SKKN Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp

Lý do lý luận: Nếu các giáo viên bộ môn có nhiệm vụ thông qua dạy chữ để làm người, thì ngược lại giáo viên chủ nhiệm lại thông qua việc dạy các em làm người để học tốt chữ. Chúng ta đang sống và làm việc ở thế kỷ XXI, hiện đại, văn minh cùng sự hòa nhập với cộng đồng thế giới, vì vậy bản thân không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là người biết làm chủ được bản thân, ý thức được việc mình làm, làm việc chủ động, sáng tạo theo ý bản thân sao cho có hiệu quả, phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo ra cơ hội để nó được tập dược, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, tự sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Lý do thực tiễn: Là một giáo viên chủ nhiệm ngoài quản lí, giáo dục học sinh lớp mình chúng tôi còn đảm nhận rất nhiều công việc khác như soạn giảng theo đặc thù và tính đổi mới của từng bộ môn, tư vấn học đường... nên việc lúc nào cũng theo dõi, luôn luôn sát cánh cùng học sinh lớp mình chủ nhiệm trong tất cả các hoạt động mọi nơi, mọi lúc là một điều khó có thể. Vậy làm thế nào để tiêu tốn thời gian không nhiều mà lớp chủ nhiệm vẫn đạt chất lượng toàn diện, bền vững, đích thực. Để giải quyết mâu thuẫn này, người giáo viên chủ nhiệm chỉ có con đường ngắn nhất là xây dựng những biện pháp nhằm phát huy tính tự quản của từng học sinh hướng đến xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp trở thành cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm.

doc 26 trang phandinh 08/05/2024 1000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp

SKKN Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp
 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
 Mục tiêu: Khi nghiên cứu vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm cấp 
THCS tôi muốn trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp làm công tác chủ nhiệm một số 
kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm 
lớp đồng thời giúp đỡ học sinh của mình tự chủ trong mọi hoạt động của bản thân và 
phát huy hơn nữa tính tự quản của bản thân trong giai đoạn phát triển mạnh về tâm 
lý cũng như sinh lý. 
 Nhiệm vụ: Học trò của chúng ta đang trong lứa tuổi rất thích hoạt động, ham 
hiểu biết. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật của thế giới xung quanh, mà 
còn rất muốn khám phá ra chính bản thân mình. Trong mọi hoạt động hàng ngày, 
không em nào không nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình và tìm cách hòa 
mình với tập thể. Giúp các em rèn luyện được tính tự quản không những thỏa mãn 
được nét tâm lý phổ biến ấy của các em, mà còn giúp các em có cơ hội để rèn luyện 
và phát trển tính tự quản theo hướng tích cực. 
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Thực chất mục đích của việc phát huy tính tự quản của học sinh là hướng đến 
xây dựng lớp học tự quản. Là quá trình từng bước chuyển hóa tâm huyết, nhiệt tình 
của thầy cô thành ý thức tự quản, tự giác đầy trách nhiệm và thích thú của trò, tức 
cũng là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự 
quản dưới sự lãnh đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp.
 Tính tự quản của học sinh là khả năng các em ý thức được việc làm của mình 
một cách chủ động, tự ý thức và có trách nhiệm với việc làm của bản thân, rộng hơn 
nữa tính tự quản là khả năng các em có thể sắp xếp, tổ chức được một số hoạt động 
khi không có giáo viên hay người lớn bên cạnh.
 Rèn luyện cho các em tính tự quản, tinh thần tập thể sẽ giúp cho các em có 
tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn hơn trong học tập và tham gia các hoạt động một 
cách tích cực hơn. Thông qua tập thể lớp kết hợp với các hoạt động của liên đội, 
dưới sự hướng dẫn của giáo viên giáo dục tinh thần tập thể còn có tác dụng hình 
thành nhân cách cho học sinh. Giúp các em biết học tập và noi gương những hành vi 
tốt, những cử chỉ đẹp của các bạn trong lớp mình.
 II. Thực trạng vấn đề
 2 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
hơn trong việc khẳng định vai trò và trách nhiệm của bản thân trong tất cả mọi hoạt 
động. Đối với bản thân tôi, trải qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm đã đúc kết 
được một số kinh nghiệm nhằm giáo dục tính tự quản của học sinh. Cụ thể như sau:
 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 Giải pháp 1. Chủ động nắm bắt tình hình, đặc điểm của lớp chủ nhiệm 
đặc biệt về tính tự quản trong tập thể.
 Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình lớp từ nhiều nguồn thông tin khác 
nhau như từ lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm năm trước, ban chỉ huy liên 
đội, cha mẹ học sinh, học sinh... Tuy nhiên cần xác định đây là bước đầu tiên có tính 
chất cảm quan, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có cái nhìn bao quát và có chọn 
lọc. Vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để học 
sinh, phụ huynh, đồng nghiệp cảm thấy tin tưởng, muốn hợp tác hỗ trợ giúp giáo 
viên trong việc tìm kiếm những thông tin quan trọng trên cơ sở có sự hợp tác giáo 
viên tiến hành khai thác một cách thuận lợi. 
 Đối với từng chủ thể chúng ta sẽ khai thác những vấn đề khác nhau, nếu có sự 
trùng lặp thì giáo viên chủ nhiệm nên đặt ra sự so sánh, kiểm tra lại khi đã nắm rõ 
được tình tình của lớp, đó cũng là một cách khách quan khi nắm bắt thông tin ở giai 
đoạn này.
 Ví dụ.
 Đối với ban lãnh đạo nhà trường: 
 Chúng ta có thể gặp trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo chung, và các kế hoạch 
xây dựng trong năm học để chủ động xây dựng kế hoạch của lớp sao cho phù hợp 
với định hướng chung theo kế hoạch của nhà trường. Mặt khác tìm hiểu về đặc điểm 
tình hình một cách tổng quan nhất của lớp mình sắp chủ nhiệm qua các báo cáo kết 
quả chất lượng giáo dục hai mặt của lớp so với toàn trường hay so với các lớp cùng 
khối.
 Chúng ta cũng có thể khai thác được một số thông tin quan trọng về tính tự 
quản và ý thức của học sinh từ nhà trường nữa là biên bản bàn giao cơ sở vật chất. 
Nếu trong quá trình sử dụng mà cơ sở vật chất có nhiều biến động mà nguyên nhân 
trực tiếp từ phía học sinh thì các bước tiếp theo trong quá trình giáo dục chúng ta 
cần lưu ý nhiều hơn.
 4 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
sinh nghèo hay giáo dục tính tiết kiệm qua phong trào nuôi heo đất giúp đỡ bạn có 
hoàn cảnh khó khăn...Thông qua các phong trào chúng ta sẽ nắm được thế mạnh của 
lớp, có lớp giỏi phong trào, có lớp giỏi học tập...thành tích của một tập thể là do 
từng cá nhân đóng góp tạo nên. Giáo viên chủ nhiệm thông qua báo cáo xếp loại các 
phong trào thi đua của liên đội để có cái nhìn cụ thể nhất đối với lớp chủ nhiệm sắp 
tới.
 Đối với các giáo viên chủ nhiệm năm học trước: Có thể khẳng định đây là 
nguồn cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích cho chúng ta về đặc điểm tình hình 
lớp: như số học sinh nam, nữ, dân tộc, khuyết tật, hộ nghèo, con gia đình chính 
sách... thậm chí đặc điểm cụ thể từng học sinh, hoàn cảnh gia đình của từng em. 
Cuối mỗi năm học, theo quy định giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thiện và cung cấp 
các loại biên bản bàn giao về cơ sở vật chất của lớp cũng như các báo cáo khác có 
liên quan.... Thông qua giáo viên chủ nhiệm của các năm học trước này chúng ta sẽ 
có cái nhìn tổng quan về tập thể lớp, về từng học sinh. Ở đây tôi muốn lưu ý đó là 
chúng ta phải khách quan và thu thập thông tin mang tính tổng hợp, có chọn lọc, 
nắm bắt đặc điểm tình hình của từng học sinh để tìm phương pháp giáo dục phù hợp 
chứ không phải để đối phó với tính cách có sẵn từ trước của học sinh. Ngoài ra, đối 
với Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Krông Ana chúng tôi, trong những năm gần 
đây thường tổ chức công tác kiểm định và bàn giáo chất lượng giữa các cấp bậc học 
cũng như giữa các khối lớp, trong hồ sơ có mẫu biên bản bàn giao chất lượng học 
sinh giữa các lớp. Cụ thể biểu mẫu chung như sau 
 6 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
thật sự muốn chia sẻ với mình hay không? Nếu các em chưa đủ tin tưởng thì giáo 
viên hãy xem vấn đề đó thì cần làm tốt tâm lý cho các em, đặt bản thân mình vào 
chính hoàn cảnh của các em, xuất phát từ tình yêu thương, sự cảm thông chia sẻ thật 
sự. Một vài chia sẻ cá nhân thích hợp của giáo viên có thể tạo ra bầu không khí tin 
tưởng, đặc biết khi gặp đối tượng học sinh còn rụt rè, do dự.
