SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên ở các trường phổ thông là công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Đây là hoạt động có chức năng kép: chức năng quản lý xã hội đối với một nhóm người (học sinh) theo chức trách, quyền hạn được quy định trong quy chế, điều lệ của nhà trường phổ thông do nhà nước ban hành; chức năng giáo dục do mục đích giáo dục, mục tiêu cấp học nhằm đạt tới sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Trong quá trình giáo dục học sinh, muốn có chất lượng giáo dục tốt thì phải xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi, bởi vì, người giáo viên chủ nhiệm lớp như một “Hiệu trưởng con” của nhà trường. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực, chương trình GDPT 2018 sắp sửa được đưa vào thực hiện tại các trường THPT, mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh càng đặt ra cho giáo viên nói chung, GVCN nói riêng nhiều trọng trách, nhiệm vụ cao cả và nặng nề hơn.

Song như chúng ta đã biết, để công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao, không chỉ có một mình GVCN đảm nhận được, mà nó đòi hỏi phải phát huy được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bên trong nhà trường như: BGH, BCH Đoàn trường và GVCN lớp cũng như các GV bộ môn khác và các lực lượng ngoài nhà trường. Song trên thực tế, ở một số trường học, công tác chủ nhiệm lớp chưa thực sự được BGH quan tâm, chỉ đạo đúng mức như công tác giảng dạy chuyên môn, vì thế tính chất phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giúp cho công tác chủ nhệm đạt hiệu quả cao chưa được thực hiện hiệu quả. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao các kỹ năng khác cho học sinh.

docx 50 trang phandinh 08/05/2024 780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ

SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ
 nhiệm của nhà trường; từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong bối cảnh các 
trường THPT trên cả nước đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thực hiện Chương trình 
GDPT 2018.
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
 2 lực với học sinh, luôn sát cánh cùng tập thể lớp, Hội CMHS của lớp để hoàn thành 
các nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện học sinh, giúp các em có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản để 
vững bước vào đời.
 - Nhà trường có khá nhiều GVCN lớp có năng lực, kỹ năng, nghệ thuật chủ 
nhiệm lớp và luôn đạt được hiệu quả cao trong công việc được giao. Được phụ 
huynh, học sinh đồng nghiệp yêu quý, tín nhiệm.
 - Trường THPT Tân Kỳ đặt ở vị trí trung tâm của huyện, các vùng tuyển sinh 
của nhà trường về cơ bản không quá xa so với địa điểm trường đóng nên học sinh 
của nhà trường cũng có điều kiện học tập thuận lợi hơn so với các trường khác trong 
địa bàn. Phần lớn học sinh trong nhà trường ngoan ngoãn, thực hiện nghiêm túc nội 
quy trường lớp, điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp GVCN lớp hoàn 
thành tốt nhiệm vụ được giao, nhà trường triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính 
trị đề ra.
 2.2.2. Hạn chế, khó khăn
 - Trong bối cảnh giáo dục có nhiều thay đổi, đặc biệt gắn liền với tình hình 
dịch bệnh Covid -19 kéo dài, công việc của GV nói chung, GVCN lớp nói riêng 
ngày càng nặng nề, áp lực.
 - Có thể khẳng định rằng, giáo viên nào cũng có thể làm GVCN lớp, song 
không phải GV nào cũng thực hiện tốt, có hiệu quả công tác chủ nhiệm được giao. 
Một số GV dù có năng lực chuyên môn nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ 
năng chủ nhiệm lớp, nên hiệu quả công tác chủ nhiệm chưa cao. Một số ít giáo viên 
khác thì không chịu khó học hỏi tìm tòi, còn máy móc, cứng nhắc trong công tác chủ 
nhiệm. Đặc biệt, ở bất cứ trường học nào nói chung, trường chúng tôi nói riêng, vẫn 
còn một vài giáo viên thực sự không có năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp.
