SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh Lớp Một
Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”):
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh Lớp Một
“Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh lớp Một ” 9.1.Đối với nhà trường 22 9.2. Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp 23 9.3. Kiến nghị 23 9.4.Kết luận 24 10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến 24 10.1.Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 24 10.2.Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của trường 25 tiểu học 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc 26 áp dụng sáng kiến lần đầu 2 “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh lớp Một ” xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ai cũng rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Về bản thân, giáo viên đều rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường tiểu học nói chung và của lớp 1 nói riêng.Chính vì lí do đó mà tôi chọn nội dung SKKN: “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh lớp Một ” làm đề tài sáng kiến của mình. 2. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh lớp Một ” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Phan Thị Nhung - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Chấn Hưng - Số điện thoại: 0973807593 E_mail: phannhung9190@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Họ và tên: Phan Thị Nhung - Chức vụ: Giáo viên - Địa chỉ: Trường Tiểu học Chấn Hưng 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh lớp Một ” tại trường tiểu học 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Từ tháng 8 năm 2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Cơ sở lí luận 4 “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh lớp Một ” quan, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn giáo viên chủ nhiệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn. 7.1.3. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 1 Thứ nhất, chú ý có chủ định (tức chú ý có ý thức, chú ý vào việc học tập) của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định (chú ý tự do) chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán bởi những âm thanh, sự kiện khác ngoài nội dung học tập. Trẻ thường quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi, Thời gian chú ý có chủ định chỉ kéo dài tối đa từ 25 đến 30 phút. Do đó, ở lớp 1, giáo viên thường sử dụng các dụng cụ học tập trực quan, nhiều màu sắc hấp dẫn, sinh động để thu hút sự chú ý của học sinh. Thứ hai, tri giác các em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định, tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan. Vì vậy, chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt, khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác. Thứ ba, tưởng tượng của học sinh lớp 1 đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Thứ tư, hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng Thứ năm, trong giai đoạn lớp 1, ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức 6 “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh lớp Một ” - Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 1D. Qua tìm hiểu tôi thấy lớp 1D có đặc điểm như sau: a, Thành phần: Lớp có 37 em: 21 nữ, 16 nam. Học sinh rong lớp không đồng đều cả về thể lực cũng như học lực b, Về địa dư: Các em ở dàn trải cả 7 thôn trong xã, hầu hết gia đình các em đều làm ruộng. c, Về đạo đức: Nhìn chung các em ngoan song chưa tự giác, hiếu động, một số còn nhút nhát, một số lại nghịch ngợm, hứa rồi xin lỗi nhưng lại mắc khuyết điểm, một số lại hay nói tự do, nghĩ sao là nói vậy cho dù đang học hay đang chơi. d,Về học tập: Qua kết quả tuyển sinh cũng phần nào phản ánh được kết quả học tập của các em. Lớp có một số em học lực rất tốt nhưng ngược lại có những em học sinh rất yếu không thuộc bảng chữ cái,không nắm được các nét cơ bản, không tô nổi chữ, không đếm được từ 1 đến 10 7.3. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp 7.3.1.Ưu điểm: Giáo viên chủ nhiệm có trình đào tạo trên chuẩn, tuổi đời còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với học sinh, nhận thức được vai trò của người thầy, có khả năng nắm được mục tiêu, kiến thức, dạy tốt lớp phụ trách, lập được kế hoạch giáo viên chủ nhiệm lớp. Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của nhà trường. Vì các em còn nhỏ, hơn nữa lại mới bước vào đầu cấp học nên được bố mẹ rất quan tâm, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình trên lớp. Ban Giám hiệu đã quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp thông qua các việc: Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch chủ nhiệm, duyệt và góp ý cho giáo viên về kế hoạch chủ nhiệm đều đặn, giao chất lượng giáo dục học sinh cho giáo viên, định ra các tiêu chí thi đua lớp tiên tiến, lớp xuất sắc cho tập thể học sinh, lao động tiên tiến, lao động xuất sắc cho giáo viên, khen thưởng cho giáo viên đạt thành tích lao động tiên tiến, lao động xuất sắc, lớp tiên tiến, lớp xuất sắc, học sinh đạt các thành tích trong năm học. Đồng thời nhà trường luôn kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức cho các em tham gia các phong trào do các cấp, các ngành tổ chức, cũng như các hoạt động tập thể như quyên góp ủng hộ, làm kế hoạch nhỏ,... Nhằm giúp các em dần có ý thức trong việc tham gia các hoạt động tập thể, biết tham gia, biết chia sẻ cùng bạn bè và cộng đồng. 8 “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh lớp Một ” yêu mến học sinh. Khi yêu mến và tôn trọng học sinh thì ta mới thực sự cảm hóa được các em, bởi con đường tác động đến tình cảm theo tôi chỉ là con đường tình cảm, chúng ta cho như thế nào thì chúng ta cũng sẽ nhận được những tình cảm như thế ấy. Thứ ba, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có chuyên môn vững vàng có tay nghề cao. Có dạy tốt, có kiến thức sâu thì học sinh mới phục và chấp nhận sự giáo dục của mình. Mỗi ngày xung quanh chúng ta có bao nhiêu là kiến thức mới lạ nếu chúng ta không “Học, học nữa, học mãi” thì sẽ không theo kịp, không đáp ứng được yêu cầu của thời đại cũng như của học sinh. Thứ tư là giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho các em noi theo, phải là ngọn đèn soi đường dẫn lối cho các em. Vậy muốn làm được điều đó thì từng lời nói cử chỉ, điệu bộ đến thái độ ứng xử phải có chuẩn mực, đúng đắn tránh để học sinh “Coi nhẹ, xem thường” thực tế cho thấy giáo viên được sự tôn trọng kính yêu của học sinh thì công tác giáo dục sẽ dễ dàng đạt hiệu quả. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất và năng lực tổng hợp. Người giáo viên phải có sự hiểu biết toàn diện nhiều lĩnh vực, có những năng lực chung, năng lực sư phạm, đặc biệt có những phẩm chất của người cha, người mẹ. Người giáo viên phải luôn thể hiện mình trước học sinh và phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Vì mỗi một cử chỉ, một việc làm hay một câu nói của giáo viên đều là mẫu để học sinh làm theo. Ý thức được điều đó tôi luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu tài liệu, tham khảo cách làm của bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện mình và hiểu rõ về công tác chủ nhiệm, từ đó tìm ra những biện pháp thực hiện công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao nhất. 7.4.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: - Bất cứ một công việc gì muốn có hiệu quả thì phải có kế hoạch cụ thể, khoa học. Với công tác chủ nhiệm, kế hoạch chủ nhiệm càng cụ thể, khoa học thì khả năng thực hiện càng cao. Để có một kế hoạch hợp lý khả thi, khoa học khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cần căn cứ vào những vấn đề sau: + Căn cứ vào mục tiêu cấp học và lớp học. + Căn cứ vào nhiệm vụ từng năm học theo định hướng của Bộ Giáo dọc và Đào tạo, chỉ thị năm học của sở, của phòng giáo dục. + Mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch giáo dục của trường. + Đặc điểm của học sinh lớp chủ nhiệm. + Căn cứ vào khả năng, điều kiện tham gia của phụ huynh. + Mục tiêu kế hoạch công tác của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_trong_cong_tac_chu.doc