 Giải pháp 2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của lớp
 Việc phát huy tính tự quản cho học sinh trong công tác chủ nhiệm là một 
trong những nội dung quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác chủ nhiệm 
giỏi được đánh giá ở việc xây dựng kế hoạch để vận hành một tập thể học sinh thật 
sự có khả năng tự quản trong mọi hoạt động, mà nòng cốt là đội ngũ cán sự lớp có 
khả năng điều hành các hoạt động của lớp mình. Tạo được tinh thần tự giác, ý thức 
trách nhiệm thực hiện các hoạt động của từng học sinh.
 Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp hướng dẫn học sinh của lớp mình về 
các hoạt động, theo dõi, đôn đốc học sinh thực hiện nghiêm túc, bởi vì ban đầu rất ít 
trường hợp chúng ta có ngay số học sinh có năng lực làm ban cán sự lớp. Muốn xây 
dựng lớp tự quản, đầu tiên phải lựa chọn, bồi dưỡng được lớp trưởng xứng đáng là 
con chim đầu đàn của lớp, có phong cách chỉ huy tốt, cùng một ban cán sự lớp 
gương mẫu có khả năng tổ chức và quan trọng nhất là có tinh thần trách nhiệm cao. 
Đối vớí một lớp chọn của trường thì việc này không khó, song đối với lớp đại trà 
như các năm tôi chủ nhiệm thì khá khó khăn. Để lớp trưởng cũng như đội ngũ cán 
bộ lớp ngày càng có đủ năng lực điều hành, tổ chức đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm 
phải có kế hoạch lựa chọn khoa học, tổ chức và bồi dưỡng cho những em này một số 
kỹ năng cần thiết, nhất là thời gian đầu năm học.
 Đối với học sinh: Hình thành một đội ngũ cán sự lớp năng động và phân công 
nhiệm vụ rõ ràng, được tập huấn đầy đủ nghiêm túc. Đội ngũ cán sự lớp sẽ giúp giáo 
viên chủ nhiệm quản lý lớp một cách có hiệu quả.
 Các biện pháp chính:
 Ở lứa tuổi cấp trung học cơ sở, tôi nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự 
quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, 
tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình 
và tự phê bình. Khuyến khích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng 
 8 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
 BẢNG THÔNG TIN CHUNG VÀ SƠ ĐỒ LỚP HỌC
 Lớp: 7A1 SS: 44 Lớp trưởng: Trần Vương Linh
 GVCN: Phạm Thị Nhị Lớp phó học tập: Nguyễn Thị Thanh Tuyền
 Cờ đỏ: Đinh Tâm Như Lớp phó lao động: Nguyễn Mạnh Như Tường
 Tổ 4 Tổ 3 Tổ 2 Tổ 1
Bàn 
 PHƯƠN LINH TƯỜNG LÊ LINH HIẾU
 06
Bàn 
 KHÔI LAN AN THẢO K.TRANG HẠ VY LÊ VI Đ.LINH
 05
Bàn 
 A.DŨNG NHUNG QUỲNH NGUYÊN QUÂN TRÚC L.ĐAN LONG
 04
Bàn THU 
 V. LINH K.LINH GIANG HẰNG PHÚC DŨNG THÂN
 03 TRANG
Bàn 
 LY THANH DIỆU HÀ NY THƯ NAM NHI TRỰC
 02
Bàn 
 BẢO MY ÁNH CHÂU KIÊN V. ĐAN TRÂM HUYỀN
 01
 NI GIANG PHÚC THÂN
 Tổ trưởng: 
 Lối vào BÀN GIÁO VIÊN
 BẢNG ĐEN
 (Sơ đồ lớp học được để ở bàn giáo viên)
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_phat_huy_tinh_tu_quan_cua_ho.doc