SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 4

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu giáo dục, vừa đóng vai trò người thầy giáo đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp; chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ cố vấn định hướng học tập và rèn luyện cho học sinh thuộc lớp học được phân công chủ nhiệm; theo dõi, đánh giá kết quả học tập cũng như rèn luyện, hình thành nhân cách cho học sinh theo từng tháng, từng học kỳ và trong năm học; nắm bắt các tình hình học tập, về đạo đức, về tâm sinh lý lứa tuổi của các em và có thể nắm luôn hoàn cảnh gia đình của từng em mà có hướng tác động phù hợp, có giải pháp phù hợp tạo điều kiện để học sinh học tập tốt và rèn luyện tốt; là cầu nối thực hiện triển khai công việc, chỉnh đốn kỷ cương học đường.

Có thể nói, GVCN là người đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà trường với học sinh; là người gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với học sinh; là kênh truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của các em tới nhà trường, phụ huynh và ngược lại.

Thực tế cho thấy, đại đa số đội ngũ GVCN là các giáo viên đang làm công tác giảng dạy tại trường, công việc giảng dạy chiếm rất nhiều thời gian, tâm sức, đặc biệt đối với các giáo viên ở cấp Tiểu học. Hơn nữa một số giáo viên làm công tác chủ nhiệm đang thiếu rất nhiều kỹ năng để có thể làm tốt vai trò GVCN.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, vận dụng mô hình trường học mới. Đây là một mô hình không những cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng trong từng môn học mà còn hình thành và phát triển một số năng lực và phẩm chất như: tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, tự đánh giá; trung thực, kỉ luật, đoàn kết; yêu gia đình, bạn bè, yêu trường lớp, yêu quê hương, đất nước... Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đây chính là những năng lực đòi hỏi mỗi một giáo viên chủ nhiệm cần có để hình thành cho học sinh.

doc 17 trang phandinh 08/05/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 4

SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 4
 chỉ bảo, dìu dắt. Do đó không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ 
nhiệm. 
 Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người 
giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người 
thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối 
quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các 
hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách 
nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.
 Vậy làm thế nào để các em xem lớp học là nhà, thầy cô, bè bạn là những 
người thân trong gia đình, để các em cẩm nhận được “Mỗi ngày đến trường là 
một ngày vui”. Trong thực tế những năm công tác tại trường, bản thân tôi đã được 
phân công giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp. Tôi nhận thấy một số học 
sinh vẫn chưa tích cực tham gia các hoạt động, tập thể lớp chưa có tính đồng đội 
cao. Bản thân tôi băn khoăn và trăn trở làm thế nào để hoàn thành công tác chủ 
nhiệm lớp có được kết quả cao tạo được uy tín với lớp, với phụ huynh và nhà 
trường. Xuất phát từ lí do trên, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một 
số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn 
diện cho học sinh lớp 4”.
 1.2. Điểm mới của đề tài
 Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo 
dục toàn diện cho học sinh lớp 4 không phải là một vấn đề gì mới mẻ. Đặc biệt 
trong những năm gần đây, nó đã được rất nhiều người công tác trong lĩnh vực 
giáo dục nghiên cứu và quan tâm. Tuy nhiên, điểm mới và khác biệt đề tài này là 
trong sáng kiến này, tôi đã đưa ra một số điểm mới thể hiện ở các biện pháp: làm 
tốt công tác điều tra; phân loại học sinh; xây dựng Hội đồng tự quản; xây dựng nề 
nếp lớp học; trang trí, sắp xếp lớp học; đổi mới phương pháp dạy học; kết hợp với 
các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh phát triển 
toàn diện. Tất cả các biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm 
lớp theo mô hình trường học mới nhằm tạo cho học sinh có được một môi trường 
học tập thuận lợi và giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất. 
 - Giúp GV chủ nhiệm lớp có điều kiện gần gũi với HS, hiểu HS hơn để từ đó 
giáo dục các em ngày càng tốt hơn.
 - HS không còn tâm lí ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với GV chủ nhiệm lớp, tạo 
điều kiện để HS phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập, 
cũng như trong mọi hoạt động của lớp, của trường.
 1.3. Phạm vi áp dụng
 Đề tài này được áp dụng cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường 
Tiểu học nói chung và giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp 4 nói riêng. 
 2 Một số phụ huynh cũng tham gia thường xuyên vào việc giáo dục các em ở 
nhà. Tuy nhiên, phần lớn họ là người không được đào tạo nghề dạy học nên 
không đủ phương pháp, kĩ năng hoặc không có phương pháp và kĩ năng phù hợp 
trong việc giáo dục trẻ nên việc giáo dục con cái gặp rất nhiều khó khăn. Mặt 
khác một số phụ huynh học sinh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn, đi làm ăn 
xa hoặc gia đình không hạnh phúc,  nên chưa quan tâm đến việc học của con 
em ở nhà cũng như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. 
Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và giáo dục của thầy cô ở trường, làm 
cho việc dạy học và giáo dục ở trường khó khăn hơn, kém hiệu quả hơn.
 Cơ sở vật chất của nhà trường tuy khá đầy đủ nhưng vẫn chưa đáp ứng với 
yêu cầu giáo dục hiện nay. Phòng chức năng còn thiếu, các phương tiện hiện đại 
phục vụ cho dạy học chưa đủ, bàn ghế học sinh chưa phù hợp với yêu cầu mới 
nên phần nào còn hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao việc 
phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Cụ thể: Kết quả qua khảo sát và điều tra đầu năm học 2018 - 2019
 + Về kiến thức các môn học và hoạt động giáo dục:
 Hoàn thành Chưa hoàn 
 Tổng số Hoàn thành
 Môn học, HĐGD tốt thành
 học sinh
 SL % SL % SL %
Tiếng Việt 33 9 27.3 22 66.7 2 6.0
Toán 33 8 24.2 22 66.7 3 9.1
Đạo đức 33 10 30.3 23 69.7 0 0
Kĩ thuật 33 11 33.3 22 66.7 0 0
 Tổng số Đạt tốt Đạt Cần cố gắng
 Năng lực
 học sinh SL % SL % SL %
Tự phục vụ, tự quản 33 14 42.4 19 57.6 0 0
Hợp tác 33 13 39.4 20 60.6 0 0
Tự học và GQVĐ 33 11 33.3 22 66.7 0 0
 Tổng số Đạt tốt Đạt Cần cố gắng
 Phẩm chất
 học sinh SL % SL % % SL
Chăm học, chăm làm 33 20 60.6 13 39.4 0 0
Tự tin, trách nhiệm 33 16 48.5 17 51.5 0 0
Trung thực, kỉ luật 33 20 60.6 13 39.4 0 0
Đoàn kết, yêu thương 33 22 66.7 11 33.3 0 0
 2. 2. Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu 
quả giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 4
 Biện pháp 1. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
 4 d. Công bố kế hoạch, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện
 - Bước thứ nhất, công bố kế hoạch: Sau khi lập kế hoạch, giáo viên chủ 
nhiệm cần tổ chức họp hội đồng tự quản lớp, thông qua kế hoạch hoạt động của 
lớp trong năm học, đề ra các biện pháp thực hiện.
 - Bước tiếp theo, tổ chức họp lớp, giáo viên chủ nhiệm thông qua kế hoạch, 