 - Ở góc độ quản lý, nhiều khi BGH cũng còn quan tâm, đầu tư đến chất lượng 
đội ngũ GV giảng dạy chuyên môn nhiều hơn là công tác chủ nhiệm lớp. Trong các 
buổi sinh hoạt chuyên môn, các tổ, nhóm chuyên môn cũng hiếm khi đưa nội dung 
chủ nhiệm lớp ra để đánh giá, trao đổi, chia sẻ mà thường chỉ được thực hiện khi 
họp Hội đồng, Hội nghị GVCN lớp 
 - Việc bố trí GVCN lớp cũng gặp không ít khó khăn: BGH vừa phải cân đối 
mặt bằng chuyên môn, vừa phải xem xét năng lực, hoàn cảnh cụ thể của từng cá 
nhân GV để phân công chủ nhiệm. Trong khi thực tế, có những môn học, mặt bằng 
lao động của GV còn thấp, nhưng trong nhóm chuyên môn lại có những GV đã lớn 
tuổi, sắp nghỉ hưu, hoặc có những GV năng lực chủ nhiệm còn rất hạn chế, nên bố 
trí cho những GV này làm công tác chủ nhiệm BGH cũng không yên tâm. Ngược 
lại, những GV có năng lực chủ nhiệm rất tốt thì lại ở những nhóm chuyên môn có 
mặt bằng lao động tương đối cao nên cũng không thể bố trí những GV này tiếp tục 
đảm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm. 
 4 năm học 2018- 2019(phụ lục 1)
 Số GV gặp 
 Số GV đã Số GV Số GV có 
 Số GV Số GV Số GV chưa Số GV yêu nhiều khó 
 được bồi chưa được nguyện vọng 
 được nắm chắc nắm chắc thích công khăn, vướng 
 dưỡng bồi dưỡng được bồi 
 khảo NV, KN NV, KN CN việc CN mắc trong 
 NV, KN NV, KN dưỡng NV, 
 sát CN lớp lớp lớp công tác CN 
 CN lớp CN lớp KN CN lớp
 lớp
 41 10 31 05 36 41 08 15
 (24,3%) (75,7%) (12,2%) (87,8%) (100%) (19,5%) (36,58%)
 Kết quả này cho thấy, có rất nhiều GVCN lớp còn thiếu tự tin, cho rằng mình 
chưa nắm chắc các kỹ năng, nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt, số GV 
đã được tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về công tác CN lớp mới đạt 
12,2%. Và có đến 35,58% GVCN lớp còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong 
công tác CN lớp.
 Bên cạnh đó, thông qua phương pháp điều tra số liệu bằng các phiếu điều tra 
cho 499 em học sinh khối 10 năm học 2018-2019 tại trường THPT Tân Kỳ, chúng 
tôi thu được kết quả dưới đây:
 Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả phiếu thăm dò khảo sát ý kiến học sinh
 Năm học 2018 – 2019(phụ lục 2)
 Nội dung khảo sát Câu trả lời
 Có Không
 A. GVCN có tổ chức các buổi sinh hoạt chủ đề 124 (24,8%) 375 (75,2%)
 hàng tháng không?
 B. Khi HS vi phạm nội quy trường, lớp, GVCN có 289 (57,9%) 210 (42,1%)
 sử dụng các biện pháp xử lý phù hợp không?
 C. GVCN có định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho 124 (24,8%) 375 (75,2%)
 các em trong các tiết sinh hoạt lớp hoặc trong 
 các hoạt động GDNGLL không?
 D. Đối với các bạn HS có hoàn cảnh đặc biệt khó 288 (57,7%) 211 (42,3%)
 khăn hoặc gặp khó khăn trong học tập, GVCN 
 có tìm hiểu và có biện pháp giúp đỡ không?
 E. GVCN có thường xuyên liên lạc với gia đình 289 (57,9%) 210 (42,1%)
 học sinh để phối hợp giáo dục học sinh không?
