SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh
- Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, khoa học, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao.
Nhưng kéo theo đó thì giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu, họ chưa thực sự coi trọng, quan tâm đến những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Học sinh hôm nay sống bàng quan, ích kỉ, thiếu trách nhiệm với gia đình, bản thân; chay lười học tập, đua đòi, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp; dùng mạng xã hội Facebook chỉ để “nói nhảm” và giết thời gian.
- Điều này đang là vấn đề cấp bách đối với các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.
- Một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiền lành không phải sinh ra đã được như vậy mà nhờ được chăm sóc giáo dục. Bác Hồ cũng đã từng viết “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
- Một đứa trẻ lớn lên, hình thành được một tính cách tốt hay xấu trước hết nó phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn trong gia đình, nhà trường, môi trường xã hội, các hoạt động xã hội mà các em tham gia. Mà ở trường thì người gần gũi các em nhiều nhất và có thể có sự ảnh hưởng lớn nhất đến các em là giáo viên chủ nhiệm (GVCN).
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh
2 - Và tôi không muốn chỉ nói lên nhìn nhận về thực trạng hiện nay, mà tôi muốn nêu lên những biện pháp khắc phục, những kinh nghiệm, những thành công nho nhỏ trong việc giáo dục nhân cách học sinh THCS của bản thân tôi, mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp từ quí thầy, cô giáo. - Đó là lí do để tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm này : “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH”. 2.2./ Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm này: Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn : 2.2.1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Từ đó đề xuất những biện pháp giáo dục học sinh có hiệu quả, xây dựng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh THCS, giúp các em trở thành những người có ích cho xã hội. 2.2.2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. 2.2.3.Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ đồng nghiệp, cán bộ quản lí nhà trường, Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục – Đào tạo, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót, để đảm nhận tốt hơn nữa vai trò chủ nhiệm của mình. 2.2.4. Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. 2.3./ Đối tượng nghiên cứu: - Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS - Quá trình rèn luyện, phát triển nhân cách của học sinh THCS - Vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh. 2.4./ Phạm vi nghiên cứu: - Môi trường giáo dục học sinh trường THCS Nguyễn Trãi - Đại Lộc – Quảng Nam. 4 Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giáo dục học sinh trong trường THCS, công tác chỉ đạo của các cán bộ quản lý giáo dục ở trường THCS. 3./ CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Nhà trường, gia đình, xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất, đạo đức, lối sống cho học sinh. Trong đó nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. - Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất, nên nhà trường là lực lượng giáo dục hiệu quả nhất, hội tụ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ gia đình, xã hội. Không ai khác người trực tiếp hiện thực hóa những chức năng trên trong trường THCS chính là GVCN. - SKKN này nhằm xác định ý nghĩa, vai trò của GVCN và nhà trường trong hoàn cảnh môi trường xã hội, quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phong phú. Đó không chỉ là việc tổ chức tốt giáo dục trong nhà trường, mà còn tổ chức phối hợp tất cả các hoạt động, các lực lượng của xã hội tạo ra sự thống nhất trong môi trường giáo dục, phát huy mọi tiềm năng của xã