SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục cho học sinh Lớp 1

Giáo dục và Đào tạo có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: "Giáo dục và Đào tạo cùng với Khoa học và Công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Bác Hồ đã từng căn dặn “Dân có giàu thì nước mới mạnh”. Một đất nước cường thịnh không thể tồn tại một sự dốt nát đi kèm với đói nghèo. Đặc biệt chúng ta đang bước vào thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu cần có những con người mới phát triển toàn diện, năng động sáng tạo, thông minh, giàu nghị lực và luôn biết tiếp thu cái mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam”. Với tầm quan trọng đó, Giáo dục và Đào tạo luôn được coi là "Quốc sách hàng đầu", "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.

Xuất phát từ nhận định lớn lao trên, để đào tạo được những con người mới phát triển toàn diện, việc hình thành và phát triển cho học sinh những tri thức, những kĩ năng cần thiết, tối thiểu, làm cơ sở, tiền đề giúp các em hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, biết tự phục vụ cuộc sống bản thân, gia đình và đóng góp sức mình cho đất nước là mục tiêu vô cùng quan trọng.

doc 18 trang phandinh 08/05/2024 1310
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục cho học sinh Lớp 1

SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục cho học sinh Lớp 1
 dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Là cầu nối giữa ba môi 
 trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày 
 công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi 
 tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi mưu sinh 
 của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà 
 trường. Mà học sinh tiểu học còn nhỏ, tâm lý chung là thích chơi đùa, ham thích cái 
 mới, nhận thức các em còn mang nặng cảm tính, vốn kiến thức, hiểu biết thực tế còn 
 hạn chế và mỗi em lại có một hoàn cảnh khác nhau, sự phát triển về trí tuệ, năng 
 lực, thể chất cũng không thể giống nhau nên trong một lớp có rất nhiều đối tượng 
 học sinh. Cho nên, với một môi trường gia đình tốt, lớp học nền nếp ảnh hưởng rất 
 lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh giống như cây được gieo trồng trên 
 mãnh đất màu mỡ, tươi tốt. 
 Chính vì vậy công tác chủ nhiệm là một vấn đề rất quan trọng. Là một giáo 
 viên giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm đã nhiều năm, qua thực tế công tác, bản 
 thân tôi rút ra được những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế tôi đã 
 mạnh dạn viết sáng kiến về: “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm 
 nâng cao chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục cho học sinh Lớp 1” xin 
 được trao đổi cùng các đồng nghiệp.
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
 Khảo sát ngay đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp. 
 Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi về quản lí tổ chức kiểm tra các hoạt động 
 của lớp.
 Phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh giúp đỡ học sinh có hiệu quả nhất.
 Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức.
 Đổi mới giờ sinh hoạt tập thể.
 Nêu gương và khen thưởng. Giáo viên chủ nhiệm là người làm công tác chủ nhiệm nhiều năm nên cũng có 
nhiều kinh nghiệm đặc biệt là kinh nghiệm về giáo dục đạo đức thông qua chất lượng 
giáo dục toàn diện. 
 Thông qua tất cả các môn học các em được giáo dục đạo đức một cách thường 
xuyên và có hiệu quả. 
 Trong trường, trong lớp có nhiều gương điển hình để các em học tập và noi 
theo.
 Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh góp phần tích cực trong việc giáo dục 
hành vi đạo đức cho các em. 
 Phụ huynh rất quan tâm đến việc học hành của con em và có sự phối hợp chặt 
chẽ với giáo viên chủ nhiệm.
 Được sự quan tâm đặc biệt của địa phương cũng như Hội cha mẹ học sinh 
nên đã góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách, thói quen đạo đức cho 
học sinh
 Tập thể lớp đoàn kết, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau.
 2.1.2. Khó khăn: 
 Mỗi học sinh được lớn lên trong mỗi hoàn cảnh gia đình khác nhau. Các em 
phần lớn là con em gia đình nông dân và công nhân và các nghề nghiệp khác.
 Địa bàn các em sinh sống vẫn có tệ nạn ma túy xảy ra nên ít nhiều cũng bị 
chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội xung quanh.
 Đa số do điều kiện cuộc sống nên phụ huynh có tâm lí “trăm sự nhờ cô” và ít 
có thời gian theo sát các em mỗi ngày để hướng dẫn uốn nắn các em ở nhà. 
 Nhiều gia đình cũng do điều kiện công việc nên bố, mẹ đi làm ăn xa để 
con ở nhà với ông bà có lúc có khi thiếu sự quan tâm đến những hành vi đạo 
đức của các em
 Có gia đình có bố mẹ li dị, ly thân nên cuộc sống của các em không được ổn 
định lúc thì ở với bố, có lúc lại ở với mẹ. Có những em bố lại thường xuyên uống 
rượu, chửi bới, đánh đập vợ con nên ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, tâm lý của 
các em. Để xây dựng một tập thể lớp xuất sắc, khi nhận lớp việc đầu tiên phải làm là 
cần phải đầu tư thời gian để xây dựng một kế hoạch chủ nhiệm khá cụ thể, tỉ mỉ để 
học sinh nắm được kế hoạch của lớp đề ra.
