SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường Tiểu học

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.”; “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục- đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.

Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.

doc 15 trang phandinh 08/05/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường Tiểu học

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường Tiểu học
 A. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO 
 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI - THỊ XÃ QUẢNG TRỊ
 B. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn SKKN:
1.1. Cơ sở lí luận:
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện 
Giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự 
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư 
phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển 
kinh tế - xã hội.”; “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới 
những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục 
tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; 
đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản 
trị của các cơ sở giáo dục- đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã 
hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.
 Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của 
giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của 
giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã 
hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo 
đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên 
chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý 
điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho 
học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự 
dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát 
triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, 
bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục 
con cái cho nhà trường. Bởi thế, thầy cô giáo chủ nhiệm đã trở thành người cha, 
người mẹ thứ hai của các em. Điều này đòi hỏi các thầy, cô giáo chủ nhiệm phải 
trau dồi kinh nghiệm, phải tận tâm với nghề và hơn hết, phải quan tâm sâu sắc 
tới học sinh của mình. Thầy cô giáo chủ nhiệm cũng phải là bạn thân để nắm bắt 
những tâm tư, nguyện vọng của các em. Thầy cô đóng vai trò làm chiếc cầu nối 
giữa nhà trường với học sinh và gia đình các em; giữa các giáo viên bộ môn với 
lớp và học sinh trong lớp. 
1.2. Cơ sở thực tiễn:
 Để hoàn thành công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo 
định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đổi mới, mở cửa, 
hội nhậpNhững chính sách này phần nào tác động đến các cơ sở giáo dục, là 
thử thách đối với thanh thiếu niên và học sinh. Nhưng bên cạnh đó, ngành giáo 
dục và nhà trường thường xuyên được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của các 
cấp, các ngành, của các bậc cha mẹ học sinh đã tạo dựng được cơ sở vật chất của 
nhà trường, đảm bảo cho học sinh có được điều kiện học tập tốt v.vĐội ngũ 
 2 5. Phương pháp nghiên cứu:
 a) Phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm.
 b) Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục.
 c) Phương pháp nghiên cứu, trải nghiệm sản phẩm.
 d) Phương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng vào công tác chủ nhiệm lớp 
với các nội dung sau:
 1. Khảo sát đối tượng học sinh.
 2. Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp.
 3. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp.
 4. Hướng học sinh đến những hoạt động đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
 5. Giáo dục học sinh qua các câu chuyện kể.
 6. Sử dụng phiếu khen thưởng.
 7. Tạo môi trường học tập thân thiện.
 8. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
 Đây là những công việc quan trọng mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp 
cần phải làm. 
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ năm học 2016-2017. 
Sau đó được chỉnh sửa, bổ sung và được hoàn thiện vào cuối năm học 2017-2018 
và được áp dụng đến nay.
 III. NỘI DUNG:
1. Nội dung lí luận liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu:
 Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người 
giáo viên và hầu như giáo viên nào cũng từng kinh qua công tác này. Vì vậy, đối 
với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích lũy cho 
mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự 
tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế, rộng rãi như đã nói ở trên thì 
vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không 
hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích lũy được cần 
được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ 
nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo 
dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con 
người lao động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện, có ích trong tương lai.
 Tuy nhiên, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải là lúc nào chúng 
ta cũng thực hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện 
suốt cả năm học, như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu quả. Mỗi giáo 
viên cần có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc riêng và luôn có 
sự đổi mới, có những biện pháp tích cực để tạo sự mới mẻ, ham thích đối với 
học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra. 
2. Thực trạng:
 Năm học 2016 - 2017, tôi được BGH trường Tiểu học Kim Đồng phân 
công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1B với tổng số là 28 học sinh. Phần lớn các em 
lớp một đều cùng độ tuổi, đã qua lớp mẫu giáo 5 tuổi nên đa số các em đã nhận 