 80.00%
 70.00%
 60.00%
 50.00%
 40.00%
 30.00% Có
 Không
 20.00% 6
 10.00%
 0.00%
 A. Thầy(cô) B. Khi học sinh C. Thầy(cô) D. Đối với các 
 giáo chủ vi phạm giáo chủ học sinh có 
 nhiệm có tổ thầy(cô) giáo nhiệm có định hoàn cảnh đặc 
 chức các chủ nhiệm  hướng biệt Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại hạnh kiểm
 Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả xếp loại học lực học sinh
 từ năm học 2016- 2017 đến năm học 2018 – 2019
 Giỏi Khá TB Yếu
 Năm học SLHS
 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
2016-2017 1417 226 15,95 905 63,87 281 19,83 13 0,92
2017-2018 1414 211 14,91 971 68,62 226 15,98 0 0
2018-2019 1473 186 12,62 977 66,28 308 20,91 4 0,27
 80.00%
 70.00%
 60.00%
 50.00%
 2016-2017
 40.00%
 30.00% 2017-2018
 20.00%
 10.00% 2018-2019
 0.00%
 Giỏi Khá Trung Yếu
 bình
 Biểu đồ so sánh xếp loại học lực
 Bảng 5: Bảng tổng hợp tỉ lệ học sinh lên lớp, học sinh đậu tốt nghiệp
 từ năm học 2016- 2017 đến năm học 2018 – 2019
 Tốt nghiệp
 Lên lớp Lưu ban Bỏ học
 Năm học THPT
 SLHS
 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
2016-2017 1417 1410 99,86 442/443 99,77 07 0,49% 10 0,7%
2017-2018 1414 1414 100 443/463 95,68 0 0% 15 1,06%
2018-2019 1473 1472 99,93 445/478 93,10 01 0,06% 14 0,95%
 120.00%
 100.00%
 80.00%
 2016-2017
 60.00%
 40.00% 2017-2018
 20.00% 2018-2019
 0.00%
 Lên Lớp Tốt Lưu ban Bỏ học 8
 nghiệp Để khắc phục những hạn chế nêu trên, để có những hướng đi chủ động, tích 
cực, phù hợp với tình hình thực tế và mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, 
những năm gần đây, lãnh đạo trường chúng tôi đã có nhiều suy nghĩ, tìm tòi, trăn trở 
để đưa ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ 
nhiệm lớp cũng như hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. Sau khi đưa vào thực tế ứng 
dụng, chúng tôi thấy rằng, những biện pháp quản lý này đã góp phần không nhỏ vào 
việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường, đặc biệt được Hội đồng 
giáo dục ghi nhận, đánh giá cao. Vì thế, chúng tôi mong muốn được chia sẻ những 
kinh nghiệm này đến bạn bè, đồng nghiệp để chúng ta có cơ hội được học hỏi, rút 
kinh nghiệm lẫn nhau, thực hiện ngày càng tốt hơn sứ mệnh được giao của những 
người làm công tác giáo dục. 
2.3. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ 
nhiệm lớp và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Tân Kỳ
 2.3.1. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 
 chủ nhiệm lớp
 Để nâng cao chất lượng đội ngũ nói chung, đội ngũ GVCN lớp nói riêng, hàng 
năm, căn cứ vào tình hình thực tế và những nhiệm vụ chính trị cần thực hiện, BGH 
nhà trường đều xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ của năm học đó. Trong kế 
hoạch bồi dưỡng đội ngũ, bao giờ cũng có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp. 
Để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp, chúng tôi đã triển khai thực 
hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chúng tôi xin chia sẻ một số giải pháp mà chúng tôi 
đã thực hiện như sau: 
 2.3.1.1. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho giáo 
viên chủ nhiệm lớp
 Để bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên 
chủ nhiệm lớp, nhà trường luôn cử CBQL, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi 
dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp do Sở GD&ĐT tổ chức. Khi cử GV tham gia các 
lớp tập huấn do Sở tổ chức, chúng tôi thường lựa chọn những giáo viên có năng lực 
về công tác chủ nhiệm, về khả năng thuyết trình để tham gia. Sau khi tham gia 
các lớp tập huấn này, Ban Chuyên môn sẽ xây dựng Kế hoạch tập huấn mở rộng tại 
trường để cho GV đã được cử đi tập huấn lên lớp, chia sẻ lại các nội dung đã được 
tập huấn trước đó. Thành phần tham gia các lớp tập huấn mở rộng không chỉ đơn 
thuần là GVCN lớp mà tất cả các thành viên trong hội đồng giáo dục nhà trường. 
Bởi vì, CBQL cũng cần nắm bắt kịp thời các nội dung, các yêu cầu mới trong các 
mặt công tác để triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá quá trình thực hiện 
của giáo viên. Các GV hiện tại không chủ nhiệm lớp cũng cần học hỏi kinh nghiệm, 
nắm bắt các chủ trương, giải pháp để những năm học sau được phân công chủ 
nhiệm không phải bỡ ngỡ trước những yêu cầu mới và đồng thời cũng có thêm kinh 
nghiệm trong quá trình công tác, giáo dục học sinh.
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_doi_n.docx