SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập ở Lớp 1 trường Tiểu học Lý Tự Trọng, Đắk Lắk

Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp Một có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để các em tiếp tục học lên Trung học cơ sở. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn dũa ngay từ lớp Một và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người". Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện, giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học. Đối với giáo viên chủ nhiệm thì việc chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 9 buổi/tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,… và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp Một là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp nhưng cũng đầy tự hào vì được dìu dắt một thế hệ trẻ thơ, măng non của đất nước.

Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng giáo dục của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh. Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến.

doc 22 trang phandinh 08/05/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập ở Lớp 1 trường Tiểu học Lý Tự Trọng, Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập ở Lớp 1 trường Tiểu học Lý Tự Trọng, Đắk Lắk

SKKN Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập ở Lớp 1 trường Tiểu học Lý Tự Trọng, Đắk Lắk
 Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “Mỗi ngày 
đến trường là một ngày vui”.
 Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo 
phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, 
từng hoàn cảnh. Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính 
khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở 
thành học sinh ngoan thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình 
thành một lớp tiên tiến.
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ được giao. Liên tục các năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 
100%, chất lượng giáo dục của học sinh luôn dẫn đầu trong khối. Đó là lí do tôi 
chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số kinh nghiệm về 
công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập”. Mong được chia sẻ 
và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo.
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc 
kết thành kinh nghiệm của bản thân.
 Chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công 
tác chủ nhiệm lớp.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng - Thị trấn Buôn Trấp - 
Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk.
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 
 Trong khuôn khổ đề tài tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu hai nội dung chính: 
Xây dựng nề nếp lớp học và xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. 
 I.5. Phương pháp nhiên cứu:
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp điều tra, nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
 Đọc tài liệu.
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 2 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp - người trực tiếp và thường 
xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với 
các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của 
các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em 
xem như là cha là mẹ không ai khác đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
 II.2. Thực trạng:
 a, Thuận lợi - khó khăn:
 * Thuận lợi:
 Tôi cũng như tập thể lớp do tôi phụ trách luôn nhận được sự chỉ đạo, 
quan tâm sâu sát của Ban lãnh đạo nhà trường cũng như sự góp ý chân thành 
của các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong Hội đồng sư phạm nhà trường.
 Là người trực tiếp giảng dạy và có kinh nghiệm chủ nhiệm khối lớp Một 
nhiều năm liền. Tôi luôn tận tụy với nghề, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo. 
 Đội ngũ cán sự lớp là những thành viên khá tích cực, ham hoạt động.
 * Khó khăn: 
 Đầu năm học 2014 - 2015 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công 
chủ nhiệm lớp 1A. Học sinh lớp Một là lớp đầu cấp ở Tiểu học. Trình độ học 
sinh trong lớp chủ yếu ở mức trung bình lại là lớp có học sinh khuyết tật học 
hoà nhập. 
 Đa số cha mẹ học sinh đều là nông dân sản xuất nông nghiệp, một số 
học sinh thuộc diện hộ nghèo, một số em cha mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông 
bà nên sự quan tâm đến con em mình chưa chu đáo. 
 b, Thành công - hạn chế:
 * Thành công:
 Sau thời gian tôi đã xây dựng nề nếp lớp học và thực hiện xây dựng mô 
hình “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” theo quy trình nghiên cứu, tôi thấy 
học sinh trong lớp có hứng thú, tích cực học tập, chất lượng giáo dục của lớp 
luôn đạt kết quả vượt chỉ tiêu. Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với 
sự quan tâm của Ban lãnh đ và tất cả các thầy cô trong nhà trường cũng như sự 
cộng tác nhịp nhàng ăn ý của cha mẹ học sinh. Tôi đã đạt được kết quả khả 
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 4 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
 e, Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
 Năm học 2014-2015, lớp tôi có tổng số 31 học sinh. Trong đó có 16 em 
là nữ, 1 em khuyết tật học hoà nhập các em thường chia bè phái, phân biệt giàu 
nghèo, một vài em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu bạn; có ba em nam 
hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học 
nhưng lại học rất yếu; 1 em phải ở nhờ nhà ông bà nội vì cha mẹ bỏ nhau và 
đều đi làm ăn xa; 1 em ở với dì còn mẹ thì thần kinh không ổn định không thể 
chăm sóc cho con được, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên không có góc 
học tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên 
quên vở, quên bút Bao nhiêu chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử 
khiến tôi phải đau đầu.
 Đã nhiều năm làm giáo viên trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1, 
phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo 
viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp, đặc biệt là chủ 
nhiệm học sinh lớp Một. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì 
phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi 
để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt 
hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh 
thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của 
học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống  của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì 
hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt 
các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ 
của một giáo viên chủ nhiệm lớp.
 Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác chủ nhiệm song lớp vẫn luôn 
duy trì sĩ số 100%, chất lượng học tập đạt vượt chỉ tiêu.
 II.3. Giải pháp, biện pháp
 a, Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng vai trò của giáo viên chủ 
nhiệm lớp với việc giáo dục học sinh tham gia các hoạt động để đề ra những 
giải pháp hợp lí nhằm gây hứng thú cho học sinh trong việc tham gia các hoạt 
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 6 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
 b) Tổ chức bầu ban cán sự lớp: 
 Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất 
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi 
nhận lớp mới. Ban cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học 
sinh làm. 
 c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp:
 Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể 
cho từng em như sau:
 * Nhiệm vụ của lớp trưởng:
 Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp 
hàng tập thể dục.
 Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
 * Nhiệm vụ của lớp phó học tập: 
 Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học 
khi giáo viên yêu cầu.
 Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên biệt.
 Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 * Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
 Theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật.
 Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. 
 Nhiệm vụ của mỗi em, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng 
các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp 
tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lúc đầu giáo viên 
hướng dẫn lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào 
báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ 
cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp tổng kết các mặt làm được và chưa làm được 
của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ 
những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 8 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
 Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và 
được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi 
hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: 
 Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: chọn những loại cây xanh ưa nước, 
ưa nơi râm mát để trồng.
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 10 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
 Để học sinh thuộc và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 5 nhiệm vụ của 
người học sinh Tiểu học. Tôi phải in, trang trí, đóng khung thật đẹp treo lên 
tường, lúc đầu tôi hướng dẫn các em đọc thuộc lòng theo sau khi các em biết 
đọc thì yêu cầu các em tập đọc hàng ngày các em nhớ và làm theo.
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 12 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ 
các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. 
Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm 
tan nát tâm hồn trẻ thơ. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học 
và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động.
 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em 
học yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là 
do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, nhưng cũng có em học yếu, hoặc 
không học bài, làm bài là do những điều kiện khách quan. Gia đình của các em 
đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào cũng may mắn 
được bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập. Và có biết bao nhiêu bố 
mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc hay ốm đau bệnh hoạn, ... nên 
không ngó ngàng gì đến việc học của con cái, thậm chí các em còn bị mắng 
chửi, đánh đập ... Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó 
thì rất dễ nổi giận đùng đùng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan 
hệ thầy - trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng 
không học bài, làm bài, tôi không kết án trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến 
hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi 
phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải 
đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.
 Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi 
những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra 
những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi 
khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày 
càng hoàn thiện hơn. 
 Khi nói chuyện, giảng bài, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm 
của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một 
người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy 
trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao 
dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm 
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 14 - Trường TH Lý Tự Trọng

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chu_nhiem_nham_nang_cao.doc