SKKN Một số biện pháp tư vấn học đường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thành 3
Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước đột phá, tạo sự chuyển biến nhanh về mọi mặt trong đời sống của người Việt. Tuy nhiên, những biến động của nền kinh tế thị trường mở cửa cũng gây ra không ít tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, mà lực lượng đông nhất chính là học sinh trung học phổ thông HS THPT
Nhìn vào thực tế môi trường học đường, chúng ta phải thừa nhận chính sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế xã hội, các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào đó là sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây ra căng thẳng cho HS trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển. Ở độ tuổi học sinh THPT, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, các em có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Với nhiệm vụ chính là học tập, nhưng các em thường phải đối mặt với rất nhiều áp lực, từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội. Ở nhà, đó là những yêu cầu, kỳ vọng của cha mẹ, ông bà, là bầu không khí trong gia đình, là mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ. Ở trường, là áp lực về học tập, quan hệ với thầy cô, bạn bè,.. Ngoài xã hội, các em phải đối mặt với những cám dỗ của các trò chơi, các trang thông tin mạng, riêng bản thân các em cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, thậm chí có những em vấp phải vấn đề nghiêm trọng hơn: lệch lạc về giới tính, bạo hành gia đình, lạm dụng tình dục, tệ nạn xã hội…
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tư vấn học đường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thành 3
tâm lý, một nhu cầu có thực và vô cùng bức thiết của học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay. Quá trình tư vấn tâm lý học đường cho học sinh không chỉ giúp các em giải quyết được những vấn đề đang gặp phải mà còn hỗ trợ cải thiện tốt các mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ, học trò với thầy cô, giữa bạn bè với nhau, giúp cho các em tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập cũng như cuộc sống. Các em sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm bớt các căng thẳng, mệt mỏi, áp lực để giúp cho việc học tập hiệu quả hơn, cuộc sống cũng được cân bằng và vui vẻ. Tư vấn tâm lý học đường sẽ giúp cho HS có đủ khả năng để tự giải quyết các vấn đề của bản thân. Việc có thể áp dụng tư vấn học đường từ sớm sẽ giúp xử lý được các nguy cơ tiềm ẩn có thể khởi phát ở HS như chán học, bỏ học, đánh nhau, các hành vi vi phạm pháp luật, tự hủy hoại bản thân, sa ngã vào các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện; giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử, hoàn thiện nhân cách. Do đó có thể khẳng định rằng công tác tư vấn tâm lý học đường đóng vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục HS THPT. Là một giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi nghĩ rằng, trong nhà trường phổ thông, hơn ai hết người giáo GVCN cần phải phát huy vai trò của mình trong công tác tư vấn tâm lý học đường. Qua công tác tư vấn học đường, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em, thấy được những khó khăn mà học sinh đang mắc phải, cùng sẻ chia, động viên và hướng dẫn các em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống, giúp học sinh tự trải nghiệm để nhận ra giá trị thật của cuộc sống, tự trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết. Đồng thời công tác tư vấn học đường còn là cơ hội để xây dựng quan hệ thầy – trò gắn bó, bạn bè mến thương nhau, tạo cơ sở để xây dựng nên lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Khi làm được điều đó là chúng ta đang góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp. Từ những thực trạng và mong muốn trên, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số biện pháp tư vấn học đường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thành 3” II. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1. Về mặt lí luận Đề tài đã đề xuất và tiếp cận một số giải pháp mới về tư vấn học đường góp phần mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT 2. Về mặt thực tiễn Qua các phiếu tìm hiểu bằng phiếu trắc nghiệm, phiếu khảo sát ở đầu năm học, bản kiểm điểm của cá nhân cuối học kì, qua giao tiếp, qua Blog, Zalo và Facebook GVCN đã phát hiện được các “Vấn đề”, “Các tâm sự riêng” của từng 2 Thành 3. Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý các kết quả nghiên cứu. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có kết cấu thành 03 phần: I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tư vấn học đường hiện nay ở trường THPT II. Các biện pháp tư vấn học đường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Yên Thành 3 III. Hiệu quả của đề tài. 4 1.2.2. Vai trò của tư vấn tâm lý học đường Tư vấn học đường tác động vào nhận thức, giúp các em tự nhận thức, tự giải quyết vấn đề, qua đó hình thành tính tự lập, độc lập, biết tự chịu trách nhiệm. Tham vấn giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình. Tư vấn học đường tạo ra môi trường thuận lợi, tích cực, thân thiện cho sự phát triển nhân cách của trẻ. 1.2.3. Nội dung của tư vấn tâm lý học đường Theo Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh bao gồm: Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi. Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của trường. 