chỉ đạo các ban lập kế hoạch thực hiện, tổ chức hướng dẫn học sinh làm cam kết 
và đăng kí thi đua trong năm học. Giáo viên cần thông qua tập thể lớp đề ra những 
yêu cầu rèn luyện, học tập đối với học sinh, xây dựng dư luận lành mạnh, làm cho 
học sinh ý thức được nghĩa vụ học tập và rèn luyện của mình, xác định động cơ 
học tập đúng đắn, thái độ học tập trung thực, tìm tòi các phương pháp học tập tích 
cực để đạt kết quả cao nhất.
e. Kiểm tra thực hiện kế hoạch
 Kiểm tra thực hiện kế hoạch là bước rất quan trọng trong kế hoạch chủ 
nhiệm lớp. Nó thể hiện tính thực tiễn của bản kế hoạch. Việc kiểm tra phải diễn ra 
thường xuyên theo đúng kế hoạch tuần, tháng, học kì. Kiểm tra thường xuyên 
giúp giáo viên chủ nhiệm phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện và kịp 
thời uốn nắn điều chỉnh, bổ sung cho bản kế hoạch đầy đủ hơn. Có như vậy kế 
hoạch chủ nhiệm mới đảm bảo những mục tiêu giáo dục của nhà trường.
f. Đánh giá
 Đây là bước quan trọng, không thể thiếu, là khâu cuối cùng trong bản kế 
hoạch, là thước đo giá trị khoa học và thực tiễn kế hoạch chủ nhiệm của tập thể 
lớp. Vì vậy trong quá trình đánh giá cần chi tiết, khách quan, thấy rõ những việc 
đã làm được và những việc chưa làm được, đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân và 
hướng khắc phục.
 * Những điểm cần lưu ý: 
 Thứ nhất, cần đánh giá đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của việc lập kế 
hoạch chủ nhiệm. Kế hoạch phải cụ thể, sát với thực tế của từng lớp, đảm bảo tính 
khoa học, đáp ứng những yêu cầu mục tiêu giáo dục của nhà trường và xã hội.
 Thứ hai, kế hoạch cần bám sát chủ đề năm học, học kì, từng tháng, từng 
tuần, phải đảm bảo đầy đủ các nội dung: học tập, năng lực và phẩm chất học sinh.
 Thứ ba, để làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên cần có các yếu tố 
sau:
 - Yêu nghề, mến trẻ gắn bó với sự nghiệp giáo dục học sinh.
 - Có tinh thần trách nhiệm cao, tất cả vì học sinh thân yêu.
 - Sống mẫu mực, trung thực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 - Làm việc tận tụy, khoa học, đánh giá học sinh phải chính xác, công bằng, 
tạo niềm tin tuyệt đối với học sinh, được học sinh tin yêu.
 6 * Khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em (thông minh, nhanh nhẹn hay bình 
thường hoặc chậm) trong học tập, lao động, vui chơi, giao tiếp; Tác phong hoạt 
bát hay chậm chạp, hứng thú hoạt động, sở thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm 
của mỗi em (thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lì, ưu tư...); tính cẩn thận, chín chắn 
trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, tính hiền dịu hay nóng nảy... Việc 
nắm vững đặc điểm tâm lí của mỗi học sinh giúp giáo viên chủ nhiệm lựa chọn, 
sử dụng phương pháp giáo dục cá biệt có kết quả tốt. 
b. Tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng học sinh
 Mỗi học sinh được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh gia đình khác 
nhau về tuổi tác, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, ... của bố mẹ; sự quan tâm, chăm 
sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, điều kiện sinh hoạt vật chất... Bởi 
vậy việc tìm hiểu, nắm vững gia phong, gia cảnh, hoàn cảnh sống nói chung của 
từng học sinh là hết sức quan trọng. Nó giúp giáo viên chủ nhiệm biết được 
nguyên nhân, những yếu tố tích cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động 
đến học sinh. Đồng thời biết được phương pháp giáo dục của gia đình (tốt hay 
chưa tốt) để có thể tham mưu, tư vấn và phối hợp với gia đình, lựa chọn phương 
pháp tác động phù hợp.
 Biện pháp 4. Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh có hiệu quả
 Hội đồng tự quản được thành lập vì học sinh và bởi học sinh, là cánh tay đắc 
lực của GVCN trong việc tham gia quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục 
nhằm phát huy một cách dân chủ và tích cực, toàn diện vào các hoạt động của nhà 
trường và phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng bình đẳng, tinh thần hợp tác và 
đoàn kết giữa học sinh với học sinh, thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm 
và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các 
em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh. Vì vây, ngay 
sau khi nhận lớp, GVCN cần phải nhanh chóng tiến hành việc xây dựng Hội đồng 
tự quản học sinh của lớp mình chủ nhiệm. Cụ thể
 * Thời gian: Tiến hành vào tiết sinh hoạt tuần đầu tháng 9.
 * Thành phần: Hội đồng tự quản của lớp gồm: 01 Chủ tịch HĐTQ, 02 Phó 
Chủ tịch HĐTQ.
 * Yêu cầu: Là những em học khá, giỏi, có năng lực chỉ huy, có năng lực hoạt 
động tập thể, có uy tín, nhiệt tình và gương mẫu. Hội đồng tự quản phải do các 
em tự bầu ra.
 * Cách thức: Tổ chức cho học sinh ứng cử, đề cử và tranh cử. 
 Để có một hội đồng tự quản đầy đủ năng lực và phẩm chất trước hết giáo 
viên phải cho các em nắm rõ vai trò, trách nhiệm của hội đồng tự quản. Giáo viên 
đưa ra những yêu cầu cần có của hội đồng tự quản giúp các em định hướng để 
ứng cử và bầu cử đúng. 
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_nham_nang_cao.doc