SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm Lớp 1

Quán triệt Chỉ thị của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, theo Hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy, trường tôi xác định nhiệm vụ chung của năm học 2019-2020 là: Toàn ngành tiếp tục thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXIII, Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI. Năm học tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8( khóa XI) về “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua" Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực, mô hình trường học mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tổ chức dạy học, đánh giá xếp loại theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và khả năng học sinh.Tăng cư­ờng giáo dục chính trị, t­ư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục kỹ năng sống, tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tổ chức tốt việc dạy học 2 buổi/ ngày, tăng cường dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc.

doc 13 trang phandinh 08/05/2024 910
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm Lớp 1

SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm Lớp 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NỀN NẾP 
 TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường PTDTBT Tiểu học Kim Thủy
 Lệ Thủy, tháng 4 năm 2020 viên phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của lớp mình, 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Mặt khác, trong xã hội 
hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được 
cải thiện hơn, chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng 
rất đa dạng. Điều đó đã tác động ít nhiều đến nhận thức, hiểu biết của các thế 
hệ học sinh. Cho nên chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông 
minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể 
không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang 
len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lý trí, bôi đen nhân cách khiến 
những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo 
lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, các tệ 
nạn xã hội như: văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy, trò chơi điện tử đang 
kéo các em ra khỏi sách vở, nhà trường 
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi 
rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, nhiệt tình trong 
lao động, sống có trách nhiệm, giàu lòng yêu thương con người, có ý thức tự 
giác học tập tích cực, có đủ kiến thức kỹ năng cơ bản của cấp học làm nền tảng 
giúp các em tự tin bước tiếp ở các bậc học sau. Muốn làm được điều đó, tôi 
thiết nghĩ cần phải xây dựng nền nếp lớp học thật tốt để nâng cao hiệu quả học 
tập và rèn luyện của học sinh, góp phần giúp các em phát triển toàn diện. Qua 
thực tế gần 10 năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm cho thấy: Lớp có nền 
nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và 
lao động. Mặt khác, nền nếp lớp tốt sẽ làm tăng chất lượng dạy và học đồng 
thời rèn luyện cho học sinh đạo đức tác phong tốt góp phần hình thành nhân 
cách cho các em. Đó là lý do mà tôi chọn sáng kiến: “Một số giải pháp xây 
dựng nền nếp trong công tác chủ nhiệm lớp 1 ”.
 1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Qua tìm hiểu, bản thân cũng biết đã có nhiều anh chị đồng nghiệp đã 
nghiên cứu về chuyên đề công tác chủ nhiệm lớp 1. Nhưng mỗi trường, mỗi 
khối lớp, đều có thực tế khác nhau nên bản thân tôi nêu lên một số giải pháp Đặc biệt nhận thức của các bậc phụ huynh chưa cao, còn khoán trắng 
con em mình cho giáo viên.
 Để khắc phục được thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số 
giải pháp sau:
 2.2 Các giải pháp đã tiến hành: 
 2.2.1. Giải pháp thứ nhất: Thu thập thông tin học sinh.
 Trước hết tôi nắm thông tin học sinh qua đợt nghiệm thu trẻ vào lớp 1 và 
tuyển học sinh vào lớp 1 đầu năm học.
 Tiếp theo là tiếp xúc với học sinh, qua từng tiết giảng dạy và các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp và qua trao đổi với các thầy cô giáo giảng dạy các bộ 
môn khác chia sẻ tôi đã thấy lớp mình có những học sinh nào chưa hoàn thành 
môn gì? bản thân em đó còn hạn chế kỹ năng nào? 
 Đồng thời tôi lấy thông tin bằng cách tranh thủ vào cuối buổi chiều đi đến 
từng nhà của các em học sinh để trao đổi, chia sẻ và phối kế hợp với các bậc 
phụ huynh để biết thông tin của từng học sinh, đặc biệt là hoàn cảnh, tính nết 
của các em.
 Để chính xác và khách quan hơn, tôi thường xuyên trò chuyện với các 
giáo viên dạy Mầm non của các em. Từ đó để có những hình thức, những biện 
pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em.
