SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

Lời dạy thấm thía ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là ngọn đuốc soi đường chỉ lối để Đảng và Nhà nước ta đưa ra những hoạch định, chính sách, đường lối phù hợp. Tại hội đồng lần thứ II của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã xác định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong đó Giáo dục Tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Điều này cũng có thể hiểu giáo dục tiểu học là nền tảng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của một quốc gia, dân tộc. Vì thế mà dạy học và giáo dục ở tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ đặt nền móng cho giáo dục phát triển mà nó còn đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của con người mà chính người giáo viên tiểu học là người sẽ đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng đó.

Không giống với các cấp học khác, người giáo viên vừa dạy hầu hết các môn học, vừa có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Bên cạnh đó, giáo viên còn giáo dục học sinh qua các hoạt động ngoại khóa, vừa có trách nhiệm quản lí giáo dục toàn diện học sinh trong mối quan hệ với các học sinh khác trong trường, với gia đình và xã hội. Chính vì vậy, trong nhà trường tiều học, giáo viên chủ nhiệm có vai trò cực kì quan trọng và to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân đang được cải thiện, nhu cầu phát triển toàn diện hơn của con người cũng được đặt ra thì các nhà trường tiểu học cũng đang tiến hành tổ chức các mô hình dạy học mới: dạy đủ các môn có chất lượng, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức học sinh học bán trú, … Và cách thức, phương pháp dạy học của giáo viên cũng thay đổi, không chỉ có chức năng cơ bản là truyền đạt kiến thức cho học sinh mà giáo viên phải là người tổ chức, hướng dẫn mọi hoạt động (nhận thức, giao tiếp, lao động xã hội…). Vì thế mà trách nhiệm của người giáo viên nói chung hay người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng hết sức quan trọng.

doc 21 trang phandinh 08/05/2024 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học
 buổi/ngày, tổ chức học sinh học bán trú,  Và cách thức, phương pháp dạy học 
của giáo viên cũng thay đổi, không chỉ có chức năng cơ bản là truyền đạt kiến 
thức cho học sinh mà giáo viên phải là người tổ chức, hướng dẫn mọi hoạt động 
(nhận thức, giao tiếp, lao động xã hội). Vì thế mà trách nhiệm của người giáo 
viên nói chung hay người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng hết sức quan trọng.
 Là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy và chủ nhiệm lớp ở 
trường tiểu học, tôi thực sự nhận thức được vai trò to lớn của công tác giáo viên 
chủ nhiệm lớp. Đó là một việc hết sức quan trọng mà không một nhà quản lí hay 
giáo viên nào có thể xem nhẹ được. Chính vì thế mà trong suốt thời gian công 
tác, bản thân tôi luôn trăn trở và luôn cố gắng tìm tòi những điều hay, ý hợp để 
tự bồi dưỡng thêm cho bản thân có được kinh nghiệm tốt trong công tác giáo 
viên chủ nhiệm lớp. Chính vì tất cả những lí do đó mà tôi đã quyết định chọn đề 
tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường 
tiểu học”.
2. Tên sáng kiến
“Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu 
học”.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hoài.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hoàng Hoa – Tam Dương - Vĩnh 
Phúc.
- Số điện thoại: 0395588786 - Email: khanghoai1976@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hoài.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Học sinh khối lớp 1 Trường Tiểu học Hoàng Hoa – Tam Dương - Vĩnh Phúc.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Từ ngày 20 tháng 9 năm 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Về nội dung của sáng kiến: “Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên 
chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học”.
 2 Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, 
giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây 
dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng 
thành theo từng năm tháng.
 Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình; đoàn kết thân ái 
với bạn bè như anh em ruột thịt; lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. 
Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên 
chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.
 Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ 
nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong 
suốt cuộc đời họ.
* Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp:
 Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ 
máy tự quản của lớp; phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, 
đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây 
dựng hàng năm.
 Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ 
nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.
 Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các 
đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên; phong trào văn hóa, văn nghệ, 
thể thao được tiến hành thường xuyên,  Chất lượng gióa dục của học sinh phụ 
thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập 
thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp.
* Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp
 Giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, 
nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể.
 Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham 
mưu cho Sao nhi đồng của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban cán sự, tổ chức 
các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem 
lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
 4 - Đề ra những yêu cầu để tập thể học sinh phấn đấu, xây dựng nền nếp học tập 
của lớp, nội quy của lớp.
