SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2

Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 10 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

Đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và năng lực, phẩm chất của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 1, 2 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó một phần nhỏ ảnh hưởng từ giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp dưới lên lớp trên. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, nếu giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 5. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.

doc 30 trang phandinh 08/05/2024 950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2
 2
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng xét, công nhận sáng kiến trường Tiểu học Tản Hồng
 - Hội đồng xét, công nhận sáng kiến Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba 
 Vì
 Ngày Nơi Trình độ 
 Chức 
 Họ và tên tháng năm công chuyên Tên sáng kiến
 danh
 sinh tác môn
 “Một số kinh 
 Tiểu 
 Giáo nghiệm trong công 
Nguyễn Thị Hồng Thu 27/11/1977 học Tản ĐH
 viên tác chủ nhiệm lớp 
 Hồng
 2”.
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp 2
2. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu: 06/ 09/ 2022
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3. 1 .Tình trạng giải pháp sáng kiến đã biết: 
a. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới: 
 Khi chưa áp dụng sáng kiến vào lớp học thì học sinh nữ trong lớp thường 
chia bè phái, phân biệt, một vài em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu 
bạn; có 5 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật 
tự trong giờ học nhưng lại học rất yếu; lớp có tới 8 em phải ở nhờ nhà ông bà 
nội (ngoại) vì cha mẹ đi làm xa; nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên không có 
góc học tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên 
quên vở  rồi có những chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử khiến tôi 
phải suy nghĩ phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học .
b. Tính cải tiến, sáng tạo để khắc phục nhược điểm của giải pháp đã biết: 
 Đây là đề tài bản than tôi tự học tập và đúc kết kinh nghiệm qua nhiều năm 
giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp của bản thân. Tôi cũng đã có chút ít 
kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở 
tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ 
nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà 
tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế 
nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, 
không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng 
học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sốngcủa học sinh rồi sẽ như thế 
nào? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc 4
6. Đối tượng tham gia áp dụng sáng kiến
 35 học sinh lớp 2D trường Tiểu học Tản Hồng năm học 2022 – 2023.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự 
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Tản Hồng, ngày 1. Tháng 4 năm 2023
 Người nộp đơn
 Nguyễn Thị Hồng Thu 6
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
 1. Cơ sở lý luận. 1
 2. Cơ sở thực tiễn 2
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 2
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2
 V. PHẠM VI, THỜI GIAN 2
 VI. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 2
 B. NỘI DUNG 4
 I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU. 4
 1. Khảo sát: 4
 2. Đánh giá chung: 4
 II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 5
 1.Biện pháp 1. Xây dựng nề nếp lớp học: 5
 1.1. Nắm thông tin về học sinh 5
 1.2. Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp: 6
 1.3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp: 6
 2. Biện pháp 2.Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 7
 2.1.Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp 7
 2.2. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp 9
 2.3. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi dân gian vui 12
 tươi lành mạnh.
 3.Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 13
 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 15
 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16
 C. KẾT LUẬN 17
 I. KẾT LUẬN. 17
 II. KHUYẾN NGHỊ. 17 8
tác chủ nhiệm đầu năm. Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn 
học sinh cách bao bìa dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, 
đề ra các nội qui của lớp,..và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai 
sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. 
 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở 
tiểu học phải trải qua rất nhiều khó khăn, bao sự vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định 
rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là 
nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ được giao. Liên tục nhiều năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ 
số 100%, chất lượng học tập cũng như năng lực - phẩm chất của học sinh luôn 
dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Đó chính là lí do tôi chọn để viết sáng 
kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2”. 
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
 - Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết 
thành kinh nghiệm của bản thân.
 - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong 
công tác chủ nhiệm lớp.
 - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban 
Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy 
những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
 - Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng 
học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 
 Căn cứ vào đề tài nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là việc 
dạy học và làm công tác chủ nhiệm của lớp 2.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 Nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra trong quá trình nghiên cứu tôi 
đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
 - Nghiên cứu tư liệu để thu thập thông tin, nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện 
đề tài.
 - Thực nghiệm sư phạm để thu nhận thông tin về sự thay đổi chất lượng về 
nhận thức và hành vi của học sinh.
 - Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
V. PHẠM VI, THỜI GIAN.
- Phạm vi: Lớp 2D
- Thời gian: Quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm học sinh lớp 2.
VI. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 10
 B. NỘI DUNG
 I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU.
 1.Khảo sát đầu năm.
 Để nắm được tình hình của lớp tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm. 
 Chưa hoàn 
 Sĩ số lớp Hoàn thành tốt Hoàn thành
 thành
 35 hs 
 Số lượng % Số lượng % Số lượng %
 Trước khi áp 
 8 22,9 23 65,7 4 11,4
 dụng
 2. Đánh giá chung. 
Lên lớp 2 các em đã bắt đầu thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và 
cả các mối quan hệ xã hội. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,.Nhưng 
các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em 
rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, 
trong cuộc sống. 
 Năm học 2022 -2023, lớp tôi có tổng số 35 học sinh. Trong đó có 17 em nữ 
thường chia bè phái, phân biệt, một vài em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói 
xấu bạn; có 5 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất 
trật tự trong giờ học nhưng lại học rất yếu; lớp có tới 5 em phải ở nhờ nhà ông 
bà nội (ngoại) vì cha mẹ đi làm xa; nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên không 
có góc học tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường 
xuyên quên vở  rồi có những chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử 
khiến tôi phải suy nghĩ.
 Ở trường tôi, các lớp đều dạy 2 buổi/ ngày. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp 
phải khéo léo sắp xếp thời gian và chuẩn bị trước các đồ dùng dạy học thì mới 
có thể thực hiện được tất cả các tiết học thành công. 
 Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh 
nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu 
học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ 
nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà 
tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế 
nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, 
không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng 
học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sốngcủa học sinh rồi sẽ như thế 
nào? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc 
giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai 
trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop_2.doc