 Và tôi biết được những em ngoài giờ học ở trường, khi về nhà là các em 
không chịu học bài dó đó dẫn đến sao nhãng việc học ở nhà và khi đến trường 
học tập thụ động nên kết quả học tập, rèn luyện không cao.
 Để chuẩn bị được tốt hơn nữa bằng cách nắm các thông tin về kiến thức, 
kỹ năng, hành vi đạo đức của từng em,...nhằm trên cơ sở đó tôi tiến hành 
những giải pháp phù hợp và thiết thực hơn.
 2.2.2. Giải pháp thứ hai : Tổ chức lớp học: 
 Việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng 
đối với việc đảm bảo trang thái học tập tập tốt. Cách sắp xếp chỗ ngồi cho học 
sinh quay về một hướng đối diện với giáo viên sẽ thuận tiện cho sự tác động 2.2.4.Giaỉ pháp thứ 4: Xây dựng nền nếp học tập, nền nếp tự quản
 Vào đầu năm học mới thực hiện dạy học môn Tiếng Việt 1- CGD lớp 1, bản 
thân và các em học sinh cùng học tập 2 tuần 0 về cách làm quen, cách sử dụng 
đồ dùng học tập, các kí hiệu về học tập,.... Và sau đó tôi thống nhất thực hiện 
quy ước các kí hiệu về học tập khi ở trong lớp và ngoài lớp học như cách đọc 
T- N- N- T, cách phân tích tay, bằng miệng, cách giơ tay, lấy đồ dùng học tập, 
cách đứng trả lời, cách nói cho đủ câu, ... từ đó rèn cho HS tác phong nhanh 
nhẹn trong mọi hoạt động. Đưa ra quy định: phải chuẩn bị đầy đủ sách vở cho 
mỗi buổi học, xem trước bài học mà giáo viên dặn vào mỗi buổi tối. Ngồi học 
nghiêm túc, giữ trật tự.
 Đặc biệt giáo viên cần tổ chức cho học sinh có nền nếp tự quản trong từng 
bàn, từng tổ hay nhóm. Các em không chỉ nhắc nhở nhau giữ trật tự trong lớp 
mà các em cần được thu hút vào việc giúp đỡ nhau khi cần. Giáo viên giúp học 
sinh biết đưa ra những nhận xét và chia sẻ về thành tích học tập của mình. 
Điều quan trong là giúp các em biết rút ra những kinh nghiệm từ những bài 
làm của mình. Giáo viên cần khuyến khích học sinh tìm ra được chỗ sai và 
thiếu sót của mình khi giải quyết một bài tập hay nhiệm vụ học tập nào đó. Sự 
tìm kiếm cho chính mình là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao? Vì sao? sẽ có ý 
nghĩa rất lớn cho học tập lâu dài của các em, vì qua đó các em biết cách và có 
thói quen tìm kiếm, giải thích cho những cách hiểu của mình.
 Duy trì nền nếp truy bài đầu giờ và kiểm tra bài của nhau trong các tiết dạy 
giúp GV tiết kiệm được thời gian và hướng các em vào mục tiêu tự đánh giá 
kết quả của mình.
 Tôi cũng luôn tạo ra trong lớp một không khí thi đua học tập tốt, sôi nổi 
trong mọi tiết dạy. Động viên kịp thời những HS xây dựng bài tốt và các em 
phát biểu ý kiến, ngoan và luôn chú tâm học.
 Sau 10 tuần học và kết quả khảo sát chất lượng GHKI, tôi phân loại học 
sinh để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, luôn 
quan tâm đến các học sinh học chưa hoàn thành về KTKN trong lớp, chuẩn bị mặt tồn tại của lớp, những cá nhân xuất sắc, những biểu hiện tiêu cực để kịp 
thời uốn nắn. 
 Phối kết hợp với Liên đội: Tôi nắm lịch hoạt động của Liên đội thông 
qua đại hội Liên đội và kế hoạch từng kì, từng tháng để định hướng cho Sao 
Nhi đồng xây dựng kế hoạch hoạt động theo quy định và các phong trào thi 
đua theo chủ đề, chủ điểm. Tổ chức cho học sinh tham gia tốt các phong trào 
thi đua, tham gia các cuộc thi tìm hiểu do các cấp tổ chức,...nhằm hướng các 
em có ý thức cao trong học tập và có lối sống lành mạnh.
 Phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh: Ngoài các kì họp phụ 
huynh, tôi liên hệ chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh một mặt để quản 
lý giờ giấc học tập, cách ứng xử ở nhà, với mọi người xung quanh; mặt khác 
huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào việc quản lí học tập và rèn 
luyện đạo đức cho học sinh để học sinh phát triển toàn diện. Đặc biệt nhắc nhỡ, 
động viên học sinh đi học chuyên cần vào những ngày mưa lũ.
 Kết quả đạt được: 
 Qua quá trình thực hiện các giải pháp trên, tôi đã xây dựng được một lớp 
học có nền nếp tốt. Xây dựng tốt phong trào " Đôi bạn cùng tiến" để các em 
giúp đỡ nhau trong học tập và phong trào này rất có hiệu quả. Xây dựng mối 
thân thiện giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, học sinh với cộng 
đồng nhằm tạo cho các em được tôn trọng giúp các em bớt mặc cảm, tự ti.
 Tôi luôn gần gũi, thương yêu các em, giúp các em tháo gỡ những khó khăn 
trong đời sống, những khó khăn ở lớp, ở trường. Nhờ đó các hoạt động học tập 
cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp được nâng lên khá tốt. 
 Đặc biệt giáo viên đã huy động học sinh vào công việc tự quản trong từng 
bàn, từng tổ hay nhóm. Các em không chỉ nhắc nhỡ nhau giữ trật tự trong lớp 
mà các em cần được thu hút vào việc giúp đỡ nhau khi cần.
 + Về số lượng:
 - Duy trì sĩ số 17/17, học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ.
 + Về chất lượng: Học sinh lớp 1 còn nhỏ, ý thức học tập, cũng như nền nếp của em chưa 
trở thành quy cũ. Do đó người giáo viên chủ nhiệm đặc biệt là lớp 1, cần thiết 
hàng đầu là xây dựng được nền nếp học tập, nền nếp tự quản lớp. Tạo được 
thói quen, đần dần các em có ý thức, trách nhiệm, có ý kiến chia sẻ lẫn nhau, 
trong học tập và sinh hoạt tập thể. Muốn làm được điều đó giáo viên phải thực 
sự là tấm gương sáng, là người mẹ hiền, là người giáo viên có tâm huyết, cô 
giáo có năng lực, biết thu hút các em.
 Giáo viên chủ nhiệm phải linh hoạt, nhạy cảm trong quá trình dạy học 
đặc biệt chú ý đến phong trào thi đua, khen chê đúng lúc, biết khơi dậy lòng tự 
hào của các em. Đánh giá học sinh đúng, sáng tạo, kích thích được hứng thú 
học tập, nắm chắc chắn từng đối tượng học sinh, để từ đó có biện pháp góp ý, 
kèm cặp kịp thời.
 Phối kết hợp kịp thời và chặt chẽ với các giáo viên bộ môn và các đoàn thể 
trong trường cũng như Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh.
 Giáo viên cần phát huy tốt việc tự quản của học sinh trong từng bàn, từng 
tổ hay nhóm. Các em không chỉ nhắc nhỡ nhau giữ trật tự trong lớp mà các em 
cần được giúp đỡ nhau khi học tập, cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
 Đặc biệt phải dành tình yêu thương cho các em như con cái của mình, biết 
vượt qua mọi khó khăn, biết yêu trường, yêu lớp và luôn hướng về " vì học 
sinh thân yêu". Và phải hiểu được rằng: " Giúp các em có cái chữ là đã giúp 
các em biết làm ra bát cơm để bảo tồn cuộc sống đừng để các em phải đói 
chữ".
 * Phạm vi áp dụng:
 Tập trung nghiên cứu một số giải pháp xây dựng nền nếp trong công tác 
chủ nhiệm lớp 1, thực hiện trong nội bộ trường tiểu học, đã và đang áp dụng 
triển khai dạy học trong những năm học vừa qua, có thể vận dụng dạy học ở 
địa bàn khó khăn,có những đặc điểm tương đồng, đối tượng là học sinh dân tộc 
Bru- Vân Kiều.
 3.2 Một số kiến nghị:

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_nen_nep_trong_cong_tac_chu.doc