 * Khảo sát và phân loại đối tượng thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. 
Dùng phiếu liên lạc và tìm hiểu trực tiếp từ học sinh để khảo sát. Qua đó để 
lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
 * Kết quả phân loại qua khảo sát. 
 - Tổng số: 09 em 
 Trong đó: 6 Nam; 03 Nữ: 
 - Học sinh thuộc diện hộ nghèo: 01 em ( em Trần Quang Đạt)
 - Học sinh thuộc diện hộ cận nghèo: 01 em (em Lê Thanh Long)
 - Có bố mẹ làm công nhân: 06 em
 - Có bố nông dân là : 03 em
 - Học sinh mồ côi bố hoặc mẹ : 0 1 em (em Trần Quang Đạt) 
 - Học sinh cá biệt về đạo đức: 02 em (Lê Văn Vinh, Nguyễn Đình 
Thắng) 
 - Học sinh cần sự giúp đỡ về vật chất: 02 em (em Trần Quang Đạt, Lê 
Thanh Long)
 - Học sinh có năng khiếu về môn Bóng bàn: 01 em (em Trần Viết 
Hoàng)
 - Học sinh có năng khiếu về môn Cờ vua: 01 em ( em Hồ Thị Thanh 
Mai).
 - Học sinh có năng khiếu Viết chữ đẹp: 03 em ( Trân Viết Hoàng, Lê 
Thanh Long, Hồ Thị Thanh Mai)
 - Học sinh có năng khiếu môn Toán: 03 em ( Nguyễn Thị Thùy Trang, 
 Lê Thanh Long, Trần Viết Hoàng)
 - Học sinh có năng khiếu về môn Tiếng Việt: 02 em (Lê Thanh Long, 
Trần Viết Hoàng)
 - Học sinh có năng khiếu về môn Hát nhạc: 02 em ( em Hồ Thị Thanh 
Mai, Nguyễn Thị Thúy Hằng) Gặp gỡ phụ huynh trao đổi về tình hình học tập cũng như sự tiến bộ của con 
em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
 Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ 
trước bạn bè.
 Trong sổ Công tác chủ nhiệm lớp, tôi phải ghi rõ học sinh có năng khiếu, học 
sinh hoàn thành tốt nội dung học tập, học sinh gặp khó khăn trong học tập hay học 
sinh có năng khiếu, học sinh dự thi vở sạch viết chữ đẹp...Để có kế hoạch bồi dưỡng 
thường xuyên.
 Đặc biệt tôi luôn quan tâm đến công tác phổ cập. Làm thế nào để duy trì sĩ số 
100% từ đầu năm đến cuối năm học. Hằng ngày phải kiểm tra sĩ số của học sinh để 
nắm được học sinh vắng mặt và lí do vắng mặt. Nếu học sinh nghĩ học không có lí 
do tôi phải gặp trực tiếp phụ huynh để tìm hiểu.
 Chẳng hạn: Lớp tôi có em Bùi Thị Kim Yến hay nghỉ học không có lí do. Tìm 
hiểu từ phía học sinh tôi được biết em thích thì nghỉ học hoặc ngủ dậy muộn thì em 
nghỉ chứ không phải do bị ốm. Việc nghỉ học tùy tiện khiến em mất rất nhiều kiến 
thức và ảnh hưởng đến phong trào của lớp. Tôi đã trực tiếp đến gia đình em và biết 
được em có hoàn cảnh khá đặc biệt: Bố mẹ li thân, mẹ bỏ đi biệt tích. Bố đi biển dài 
ngày, mỗi khi về nhà lại tụ tập uống rượu, không quan tâm đến việc học của con. Em 
Nguyễn Văn Hoàng Nhật chủ yếu ở với bà nội đã già yếu, chậm chạp. Biết được 
hoàn cảnh của em như vậy tôi đã nói chuyện với em rất nhiều và thấy thương em 
hơn. Tôi quan tâm đặc biệt đến em trong giờ học, trong những buổi sinh hoạt tập thể. 
Nhờ bà nội nhắc nhủ cháu thường xuyên hơn, đồng thời phân công bạn Trần Nguyễn 
Khánh Thi nhà ở gần giúp Nguyễn Văn Hoàng Nhật học bài ở nhà và động viên đi 
học đều. Nhờ vậy, Bùi Thị Kim Yến, Nguyễn Văn Hoàng Nhật không còn nghỉ học 
tùy tiện nữa, kết quả học tập của các em ngày một tiến bộ.