- Thành lập ban cán sự lớp để thực hiện công việc của lớp mà giáo viên chủ 
nhiệm lớp giao cho.
- Ở lứa tuổi tiểu học, các em rất hiếu động nên rất thích hoạt động. Việc giáo 
viên chủ nhiệm giao công việc, chắc chắn sẽ đem lại niềm vui cho các em, các 
em sẽ tích cực hơn để được thầy cô khen, dù là nhỏ nhưng các em vẫn luôn 
muốn được tự khẳng định mình. Do đó, giáo viên có thể giao cho các em một số 
công việc sau:
+ Kiểm tra việc duy trì nền nếp của lớp ( đi học muộn, trang phục, ).
+ Kiểm tra thực hiện nội quy của lớp, trường (về việc học bài, giơ tay phát biểu 
ý kiến, ).
+ Duy trì các sinh hoạt của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức và phát động các phong trào học tập, thi đua về 
nhiều chủ đề khác nhau:
+ Phong trào thi đua học tập tốt kính dâng thầy cô (20-11)
+ Phong trào thi đua chào mừng ngày 22-12, 8-3, 26-3, ngày sinh nhật Bác.
+ Phong trào “Rèn chữ, giữ vở”.
+ Tổ chức các phong trào ngoại khoá: hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học và 
làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, 
* Giáo dục những phẩm chất đạo đức cho học sinh
- Giáo dục về chuẩn mực, thái độ xã hội: Thông qua môn Đạo đức được dạy 
trong nhà trường cũng như việc tham gia các hoạt động xã hội giúp các em có 
những tình cảm, thái độ đúng đắn: yêu thầy cô, yêu bạn bè, ...
- Giáo dục những chuẩn mực đối với thái độ lao động: tích cực tham gia các 
công việc lao động khác nhau, phù hợp với sức của mình, biết tôn trọng 
người.
 Trong trường tiểu học, người giáo viên phải đặc biệt chú trọng giáo dục 
các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, thông qua việc phối hợp cùng giáo viên khác, 
với các hoạt động của Đội, Sao.
 6 thời. Thường xuyên trao đổi vơi giáo viên bộ môn, lắng nghe ý kiến của bạn về 
lớp mình để có cách giải quyết hay.
 Đối với phụ huynh học sinh và các tổ chức khác
* Đối với phụ huynh học sinh:
 Trước hết giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức và thành lập các Chi hội phụ 
huynh của lớp để cùng phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo 
dục học sinh.
 Giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp phụ huynh, nêu rõ kế hoạch hoạt động 
của trường, lớp; thông báo kết quả học tập của các em thường xuyên.
* Đối với các tổ chức khác:
 Việc kết hợp giáo dục để đem lại hiệu quả cao là việc làm thường xuyên 
của bất kì giáo viên chủ nhiệm nào. Sự phối hợp đó không chỉ đối với phụ 
huynh học sinh mà còn có thể phối hợp với các tổ chức khác.
 Trong công tác chủ nhiệm của mình, người giáo viên cần phải khéo léo, 
linh hoạt trong mọi mặt để có thể huy động một cách tối đa sự giúp đỡ của các 
tổ chức và cộng đồng để đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
 Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 1C
+ Về hoàn cảnh gia đình học sinh
Tổng số: 36 em trong đó có 14 học sinh nữ, 22 học sinh nam.
Qua tổng thể, tập thể lớp 1C là một tập thể đoàn kết, trong đó:
- Con em gia đình cán bộ công nhân viên: 10 em.
- Con gia đình nông dân: 26 em.
+ Tìm hiểu về đặc điểm năng khiếu, sở trường và sức học của mỗi em
- Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ lớp có 3 em có năng khiếu hát múa. Các em 
là những “cây văn nghệ” của lớp, của trường.
- Công việc tổ chức lớp học, xây dựng các phong trào lớp
+ Phân tổ
Việc phân tổ cô giáo dựa trên năng lực học tập của mỗi em, cơ cấu nam nữ, học 
sinh năng khiếu để phân chia thành 3 tổ. Mục đích của việc phân tổ dựa vào các 
 8 sẽ kích thích các em phấn đấu, rèn luyện để đạt được kết quả cao. Trong việc 
khen thưởng, tôi luôn chú ý đến việc đảm bảo công bằng, không thiên vị, khen 
trước lớp, những học sinh chưa có tiến bộ rõ rêt; nhắc nhở và động viên để học 
sinh nhanh tiến bộ. Điều này đã tạo động lực cho cho học sinh của lớp phấn đấu 
học tập, tu dưỡng.
