trình thực hiện các giải pháp trên, tôi đã xây dựng được một lớp 
học có nền nếp tốt. Nhờ đó các hoạt động học tập cũng như hoạt động ngoài 
giờ lên lớp được nâng lên rõ rệt. 
 * Về số lượng:

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_nen_nep_trong_cong_tac_chu.doc