SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp cho học sinh Lớp 2A7 trường Tiểu học Quang Trung - Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng
trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu, nền móng đầu tiên cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên
chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi,
trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể …và cả hoạt động học tập ở nhà của
học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ là người dạy chữ mà còn
dạy các em cách sống, cách cư xử với mọi người xung quanh. Đồng thời cũng là
người hiểu được tâm tư tình cảm của trẻ nhiều nhất, làm tốt công tác chủ nhiệm,
giáo viên ngăn chặn được trẻ bỏ học, trẻ trầm uất vì gia đình, trẻ bỏ nhà đi lang
thang, trẻ giải quyết bất đồng trong bạo lực…đồng thời phát huy được những
năng khiếu tiềm ẩn ở các em, từ đó các em cũng thích đi học và phát triển năng
khiếu của mình. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm
với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học
sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm
thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu, nền móng đầu tiên cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ
năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên
chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi,
trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể …và cả hoạt động học tập ở nhà của
học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ là người dạy chữ mà còn
dạy các em cách sống, cách cư xử với mọi người xung quanh. Đồng thời cũng là
người hiểu được tâm tư tình cảm của trẻ nhiều nhất, làm tốt công tác chủ nhiệm,
giáo viên ngăn chặn được trẻ bỏ học, trẻ trầm uất vì gia đình, trẻ bỏ nhà đi lang
thang, trẻ giải quyết bất đồng trong bạo lực…đồng thời phát huy được những
năng khiếu tiềm ẩn ở các em, từ đó các em cũng thích đi học và phát triển năng
khiếu của mình. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm
với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học
sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm
thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp cho học sinh Lớp 2A7 trường Tiểu học Quang Trung - Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp cho học sinh Lớp 2A7 trường Tiểu học Quang Trung - Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này với đề tài : “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp” Tôi mong được chia sẻ và nhận được nhữngđóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo đồng nghiệp của tôi. Với mong muốn góp phần đưa chất lượng giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm, của trường, của các cấp học ngày càngđi lên. 2- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤCỦA ĐỀ TÀI. *Mục tiêu: Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn: Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vềmọi mặt, không chỉ mang lại cho các em học sinh tri thức mà hình thành nhân cách, rèn luyện đạo đức cho các em ngay từ ban đầu. Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực, mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Được chia sẻvới đồng nghiệp những việcđã làm vàđã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp để tôi phát huy hơn nữa những mặt mạnh,điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp: - Duy trì sĩ số 100% tạo ra không khí thân thiện, tích cực cho học sinh trong lớp. - Kích thích sự phát triển toàn diện vềmọi mặt của học sinh lớp mình chủ nhiệm. -100 % học sinh của lớp thực hiện đầy đủnăm nhiệm vụcủa người học sinh, học sinh thực hiện tốt nội quy lớp học. - Phát huy tốiđa vai trò tự quản, tựhọc của từng học sinh, tập thểhọc sinh. -Tạo sự đoàn kết một lòng trong tập thểhọc sinh. - 2 - nhiệm vụ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn có chức năng tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụcủa giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viênđã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý,điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tưtưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục giađình, nhà trường và xã hội bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hộiđang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫnđang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sựmưu sinh của giađình nên không ít phụ huynhđã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Chính vì vậy, người giáo viên phải có kiến thức sư phạm cao. Đặc biệt phải có “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp” mới có thểnắm bắt hết đặcđiểm tâm sinh lý, trình độtừng học sinh để có hướng giảng dạy và giáo dục đạt kết quảtốt nhất theo mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước đề ra. 2 - THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Đầu năm học 2018 – 2019 tôi được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm lớp 2A7. Phụ huynh học sinh chủyếu là lao động chân tay, một số giađình kinh tế khó khăn, một số phụ huynh trình độvăn hóa chưa cao nhưng được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và chính quyền địa phương mà trường lớp khang trang, cơsởvật chất đầy đủ. Nhưng bên cạnhđó tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: -Hầu hết các emđi họcđúng độ tuổi quy định. - Trang thiết bị phục vụ giảng dạy tương đối đầy đủ. - Giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến lớp, có tinh thần trách nhiệm cao. - 4 - Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tácđiều tra thông qua phiếu. Tôi phát cho mỗi em một phiếuđiều tra và yêu cầu các emđiền đầy đủ thông tin trong phiếu: Qua phiếuđiều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết vềtừng học sinh để ghi vào sổ cá nhân để theo dõi học sinh. Mặt khác tôi chủ động gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm lớp 1A7 đểnắm được những thông tin cơbản của lớp học năm trước Và quan trọng hơn cả là để tôi hiểu một phần vềhọc sinh của mình, điềuđó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. -Tổ chức bầu ban cán sựlớp: Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sựlớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Năm học trước, Ban Cán sựlớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm hoặc giáo viên theo dõi các em trong quá trình học tập để đưa ra quyết định chọn ban cán sựlớp. Nhưng lên lớp 2, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em tự ứng cử mình. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sựlớp được diễn ra như sau: Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó. Tôi khuyến khích các em xung phongứng cử. Các em này phải là những em học sinh có học lực tốt. Có tư cách đạo đức tốt. Biết giao tiếp tốt, biết quản lí lớp. Có tinh thần trách nhiệm cao trong các công việc của tập thể. Việc tiến hành bầu cửsẽ làm các em vui, hào hứng và đặc biệt các em cảm thấy mình được tin tưởng và sẽ bày tỏ ý kiến của mình là tiền đề cho việc xây dựng lớp học tự quản sau này. Còn các em trúng cửsẽcốgắng làm tốt nhiệm vụ được giao vì mình được các bạn tin tưởng. Sauđó tôi phân công nhiệm vụcụ thể cho từng thành viên trong ban cán sựlớp: - Phân công nhiệm vụcụ thể cho ban cán sựlớp: Sau khiđã bầu chọn được Ban Cán sựcủa lớp, tôi giao nhiệm vụcụ thể cho từng em như sau: - 6 - * Tóm lại: Nhiệm vụcủa mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sauđó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổmột cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làmđúng các nhiệm vụcủa mình. Ngoài ra, ban cán sựlớp phảiđoàn kết và hợp tác chặt chẽvới nhau trong công việc chung. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, cùng các cán bộlớp nhận xét,đánh giá từng tổ, từng thành viên trong lớp, sauđó cảlớp cùng nhau trao đổi,đóng góp ý kiến cho các nhận xétđánh giá trên. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp ban cán sựlớp một lần đểtổng kết các mặt làm được của từng em và của lớp, động viên khen ngợi những việc các em làmđã tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học: Đầu năm tôi đưa ra nội quy lớp học cho học sinh cảlớp cùng thực hiện: -Nềnếp, kỉ luật: 1.Đi họcđúng giờ, ra vào lớp xếp hàng ngay ngắn. Nghỉhọc phải xin phép giáo viên chủ nhiệm. 2. Duy trì sĩsốtốt, chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi hơn trong trường. 3. Không mang tiền, đồ chơi, trang sức đến trường. 4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, không có học sinh xả rác bừa bãi. 5. Khôngđùa nghịch, chạy nhảyđá bóng trong lớp, trên hành lang và trên cầu thang. 6. Mặc đồng phục theođúng quy định của nhà trường. 7. Không tự tiện sửdụng đồcủa người khác. -Học tập: 1. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp. 2. Có ý thức tự giác, trung thực trong học tập 3. Giữ trật tự trong giờhọc, sinh hoạt tập thể. 4. Làm bài đầy đủ theođúng yêu cầu thầy, cô giáo. - Lao động, vệ sinh: 1. Giữvệ sinh chung, vứt rácđúng nơi quy định. - 8 - *Nềnếp học tập: -Dựa vào năng lực học tập của mỗi học sinh đểtừ đó phân các em thành nhiều nhóm. Phân hoá theo đối tượng học sinh, để có kế hoạch phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn. - Tôi luôn tranh thủ đến lớp sớm vào đầu giờhọc để cùng kiểm tra và dò bài với các em . - Tôi thường xuyên nhận xét cụ thể, đầy đủ. Nắm tình hình sức học của các em đểkịp thời bồi dưỡng, uốn nắn , giúp các các em thấy đượcđiều làm được cần phát huy và lỗi của mình thì có hướng khắc phục. Tôi luôn tìm hiểu, học hỏi, trau dồi các phương pháp giảng dạy tích cực để giảng dạy có hiệu quả. - Trong quá trình dạy học , giáo viên là ngườiđiều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy tôi thường áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như: Trong phân môn tập đọc, phần tìm hiểu bài tôi thường tổ chức trò chơi “Ô chữ”...Ở môn toán với các bài nối kết quảvới phép tính tôi tổ chức trò chơi “Thỏ tìm cà rốt”, - Tôi cũng sửdụng phương pháp : học mà chơi – chơi mà học, nhưng không vì thế mà làmảnh hưởng đến những lớp xung quanh. Ví dụ : Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn, không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô giao. *Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viênđã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩnăngởmỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi - 10 - - Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôiđã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt học tập, tích cực tham gia các phong trào như sau: + Xếp loại tổ: Tổ nào đạt nhiềuđiểm thiđua, xếp thứ nhất sẽ được món quà chung cảtổ. + Xếp loại cá nhân: Mỗi tuần tặng 1 quyển vở ( hoặc thước kẻ, bút chì) cho mỗi học sinh đạt số điểm tốt cao nhất tổ. + Tặng một phần quà cho học sinh được khen thưởng phong trào nhà trường đề ra. - Sau mỗi tuần thiđua bầu chọn một học sinh tuyên dương trước lớp vềmọi mặt và nhận thưởng. - Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần mới được nhận thưởng lại( nếu emđóđiểm nhất tổ thì chọn emđiểm nhì tổ..) - Đặc biệt chú ý đến học sinh mặc dầu trong học tập, sinh hoạt đạt kết quả chưa cao nhưng có tiến bộ thì vẫn được khen thưởng. Biện pháp 3: Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” * Phát động phong trào lớp học thân thiện, học sinh tích cực: Phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Ngay từ những ngày đầu tiên nhận lớp tôiđã phát động phong trào. * Những yêu cầu cơbản của một lớp học thân thiện, học sinh tích cực: - Không có học sinh chán học, bỏhọc và nghỉhọc không có lí do. - Phải sửdụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học; sử dụng tiết kiệmđiện, nước. -Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, không có học sinh xả rác bừa bãi. - Có tập thểbạn học thân thiện: không nói tục, chửi thề; phải luôn hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập. -Lớp học phải an toàn, không có nguy hiểm, không có tai nạn xảy ra. - 12 -
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop_cho_hoc.pdf