được mặt chữ cái và chữ số. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em tiếp thu chậm, 
 4 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi rút ra được một số giải 
pháp trong công tác chủ nhiệm, xin chia sẻ cùng các đồng chí, đồng nghiệp:
3.1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp:
a. Đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát đối tượng học sinh thông qua hồ sơ học 
bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.
b. Sau đó, tôi tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ 
nhiệm, các trường hợp cụ thể, như:
 - Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
 - Học sinh khuyết tật.
 - Học sinh cá biệt về đạo đức.
 - Học sinh yếu.
 - Học sinh có những năng lực đặc biệt.
3.2 Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng:
3.2.1. Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn:
 - Tôi thường xuyên động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, khi thì 
mấy quyển sách, dăm ba quyển vở, cây bút; khi thì nhắc nhở, động viên các em cố 
gắng vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập, v.v.... 
 - Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. 
 - Đề đạt với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, nhà trường tạo điều kiện 
giúp đỡ những em đó. 
 - Khi có chương trình học bổng hay hỗ trợ gì thì ưu tiên cho các em để khắc 
phục được một phần khó khăn, động viên các em đến lớp, đến trường. Qua đó vừa 
giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường 
của ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức, các mạnh thường quân.
3.2.2. Đối với những học sinh khuyết tật:
 - Tôi dành tình cảm ưu ái hơn, thường xuyên quan tâm đến những khó 
khăn, vướng mắc hay mặc cảm của các em về những khiếm khuyết của mình. 
 - Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm 
hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh 
bình thường. 
 - Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức 
khoẻ và học tập của các em.
 - Nhắc nhở học sinh trong lớp quan tâm, hỗ trợ bạn, không được chọc 
ghẹo hay trêu đùa những khiếm khuyết của bạn,v.v...
3.2.3. Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
 - Tôi tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa 
bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo Hoặc 
trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được
 - Tôi dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh 
nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối, tôi không sử dụng phương pháp trách phạt, 
mà luôn gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen thưởng kịp 
thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong tổ hoặc trong lớp nhằm gắn với các 
em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.
3.2.4. Đối với học sinh học tiếp thu bài chậm hay học sinh gặp khó khăn 
trong học tập:
 6 3.4. Hướng học sinh đến những hoạt động đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ 
nhau:
 Ngay từ những ngày đầu năm học, tôi tổ chức các hoạt động cho học sinh 
giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau thì ban 
đầu trong mỗi ngày học, tôi dành ra một khoảng thời gian để trò chuyện cùng 
các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay,... chia sẻ với cô và các 
bạn. Dần dần sau đó, tôi cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau. Qua những 
hoạt động đó tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, thương yêu, 
quý mến nhau.
 Ngoài ra, tôi còn tạo cho học sinh biết đối xử thân thiện, hòa nhã với 
nhau, xưng hô lịch sự, biết dùng lời hay ý đẹp để nói với nhau.
3.5. Giáo dục học sinh qua các câu chuyện kể:
 Trong những giờ học đạo đức, tiết sinh hoạt lớp,... tôi kể cho học sinh 
nghe những câu chuyện về những tấm gương vượt khó học giỏi, con ngoan trò 
giỏi, những người bạn tốt nhằm giáo dục các em về cách ứng xử, giao tiếp trong 
cuộc sống.
 Ví dụ: Qua câu chuyện kể “Mẹ mãi mãi bên con”, tôi giáo dục các em về ý 
chí vươn lên, vượt khó trong cuộc sống, về sự hiếu thảo, cách cư xử với cha mẹ 
ngay từ khi còn nhỏ.
3.6. Sử dụng phiếu khen thưởng:
 Để tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối với học sinh (các em lớp 1), 
tôi tặng phiếu khen thưởng cho các em 1 tuần/ 1 lần về các mặt học tập, đạo đức, 
phong trào, thực hiện nội quy, rèn chữ- giữ vở
 Tuy nhiên, việc sử dụng phiếu khen thưởng không phải là suốt cả năm học 
chỉ sử dụng một số loại phiếu và cách khen thưởng, mục tiêu cần đạt như nhau. 
Mà tôi thay đổi thường xuyên về nội dung phiếu, về tiêu chí cần đạt được, về 
cách khen thưởng đối với từng loại phiếu để kích thích sự hứng thú, tiến bộ ở 
học sinh.
 Ví dụ: Thời gian đầu của Học kỳ I, tôi theo dõi, dán phiếu khen thưởng cho 
học sinh 2 tuần/ 1 lần, sau đó tôi phát cho học sinh dán. Để nhận được phần 
thưởng, học sinh cần đạt trên 14 phiếu cho tổng hai đợt khen thưởng trong tháng 
đó.
 Sang học kỳ II, tôi cho học sinh tự đánh giá các hoạt động của bản thân 
sau đó các thành viên trong tổ sẽ cho ý kiến. Tôi kết hợp với việc đánh giá của 
mình để phát phiếu khen thưởng cho học sinh. Để nhận được phần thưởng, tôi 
sẽ cho các tổ thảo luận, chọn ra các học sinh thực hiện tốt các mặt hoạt động, 
các học sinh có tiến bộ để khen thưởng.
 Cứ mỗi tháng, tôi sẽ tổng kết phát thưởng 1 lần. Phần thưởng là những 
quyển vở, cây bút,những quyển truyện về những tấm lòng hiếu thảo, những 
tấm gương vượt khó học giỏi, v.v...
 Ngoài ra, tôi cũng khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các 
hoạt động phong trào, vui chơi của nhà trường trong các giờ sinh hoạt ngoài 
giờ. Qua đó các em được rèn luyện một số kĩ năng như: kĩ năng hợp tác, tinh 
thần đồng đội, sức khỏe
3.7. Tạo môi trường học tập thân thiện:
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu.doc