1.3. GVCN ở trường THPT với công tác tư vấn cho HS 1.3.1. Chức năng của GVCN ở trường THPT GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp. Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất; người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi HS trong lớp. Ngoài ra, GVCN là người cố vấn công tác Đoàn ở lớp chủ nhiệm. Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành và phát triển nhân cách HS và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và ngoài xã hội Chức năng của người GVCN lớp là lãnh đạo, tổ chức, quản lí, giáo dục tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ giáo dục của HS 6 Tư vấn trong tình ban, tình yêu, hôn nhân: GVCN giúp HS có những hiểu biết căn bản về tình bạn tình yêu, hôn nhân, sự khác biệt của những cảm xúc tình cảm này Tư vấn về hướng nghiệp dạy nghề: Dựa trên cơ sở năng lực, ước mơ, xu thế của xã hội để giúp các em có sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân Tư vấn giá trị sống, kỹ năg sống: Tư vấn cho các em các kỹ năng như: Tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị sống, kiểm soát cảm cú, ứng phó với căng thẳng, thể hiện sự tự tin, giải quyết mâu thuẫn, hợp tác, giải quyết vấn đề, chịu trách nhiệm, làm chủ bản thân... Tư vấn khó khăn tâm lý như: Khó khăn từ chính bản thân, khó khăn tâm lý trong học tập, kho khăn trong các mối quan hệ, khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp... 1.3.4. Một số kĩ năng cơ bản của GVCN trong công tác tư vấn cho HS THPT Kỹ năng lắng nghe tích cực (để thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc của học sinh), Kỹ năng chủ động tìm hiểu vấn đề (để biết những nhân tố liên quan, những yếu tố tác động gây khó khăn tâm lý cho HS hoặc cản trở hoạt động trợ giúp các em) Kỹ năng tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý chung, Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp. Ngoài ra GVCN cần phải có những kỹ năng khác như: Đồng cảm với HS; Chia sẻ kinh nghiệm; Nắm bắt kịp thời; Phát huy tính hài hước; Chất vấn trên tinh thần xây dựng; Kết thúc tư vấn một cách khéo léo để đạt được hiệu quả tốt nhất giúp HS tiến bộ và thay đổi theo chiều hướng tích cực Như vậy, tư vấn tâm lý cho HS trong công tác chủ nhiệm là sứ mệnh cao cả nhưng cũng là công việc hết sức vất vả gian nan của người GVCN. chính là giáo dục HS tự nhận thức, tự kiểm soát hành vi và cảm xúc, tự giúp đỡ chính mình và tự thay đổi bản thân, là cơ hội để xây dựng quan hệ thầy - trò gắn bó, tập thể đoàn kết, tạo cơ sở để xây dựng nên lớp học thân thiện, HS tích cực góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp đ ể đạt hiệu quả như mong đợi và kì vọng của gia đình, đáp ứng nhu cầu sựu phát triển của xã hội để sản phẩm của nghề đi dạy là những học trò vừa có đức, vừa có tài phụ thuộc phần lớn vào tài hoa, năng lực sư phạm và tình yêu học trò từ chính trái tim mình của người GVCN. 1.3.5. Nguyên tắc trong tư vấn tâm lý cho HS THPT của GVCN Nguyên tắc số một mà chúng tôi đưa ra là lắng nghe và tôn trọng HS Lắng nghe, tôn trọng là học sinh sẽ được chia sẻ bất cứ điều gì mình muốn, là một GVCN tôi không đánh giá đúng hay sai và hoàn toàn chấp nhận và tôn trọng quan điểm cũng như chính con người của các em trong quá trình tư vấn 8 Nguyên tắc thứ bảy cung cấp giải pháp tối ưu nhất cho HS Khi HS có nhu cầu tư vấn tâm lý các em không chỉ được lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ mà còn được cung cấp những thông tin mới cập nhật cũng như trao đổi để tìm ra các giải pháp cho những tình huống cụ thể đang gặp phải trong cuộc sống của các em. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng đời sống tâm lý HS THPT hiện nay Học sinh THPT là lứa tuổi ở giai đoạn chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên. Đây là lứa tuổi có đời sống tâm lý rất phong phú nhưng rất phức tạp. Cảm nhận về “tính người lớn” của chính bản thân mình là một trong những nét tâm lý đặc trưng xuất hiện ở lứa tuổi THPT. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này xuất hiện mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan: muốn trở thành người lớn song thanh niên ý thức được rằng mình chưa đủ khả năng. Mâu thuẫn này đã tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực tình cảm của lứa tuổi thanh niên. Mặt khác, lứa tuổi THPT đứng trước một thách thức khác quan của cuộc sống đó là phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi TN phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hộiNhững thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến sự xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực trong quan hệ giữa người với người và tự khẳng định mình trong xã hộiTừ đó, lứa tuổi học sinh THPT nảy sinh những khó khăn về tâm lý, tình cảm bức xúc của lứa tuổi, vướng mắc trong học tập, hướng nghiệpcần được người lớn quan tâm, chia sẻ. 2.2. Thực trạng công tác tư vấn học đường ở trường THPT Yên Thành 3 2.2.1. Thực trạng công tác tư vấn học đường ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trước khi nghiên cứu đề xuất giải pháp, tôi đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng về công tác TVTL của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kết quả thu được bảng số liệu sau (Dấu x nghĩa là có): Thành phần Số Điều kiện đảm bảo lượng Tổng Số lượng đã có Tran Tên Số cán bộ T chứng h trường lượng chuyên T chỉ ảnh THPT thành GV trách về Phòng Tủ BGH Đoàn GVCN nghiệp hỗ viên khác TVTL riêng hồ sơ vụ trợ TVTL tron g 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_tu_van_hoc_duong_nham_nang_cao_hieu_qu.doc