hội, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đến quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh. - Cơ sở lí luận chủ yếu của tổ chức hoạt động giáo dục giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh là lí luận dạy học và giáo dục, là các vấn đề của tâm lí học về sự phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh thông qua quá trình tổ chức các hoạt động và giao lưu. Đó cũng là luận điểm cơ bản về mối quan hệ giữa cá nhân với hoàn cảnh xã hội và tự nhiên. Nó cũng nói lên mối quan hệ biện chứng giữa quá trình tác động có định hướng của giáo dục xã hội với sự hoạt động, tự giáo dục, tự rèn luyện của cá nhân. - Hiệu quả của hoạt động giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khách quan và chủ quan của chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục. - Quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống (học tập, lao động, vui chơi, sinh hoạt tập thể, giải trí,.) cho học sinh. Là một quá trình chuyển hóa tự giác, tích cực, những yêu cầu, chuẩn mực xã hội thành hành vi, thói quen tương ứng ở người học dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên. 4./ CƠ SỞ THỰC TIỄN: 6 Xác định mục tiêu, phương hướng và đưa ra những chỉ tiêu, phấn đấu về hạnh kiểm, học tập của học sinh lớp chủ nhiệm. GVCN là người triển khai các giải pháp cụ thể để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác. 5.1.2/ Vai trò của giáo dục đạo đức, nhân cách - Mục tiêu mà giáo dục hướng đến đó chính là sự trưởng thành của đối tượng giáo dục ở tất cả các mặt: tri thức, hiểu biết, kĩ năng, đạo đức, nhân cách trong đó đạo đức, nhân cách là quan trọng nhất. - Tri thức và nhân cách vốn là hai mặt của một con người, trong đó nhân cách có vị trí đặc biệt quan trọng. Quan niệm này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong câu nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. - Đạo đức là tiêu chí đánh giá sự văn minh, cao thượng của xã hội, con người. Người có đạo đức là người cao thượng; một dân tộc, mặc dầu kinh tế còn lạc hậu, nhưng có được đạo đức cần, kiệm, liêm, chính thì vẫn xứng đáng là một dân tộc văn minh. - Đạo đức giúp cho con người luôn giữ được nhân cách, bản lĩnh làm người trong mọi hoàn cảnh, không dễ bị thay đổi trước những xoay vần, biến thiên của thời cuộc: Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể lay chuyển, sức mạnh không thể khuất phục. - CHƯƠNG 2. NHÂN CÁCH, SỰ PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH HỌC SINH. 5.2.1./ Khái niệm về nhân cách: - Nhân cách: Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, qui định bản sắc và giá trị xã hội của con người. - Sự phát triển nhân cách: Biểu hiện qua các dấu hiệu cơ bản sau: + Sự phát triển về mặt tâm lý: biểu hiện ở những biến đổi cơ bản trong các quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, ,hành động, đặc biệt là sự hình thành và hoàn thiện các thuộc tính tâm lí, các quá trình, các trạng thái tâm lý của cá nhân + Sự phát triển về mặt xã hội: Thể hiện ở những biến đổi trong cách ứng xử của cá nhân đối với những người xung quanh, sự tích cực của cá nhân khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội. 8 của dân tộc, của người Á Đông. - Đó là giáo dục niềm tự hào về một Đất nước đang trong quá trình đổi mới và niềm tự hào về những thành quả mà nhân dân ta, dân tộc ta đã đạt được, được thế giới công nhận như ở các lĩnh vực Toán học ( giải Field), thể thao ( Cờ vua, bơi lội..), các kì thi Olympic thế giới.. - Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước là giáo dục cho các em về những truyền thống cao đẹp của dân tộc như sống giàu tình cảm, hài hòa giữa lí và tình, gắn bó với tổ tiên, quê hương, cội nguồn. Cần có ví dụ cụ thể nhằm giúp học sinh nhận thức được những phẩm chất truyền thống của dân tộc chẳng hạn ngày lễ tết, người Việt thường chọn về quê sum họp trong không khí đầm ấm của gia đình thay cho việc đi tham quan, du