 Tóm lại: Dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương 
pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo 
dục và đặc biệt giáo dục đạo đức là then chốt.
2.2.2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng bộ máy cán bộ lớp. + Chủ tịch: TRần Viết Hoàng
 + Phó chủ tịch: Lê Thanh Long
 + Phó chủ tịch: Nguyễn Thị Thùy Trang
 - Các ban gồm:
 + Ban học tập: Trần Quang Đạt
 + Ban Thư viện: Nguyễn Đình Thắng
 + Ban Văn nghệ - Thể dục thể thao: Lê Văn Vinh
 + Ban Quyền lợi học sinh: Hồ Thị Thang Mai
 + Ban Vệ sinh môi trường: Trần Văn Bình
 + Ban Đối Ngoại: Nguyễn Thị Thúy Hằng
 Mọi hoạt động của lớp do Hội đồng tự quản phụ trách, học sinh chia thành 
các nhóm tương đương nhau về mặt học tập; Phẩm chất – Năng lực. Đội ngũ cán bộ 
mỗi em phụ trách một công việc có chức năng, nhiệm vụ cụ thể. 
 2.2.3. Biện pháp thứ ba: Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh.
 Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, từ đầu năm học tôi đã định 
hướng bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau:
 Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định, có tâm huyết, nhiệt tình, tất cả vì học 
sinh thân yêu, am hiểu về lĩnh vực giáo dục. Có con em học giỏi.
 Ban phân hội lớp gồm ba thành viên: Hội trưởng, hội phó và hội viên hội cha 
mẹ học sinh. 
 Nhiệm vụ của hội cha mẹ học sinh là kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp theo 
dõi động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt, quan tâm đến các 
phong trào lớp.
 Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình của học sinh để kịp thời thăm hỏi.
 Có kế hoạch khen thưởng kịp thời những học sinh tiến bộ theo từng tuần, 
tháng, theo các đợt kiểm tra định kì của nhà trường.
 Đối với từng phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề ra 
yêu cầu để phụ huynh cùng với giáo viên chủ nhiệm rèn nền nếp học sinh như sau: 
Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình, nhắc nhở con em học bài chuẩn bị 
sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khóa biểu hằng ngày. Giáo dục con Bên cạnh đó tôi còn phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường 
xuyên cho các học sinh có năng lực nói trên để tham gia dự thi các cấp.
 Ngoài phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” tôi còn bồi dưỡng khơi dậy cho 
các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi như: Trạng nguyên 
nhỏ tuổi, tổ chức Rung chuông vàng, Thi Hội khỏe Phù Đổng; thi Kể chuyện, Kết 
quả: Em Lê Thanh Long đạt giải nhất trạng nguyên khối 1, Em Trần Viết Hoàng đạt 
giải nhất bóng bàn khối 1,2,3, Em Nguyễn Đình Thắng đạt giải nhì môn cờ vua khối 
1,2,3, em Nguyễn Thị Thùy Trang đạt giải ba hội thi kể chuyện về Anh bộ đội Cụ 
Hồ.
 Bản thân tôi luôn quan tâm, dìu dắt động viên khuyến khích học sinh. Luôn 
nắm được tâm tư nguyện vọng của các em từ đó có biện pháp giáo dục đạo đức một 
cách tốt nhất. Trong các hội thi do trường, Đội tổ chức lớp tôi đều tham gia và đạt 
giải cao như giải Nhì văn nghệ chào mừng 20/11; giải Nhất kể chuyện Theo bước 
chân ngưới anh hùng. 
 Bên cạnh đó tôi luôn nhắc nhở học sinh tham gia và thực hiện tốt an toàn giao 
thông qua các bài học sinh động. Lắng nghe những thắc mắc riêng tư cũng như 
những vướng mắc trong quan hệ của học sinh để kịp thời tư vấn, chia sẻ với học 
sinh, tạo mối quan hệ gần gũi là người tin cậy của các em. Đồng thời giáo dục cho 
các em đức tính khiêm tốn, thật thà dũng cảm như lời Bác Hồ dạy.
 Ví dụ: Các em nhặt được bút vở thậm chí cả tiền... các em đều đưa cho cô chủ 
nhiệm hoặc cô Tổng phụ trách để trả lại cho bạn mất.
2.2.5. Biện pháp thứ năm: Tổ chức có chất lượng tiết sinh hoạt tập thể.
 Như chúng ta đã biết: Người giáo viên Tiểu học không chỉ làm nhiệm vụ 
giảng dạy mà còn gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng đó là giáo dục học sinh. 
Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, phẩm 
chất năng lực và rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh để giúp các em trở thành 
người có tài và đức. Công tác giáo dục học sinh được thực hiện bằng nhiều biện 
pháp khác nhau, trong đó tổ chức tốt giờ sinh hoạt tập thể là một trong những cách 
hữu hiệu giúp người giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_nham_nang_cao.doc