SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
Định hướng giáo dục học sinh của mình phát triển toàn diện là điều mà mỗi người giáo viên đều trăn trở, bởi cái cốt yếu tồn tại cho đến sau này chính là việc các em thể hiện lối sống, nhân cách, thái độ, cách làm việc của mình như thế nào trong đời sống xã hội, điều mà người ta vẫn gọi là “sống có văn hóa”.
Trăn trở càng nhiều mới thấy nghề giáo quả thực là một nghề vô cùng khó khăn và vất vả, nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà hầu hết các bậc phụ huynh đều phó mặc con cái của mình cho nhà trường mà quên đi môi trường giáo dục từ phía gia đình, từ xã hội. Chính bởi vậy, mỗi người làm nghề giáo, đặc biệt là giáo viên làm công tác chủ nhiệm vừa phải là một người thầy dạy tri thức vừa phải làm tròn bổn phận của một người cha, người mẹ thứ hai dạy học trò cách làm người, cách sống không chỉ cho mình mà còn biết vì người khác. Bác Hồ đã từng dạy rằng “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bởi vậy, nhân cách chính là nền tảng để hình thành một con người, là chìa khóa làm nên thành công của mọi việc, dù là việc khó khăn đến đâu đi chăng nữa. Mỗi chúng ta phải là người nắm giữ chìa khóa giáo dục để phát hiện kịp thời những biểu hiện đi ngược lại với truyền thống, đạo lí làm người mà có biện pháp giáo dục phù hợp.
Việc giúp các em học sinh cùng nhau cảm nhận và trải qua những gian khổ, thử thách sẽ tạo nên đức hi sinh, biết sống vì nhau, biết cảm nhận và trân trọng những giây phút bên người thân, gia đình, bè bạn để sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội. Đó chính là mục tiêu để tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm, đặc biệt là học sinh bước vào lớp đầu cấp THCS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk
Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk 2. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu nghiên cứu Bổ sung một số biện pháp có tính thiết thực nhằm kịp thời đưa vào giáo dục học sinh các giá trị, kĩ năng sống, những trải nghiệm thực tế cần thiết trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là học sinh bước vào năm đầu cấp THCSqua đó giúp các em có cách làm việc khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc làm mới một số hoạt động giáo dục luôn phải song hành với sự tiến bộ của xã hội, giải quyết được những yêu cầu cấp thiết của giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Thay đổi các hình thức tổ chức các hoạt động nhằm giúp các em học sinh hoà đồng với bạn bè, tự tin, năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy, tích cực, tự giác học hỏi từ bạn bè, thầy cô, từ các hoạt động được trải nghiệm trong thực tế, trong xã hội để thấy được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống . Từ việc tham gia các hoạt động bổ ích, các em tự trau dồi cho bản thân khả năng cảm thụ và yêu cái đẹp nhân cách, đồng thời biết cư xử, hành động đẹp với mọi người xung quanh, biết ý thức trách nhiệm với những hành động và việc làm của mình. b. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu một số vấn đề lí luận về tổ chức một số hoạt động phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh lớp 6 ở trường THCS Lương Thế Vinh, H. Krông Ana, T. ĐăkLăk. - Đánh giá thực trạng việc thực hiện một số hoạt động trong công tác chủ nhiệm lớp đầu cấp ở trường THCS Lương Thế Vinh những năm học trước. - Đưa ra một số kinh nghiệm và sáng kiến trong việc tổ chức một số hoạt động nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm thuận lợi hơn trong việc kết nối tinh thần, thái độ làm việc của các thành viên trong tập thể lớp, giúp các em đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau một cách tự nguyện, hết mình trong mọi hoạt động. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk 4. Giới hạn của đề tài Thực hiện các giải pháp này trong quá trình chủ nhiệm lớp 6A5 (Năm học 2016 -2017) - Trường THCS Lương Thế Vinh – H. Krông Ana – T. Đăk Lăk. Có khả năng áp dụng các giải pháp này ở các lớp chủ nhiệm của nhiều trường THCS. 5. Phương pháp nghiên cứu Kiều Thị Vân Anh – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk 2 Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk nguyện học tập, rèn luyện và tự rút ra bài học cho bản thân. Chính việc hiểu các giá trị, kĩ năng sống từ các hoạt động giáo dục ý nghĩa giúp cải thiện quá trình tư duy thụ động của học sinh, học sinh sẽ tiếp cận tri thức một cách tự nhiên hơn, sáng tạo, chủ động hơn với mọi hành động và việc làm của mình. Để giáo dục học sinh một cách toàn diện thì việc tổ chức các hoạt động một cách khoa học, sáng tạo và bám sát tình hình thực tiễn chính là điều kiện cần và đủ để cùng với những hoạt động giáo dục khác tạo nền tảng, hành trang cho các em học sinh đầu cấp bước vào ổn định nề nếp, tạo được tâm lý vững vàng hơn trước mọi sự thay đổi theo bước tiến của nhà trường, của gia đình và xã hội. Với mục đích tiếp nối, bổ trợ các hoạt động dạy - học trên lớp nhằm giúp các em học sinh đầu cấp trang bị đầy đủ các khả năng để có thể hòa nhập nhanh nhất trong tập thể, tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách xử lí công việc khoa học hơn, dễ dàng bắt kịp với các hoạt động xã hội. Vì vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với các hoạt động này là không nhỏ, đặc biệt lại là người trực tiếp chỉ đạo, cố vấn, đồng thời dẫn dắt các em học sinh hoàn thành được những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động, tự nhận thức bản thân, kỹ năng xây dựng quan hệ cá nhân, Người trực tiếp tổ chức các hoạt động cũng phải luôn luôn đổi mới, sáng tạo trong khâu tổ chức các hoạt động. Có như vậy, hiệu quả năng suất làm việc của mỗi cá nhân trong tập thể lớp sẽ tốt hơn, góp phần định hướng hành trang vào đời và hoàn thiện nhân cách cho học sinh một cách toàn diện nhất. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu a. Thuận lợi Hầu hết học sinh được tuyển mới vào trường THCS Lương Thế Vinh đều chăm ngoan, có ý thức tổ chức kỉ luật tốt, năng nổ, hoạt bát trong nhiều hoạt động. Trên nhiều phương diện, cho đến nay trường THCS Lương Thế Vinh luôn được đánh giá là một trong những đơn vị đứng đầu của huyện nhà. Đa số giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đều quan tâm uốn nắn tương đối kịp thời những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh, kịp thời chấn chỉnh, động viên các em tiến bộ. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường về cơ sở vật chất, việc tổ chức các cuộc thi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo hứng thú học tập cho các em ngoài các giờ học căng thẳng. Riêng đối với lớp chủ nhiệm 6A5 – Đây là một lớp học theo mô hình trường học mới, tuyển sinh đầu cấp từ trường Tiểu học Lý Tự Trọng chuyển lên. Phần lớn các em được xếp loại ở mức Hoàn thành tốt, hoàn thành nhiệm vụ. Phần lớn các em ở gần trường, có điều kiện học tập khá tốt. Kiều Thị Vân Anh – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk 4 Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk em cần đến sự chỉ bảo, hướng dẫn từ giáo viên chủ nhiệm lớp, chưa thể tự giải quyết được các tình huống phát sinh trong thực tiễn. 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài này nhằm mục đích giúp GVCN các lớp học đầu cấp THCS có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, qua đó đạt được một số thành công nhất định, đặc biệt là trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Khi vận dụng những giải pháp này, giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng tối đa các tiết sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt 15 phút, các buổi lao động, chăm sóc công trình măng non, và đặc biệt là trong quá trình tập luyện tham gia các hoạt động đoàn thể do nhà trường và cấp trên phát động để tìm hiểu, tương tác với học sinh càng nhiều càng tốt, kích cầu sự hợp tác của các cá nhân trong các hoạt động. Qua đó dần tạo cho học sinh thói quen chủ động, tích cực, hợp tác hơn trong