lịch như các nước phương Tây. Nhận thức được vẻ đẹp truyền thống của dân tộc sẽ giúp học sinh thêm tự hào về đất nước, dân tộc mình. Từ đó nâng cao niềm tin ở tương lai và khơi gợi ý thức đóng góp, cống hiến của thế hệ học sinh hôm nay. 5.3.2./Giáo dục lí tưởng sống: - Giáo dục lí tưởng sống cho học sinh cũng là một trong những nội dung quan trọng của công tác phát triển, hoàn thiện nhân cách học sinh. Rèn luyện cho học sinh sống có lí tưởng và theo đuổi lí tưởng cao đẹp là một việc có ý nghĩa lớn lao đối với người GVCN. - Trước hết cần giúp học sinh hiểu rõ khái niệm “lí tưởng sống” là gì? Lí tưởng sống là mục đích sống cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn vươn tới. Lí tưởng sống là thước đo phẩm chất con người. - Mỗi một thế hệ theo đuổi một mục đích sống riêng. Trong thời đại chống giặc ngoại xâm , hàng triệu thanh niên đã lên đường ra trận vơi bài ca “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”, dâng hiến tuổi xuân cho Đất nước. Đó là một thế hệ đã sống với một lí tưởng cao cả:chiến đấu và hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ Quốc. - Trong số những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì nền độc lập dân tộc, Anh hùng Liệt sĩ Lý Tự Trọng đã để lại câu nói nổi tiếng về lí tưởng sống “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác”. Câu nói nổi tiếng ấy cùng với sự hi sinh cao cả của Anh hùng Lý Tự Trọng đã trở thành biểu tượng cao đẹp của Chủ nghĩa Anh 10 - Một người trở thành lương thiện hay bất lương “phần nhiều do giáo dục mà nên”. Điều này cho thấy người GVCN có vai trò như thế nào trong việc giáo dục nhân cách cũng như tình cảm đạo đức học sinh. - Tình cảm đạo đức thể hiện biểu hiện ra bên ngoài bằng thái độ, cảm xúc, hành động. Chẳng hạn trước những hành vi đen tối, bỉ ổi, con người thường căm giận, ghê tởm. Trước những nghĩa cử cao đẹp, con người sẽ thán phục, tự hào. - Một khía cạnh trong giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh đó là giáo dục và bồi dưỡng lòng yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ. - Cơ chế thị trường đã đem đến cho con người cuộc sống hiện đại, phát triển, nhịp điệu hối hả, vội vàng. Thế nên mặt trái của nó là khiến cho sự lạnh lùng, vô cảm đang có nguy cơ gia tăng trong xã hội. Điều đó đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và GVCN nói riêng một nhiệm vụ hết sức quan trọng là giáo dục lòng nhân ái, yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. - Việc giáo dục lòng nhân ái, yêu thương cho học sinh là công việc đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ. Trước hết cần thông qua những việc làm cụ thể để bồi dưỡng tình yêu thương ở các em. Tránh giáo dục lí thuyết, áp đặt. Hãy từ một hoàn cảnh cụ thể trong lớp, trong trường khơi gợi ở các em sự quan tâm, chia sẻ, từ việc làm nhỏ đến ý thức trách nhiệm lớn. - Học sinh cần nhận thức được rằng: tình cảm yêu thương, tấm lòng nhân ái là một khía cạnh đạo đức con người. Bắt đầu từ sự lắng nghe, quan tâm, sau đó là chia sẻ, giúp đỡ, cao hơn hết là sự hi sinh. - Một khía cạnh nữa trong giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh đó là giáo dục ý thức và thái độ kính trọng, yêu quí người lớn tuổi, thầy cô giáo... - Để giáo dục học sinh ý thức, thái độ kính trọng, lễ phép đối với người lớn, với thầy cô giáo phải có biện pháp cụ thể. Ví dụ như: trong mỗi học kì, cần tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề về tình cảm thầy-trò, về mái trường và tập thể lớp. - Giáo viên phải là người thấu hiểu, nâng niu, trân trọng những cử chỉ, hành vi biểu lộ tình cảm cao đẹp giữa thầy và trò. Không nên có lời nói, cử chỉ khiến học trò cảm thấy bị tổn thương. Từ những cử chỉ, hành vi, lời nói biểu lộ tình cảm đơn sơ, mộc mạc, GVCN cần biết cách nâng lên thành ý thức về đạo lí thầy trò, về mối quan hệ cao đẹp trong xã hội.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_ve_vai_tro.doc