+ Kích thích hứng thú học tập của học sinh
 Để việc học tập đạt hiệu quả cao thì việc giáo viên kích thích hứng thú 
học tập của học sinh công việc không thể bỏ qua. Nhận thức sâu sắc được điều 
này, tôi luôn có phương pháp để tạo sự hấp dẫn, tươi mới cho học sinh. Đặc biệt 
cô cũng rất quan tâm, gần gũi học sinh để nắm bắt được đặc điểm tâm lí từ đó cô 
lựa chọn phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp.
+ Quan hệ với phụ huynh học sinh
 Ngay từ đầu năm học trong kế hoạch tháng 9 của mình, tôi đã bầu ra Ban 
chấp hành Hội phụ huynh học sinh gồm 1 Chi hội trưởng và 1 Chi hội phó, 1 ủy 
viên của Ban Chi hội.
* Thực tế công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 1C
+ Thuận lợi
 - Các em có cùng lứa tuổi và hầu hết đều ngoan ngoãn, chăm chỉ, thích đi 
học. Phụ huynh rất quan tâm đến con em mình. Ngay từ đầu năm học, các bậc 
phụ huynh đã mua sắm đầy đủ các đồ dùng cơ bản như sách giáo khoa, bút, bộ 
đồ dùng, 
 - Ban giám hiệu nhà trường và địa phương quan tâm trang bị đầy đủ cơ sở 
vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục.
 - Bản thân tôi được dạy và chủ nhiệm lớp 1 đã 5 năm. Được đi tập huấn 
chương trình Công nghệ giáo dục và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy năm thứ 
hai. Hơn nữa, tôi luôn học hỏi kinh nghiệm công tác chủ nhiệm của các bậc đàn 
anh đàn chị để đưa lớp trở thành lớp tiên tiến xuất sắc.
 Tôi cũng đã tích cực nghiên cứu những đặc điểm của tâm sinh lý lứa tuổi 
học sinh tiểu học để có những phương pháp giáo dục phù hợp. Từ đó hoàn thành 
 10 dạy. Do vậy, ngoài tiết Tiếng Việt Công nghệ trên lớp, tôi luôn chú ý bồi dưỡng 
ngôn ngữ Tiếng Việt cho các em qua các môn học khác: tự nhiên xã hội, đạo 
đức, thủ công, ... Tôi thường sử dụng tranh, vật thật kết hợp trong tiết dạy hoặc 
giới thiệu những nội dung gần gũi với cuộc sống thực tế ở địa phương để học 
sinh có nhiều cơ hội được nghe - trả lời, nhằm phát triển lời nói tự nhiên.
 Bồi dưỡng vốn ngôn ngữ cho học sinh giúp các em hiểu nhanh, hiểu đúng 
và thực hiện đầy đủ những yêu cầu của giáo viên. Các em sẽ mạnh dạn và tự tin 
trong giao tiếp. Qua đó, giúp công tác chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục 
được thuận lợi.
- Thực hiện tốt các hoạt động giáo dục
 Từ thực tế nhiệm vụ năm học do ngành giáo dục và nhà trường đề ra, 
cùng với việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, nhất là 
học sinh lớp 1 khi các em bước chân vào môi trường học tập và rèn luyện mới, 
tôi đã xác định mục tiêu, hướng phấn đấu cho từng mặt giáo dục cần phải được 
kết hợp với nhau, cụ thể như sau:
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
+ Giáo dục về năng lực, phẩm chất
 Ở lớp 1, việc giáo dục, năng lực, phẩm chất cho học sinh là hết sức quan 
trọng và cần thiết nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu của những hành 
vi, phẩm chất đạo đức, lối sống phù hợp. Giúp học sinh có ý thức về những 
phẩm chất đó, có thái độ tích cực và có hành vi, thói quen tương ứng. Để giáo 
dục kỹ năng sống cho học sinh tôi đã tích hợp qua việc xây dựng không gian lớp 
học và tu bổ không gian lớp thật phong phú. Cụ thể là việc xây dựng góc môi 
trường là nơi trưng bày các cây xanh do chính các em sưu tầm, chăm sóc để các em 
được hòa mình vào với thiên nhiên, giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường. Bên 
cạnh đó hình thành cho các em năng lực quan sát, năng lực hợp tác giúp các em 
hiểu nội dung nhưng bài học trong môn tự nhiên - xã hội một cách sâu sắc.
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_giao_vien_chu_nhiem_l.doc