mọi hoạt động một cách tự nguyện, mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp - Giáo viên chủ nhiệm có sự chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, nắm bắt tâm sinh lí học sinh, biết lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ. - Mỗi một hoạt động trong các nhóm giải pháp, biện pháp khi giáo viên chủ nhiệm cùng với tập thể lớp đã thống nhất đưa ra, nhất thiết phải hoàn thành bởi đó chính là việc giữ uy tín đối với học sinh, nếu chỉ xây dựng kế hoạch mà không thực hiện thì tâm lý học sinh sẽ bất ổn, dần dần đánh mất niềm tin và dễ dàng bỏ qua những nhắc nhở, dặn dò của giáo viên chủ nhiệm. Khi tạo dựng lòng tin tưởng với học sinh thì đồng nghĩa với việc người giáo viên chủ nhiệm sẽ nhận được sự yêu mến và tôn trọng từ phía học sinh, cha mẹ học sinh và thuận lợi hơn trong công tác chủ nhiệm lớp Cụ thể, bản thân tôi khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp đầu cấp đã áp dụng các nhóm giải pháp, biện pháp cơ bản như sau: Nhóm giải pháp, biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tình hình chung của lớp và làm quen học sinh Đây là bước vô cùng quan trọng đối với bất kì giáo viên chủ nhiệm lớp nào, tuy nhiên đối với lớp 6 đầu cấp THCS thì đây là bước quyết định để tìm ra những hướng đi mới cho các em trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ sau này. Cụ thể các công việc cần làm như sau: Kiều Thị Vân Anh – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk 6 Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm đối với lớp đầu cấp tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk sinh thể hiện năng khiếu văn nghệ, sau đó phát phiếu ghi thông tin lý lịch sơ lược học sinh. Việc cập nhật thông tin trong Sơ yếu lí lich học sinh rất quan trọng, vì vậy lập biểu mẫu càng chi tiết thì giáo viên chủ nhiệm càng dễ dàng phân công nhiệm vụ, nắm bắt tình hình học sinh một cách cụ thể để kịp thời động viên, khuyến khích học sinh trong một số hoạt động nhằm xử lí công việc nhanh gọn và hiệu quả hơn. Đồng thời, sau khi thu phiếu thông tin Sơ yếu lí lịch học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng dễ dàng hơn trong việc lập danh sách tổng hợp có đầy đủ các nội dung cần thiết để tiện trao đổi thông tin học sinh với nhà trường và phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học. Yêu cầu của việc làm này là các em phải cùng thảo luận và điền thông tin cùng với cha mẹ, qua đó có thể khảo sát mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh đối với con em mình. Từ bảng TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LỚP 6A5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc thông tin này, giáo viên chủ SƠ LƯỢC LÝ LỊCH HỌC SINH nhiệm dễ dàng Họ và tên học sinh:....Ngày, tháng, năm sinh:..//. Giới tính:.Dân tộc:.Tôn giáo:.. nhận xét việc sử Nơi sinh:.. dụng ngôn ngữ Quê quán: Địa chỉ thường trú:.. viết, cách trình Họ và tên cha:.Nghề nghiệp:... bày và ý thức Điện thoại liên lạc của cha:. Họ và tên mẹ:..Nghề nghiệp:... trách nhiệm đối Điện thoại liên lạc của mẹ:.. với tập thể lớp Hoàn cảnh gia đình (Nêu rõ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như thế của từng em, nào, bản thân phải làm công việc gì khác.nêu rõ số thành viên trong gia đình) đồng thời lấy thông tin liên lạc với phụ huynh, nắm bắt Giới thiệu vài nét về bản thân về hoàn cảnh (Nêu rõ những khả năng đặc biệt về văn nghệ, thể dục thể thao hoặc một số kĩ năng khác. Nêu gia đình và lấy rõ những khuyết điểm thường mắc phải trong quả trình học tập và rèn luyện ở Tiểu học và một số thành tích đã được trong các năm học trước. ) nội dung cơ bản được nêu trong Sơ yếu lý lịch làm căn cứ để Hướng phấn đấu của em trong năm học 2016 – 2017 cập nhật trên phần mềm Mong muốn của em đối với cô giáo chủ nhiệm, với tập thể lớp Smas, các bảng biểu, báo cáo Học sinh Phụ huynh học sinh khi có yêu cầu. Kiều Thị Vân Anh – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_nang_cao_chat_luong_cong_tac_ch.doc