SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Để đạt được mục tiêu đó phải trải qua quá trình dạy học và rèn luyện lâu dài, cần sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều bộ phận liên quan. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng.
Làm thế nào để học sinh thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày vui? Làm thế nào để lớp chủ nhiệm chăm ngoan học giỏi? Làm thế nào các em tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ tâm sự thầm kín? Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho các em trong bối cảnh xã hội đầy cám dỗ với sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội cùng những hiểm họa khôn lường? … đó là nỗi băn khoăn lớn của những thầy, cô giáo đã và đang làm công tác chủ nhiệm.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, nhất là Internet phát triển rất mạnh, nó đã và đang ảnh hưởng lớn (cả tích cực và tiêu cực) đến mọi hoạt động của con người, nhất là giới trẻ. Với đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc điện thoại hay một máy tính kết nối Internet, chúng ta có thể truy cập và tham gia vào rất nhiều trang mạng như: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter…. Nếu biết khai thác, sử dụng mạng xã hội hợp lý thì nó mang lại hiệu quả rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho thanh niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt.
Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo… Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho họ sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ.
Học sinh ở trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh cũng nằm trong thực trạng trên, qua khảo sát, tôi thấy mỗi học sinh có ít nhất một tài khoản của mạng xã hội và tất nhiên, không phải em nào cũng sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức. Trong phạm vi của nhà trường, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho cho các em, tận dụng những ưu điểm của mạng xã hội để tư vấn tâm lí, bồi dưỡng thế giới quan, giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho các em.
Thực tế tại Sở GD&ĐT Nghệ An, trên cơ sở Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến năm 2025” (ban hành theo Quyết định số 3296 QĐ-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở đã ban hành hoặc lồng ghép ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai thực hiện. Sở đã chủ động "nhập cuộc", tận dụng các tiện ích của internet, mạng xã hội trong triển khai công tác chuyên môn và phong trào thi đua trong học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú đa dạng như: Chỉ đạo các đơn vị triển khai xây dựng các trang thông tin điện tử, cổng thông tin, các trang mạng xã hội. Theo đó, tính đến hiện tại, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành đã xây dựng và vận hành cổng thông tin điện tử của đơn vị.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN =====*===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP, THÀNH PHỐ VINH LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả: Mai Thị Hương Số điện thoại: 0932 385 358 Tháng 4/2022 1. Giải pháp 1: Sử dụng mạng xã hội để kết nối, tìm hiểu, tư vấn tâm lí 14 học sinh. 2. Giải pháp 2: Sử dụng mạng xã hội để quản lí lớp, triển khai các kế 17 hoạch của nhà trường. 3. Giải pháp 3: Sử dụng mạng xã hội để giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ 20 năng sống cho học sinh. 4. Giải pháp 4: Sử dụng mạng xã hội để rèn luyện ý thức tự học cho học 24 sinh. 5. Giải pháp 5: Sử dụng mạng xã hội để phối hợp với phụ huynh học 27 sinh. 6. Giải pháp 6: Sử dụng mạng xã hội để phối hợp với giáo viên bộ môn, 28 tổ chức đoàn. IV. MỘT SỐ LƯU Ý SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG CÔNG 30 TÁC CHỦ NHIỆM. V. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 32 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34 I. KẾT LUẬN 34 II. KIẾN NGHỊ 35 PHỤ LỤC 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ. Học sinh ở trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh cũng nằm trong thực trạng trên, qua khảo sát, tôi thấy mỗi học sinh có ít nhất một tài khoản của mạng xã hội và tất nhiên, không phải em nào cũng sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức. Trong phạm vi của nhà trường, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho cho các em, tận dụng những ưu điểm của mạng xã hội để tư vấn tâm lí, bồi dưỡng thế giới quan, giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Thực tế tại Sở GD&ĐT Nghệ An, trên cơ sở Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến năm 2025” (ban hành theo Quyết định số 3296 QĐ-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở đã ban hành hoặc lồng ghép ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai thực hiện. Sở đã chủ động "nhập cuộc", tận dụng các tiện ích của internet, mạng xã hội trong triển khai công tác chuyên môn và phong trào thi đua trong học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú đa dạng như: Chỉ đạo các đơn vị triển khai xây dựng các trang thông tin điện tử, cổng thông tin, các trang mạng xã hội. Theo đó, tính đến hiện tại, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành đã xây dựng và vận hành cổng thông tin điện tử của đơn vị. Vì những lí do trên, trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi trao đổi cùng quý đồng nghiệp đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh”. Nội dung này đã được bản thân tôi và một số đồng nghiệp áp dụng có hiệu quả trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, được sự kiểm nghiệm của tổ chuyên môn, hội đồng khoa học nhà trường. Tôi hi vọng góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng với mục tiêu giáo dục ở trường trung học phổ thông. II.TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Giáo viên khi được giao chủ nhiệm lớp đều ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình với học sinh và nhà trường, nhưng trước sự phát triển của công nghệ 2 PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây: - Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học: Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập, hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học. - Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết: Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ. - Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp: Vai tò tổ chức của 4 chỉ có các mối quan hệ ảo của những người cùng đam mê, sở thíchmà còn có cả những mối quan hệ đời thực. Mạng xã hội thuận tiện ở chỗ có thể sử dụng dù ở đâu, miễn là có thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, ipad, laptop hoặc trên máy tính bàn có kết nối mạng. Mạng xã hội có những tính năng như: chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file... Thông qua mạng xã hội, người dùng có thể tìm kiếm bạn bè, đối tác: - Dựa trên tên nhóm, group như tên trường hoặc tên thành phố - Dựa trên thông tin cá nhân như địa chỉ e-mail, biệt danh - Dựa trên sở thích cá nhân như ca hát, thể thao, phim ảnh - Dựa trên lĩnh vực quan tâm như đầu tư, kinh doanh, mua bán... 2.2. Đặc điểm của mạng xã hội Mạng xã hội hoạt động trên nền tảng Internet. Các mạng xã hội mặc dù có tên gọi, một số tính năng hoạt động, cách sử dụng khác nhau nhưng có chung những đặc điểm như sau: - Người dùng phải tạo hồ sơ, có tài khoản riêng. - Nhiều người dùng liên kết với nhau thông qua tên gọi, địa chỉ email, nickname Các mạng xã hội sẽ kết nối tài khoản người dùng đến các tài khoản cá nhân, tổ chức - Nội dung đăng tải, chia sẻ ở các mạng xã hội là do người dùng tự quyết định về hình ảnh, câu từ Một số mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam: - Facebook: là mạng xã hội phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Với Facebook người dùng có thể tạo tài khoản bằng cả email, lẫn số điện thoại. Những bài đăng trên facebook có thể để công khai, hoặc để chế độ bạn bè hoặc giới hạn đối tượng chia sẻ. - Zalo: Ở Việt Nam, zalo thật sự là một mạng xã hội được cư dân mạng lựa chọn sử dụng áp đảo về con số. Từ những ngày đầu tiên ra mắt cho đến thời điểm hiện tại, zalo đã có những thay đổi rất tích cực. Nhà phát triển ứng dụng này cũng 6 thiệu và bán sản phẩm. Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, mặt bằng, chi phí quảng cáo. Hoặc thông qua Facebook, Zalo... doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng hoàn toàn miễn phí, là cơ hội tuyệt vời cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp nhưng có ít vốn. - Kênh giải trí phong phú: Có thể xem phim, nghe nhạc đủ tất cả các thể loại dễ dàng. - Phát huy tài năng: Mạng xã hội có thể giúp chúng ta giới thiệu tài năng của mình đến mọi người như ca hát, vẽ tranh, nấu ăn, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức... Qua đó, chúng ta có thể nổi tiếng một cách tích cực trên cộng đồng, cũng là con đường hiệu quả để duy trì và phát triển sự nghiệp. Năm vừa qua, nhờ mạng xã hội mà một bộ phận công nhân viên chức, nghệ sĩ, nghệ nhân, giáo viên... vẫn có thể đảm bảo được cuộc sống khi công việc tại văn phòng bị đóng cửa hoặc trì trệ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. - Bày tỏ cảm xúc: Thông qua Facebook, Zalo,... chúng ta có thể bày tỏ cảm xúc và nhanh chóng nhận được sự đồng cảm, chia sẻ từ người thân, bạn bè,... - Cải thiện não bộ: Theo nghiên cứu của giáo sư Gary Small tại Trường Đại học California Los Angeles cho thấy, khi tìm kiếm và đọc nhiều thông tin từ internet, não bộ sẽ hoạt động tốt hơn và làm chậm quá trình lão hóa, nhất là đối với người lớn tuổi. Mục đích sử dụng mạng xã hội phụ thuộc vào mỗi cá nhân mà phát huy lợi ích khác nhau. Giáo viên chủ nhiệm cùng với các lực lượng khác như gia đình, nhà trường...phải hướng dẫn các em biết làm chủ hành vi, cân nhắc mức độ tham khảo một cách hợp lý, chọn lọc thông tin bổ ích để mạng xã hội trở thành công cụ nâng cao giá trị bản thân và sự cống hiến của chính các em cho cộng đồng. 2.4. Mặt trái của mạng xã hội Không thể phủ nhận những lợi ích của mạng xã hội trong thời đại công nghệ số, nhưng nếu để mạng xã hội chi phối quá nhiều vào cuộc sống, không kiểm soát được cũng để lại những hậu quả khôn lường. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghiện mạng xã hội rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn cả nghiện rượu bia, thuốc lá. Vì khi nghiện mạng xã hội sẽ khiến con người mất dần đi khả năng giao tiếp, cảm thấy cô đơn, mắc các bệnh về tâm sinh lý như trầm cảmNgoài ra, sử dụng mạng xã hội sai cách, sai mục đích 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_mang_xa_hoi_trong_cong_tac_c.docx