SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5 trường Tiểu học Nam Thái
Như chúng ta đã biết, Tiểu học là cấp học nền tảng cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, giáo dục tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong nền giáo dục của mỗi quốc gia. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người có vị trí quyết định trong việc hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các bậc học trên cũng như cuộc sống sau này của các em. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi vừa học vừa chơi, sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao. Tâm lí đang trên đà phát triển, còn nhiều sự biến động về tâm sinh lí nên rất khó cho việc giáo dục các em. Chính vì thế, các em cần có người hướng dẫn, chỉ bảo, uốn nắn cho các em có thói quen đi vào nề nếp trong sinh hoạt, học tập, giao tiếp, có các kĩ năng sống cơ bản để các em dần dần trở thành những người có khả năng sống tự lập, sống có ích trong xã hội. Vậy ngoài cha mẹ các em ra thì người làm được những việc đó không ai ngoài người trực tiếp giáo dục và giảng dạy các em hàng ngày đó chính là người giáo viên chủ nhiệm.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đầu tiên của người giáo viên là làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, nhưng công tác chủ nhiệm lớp không phải là một công việc đơn giản, nó luôn là vấn đề trăn trở đối với hầu hết các giáo viên tiểu học. Vậy làm thế nào để những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Làm thế nào để xây dựng được một tập thể vững mạnh phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển bằng con đường nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập và phẩm chất, năng lực của học sinh? ….
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5 trường Tiểu học Nam Thái
a, Thuận lợi – Trong quá trình giáo dục, trường luôn được các cấp, các ngành và các lực lượng xã hội quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ. – Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phòng học, bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ – Bản thân giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác chủ nhiệm, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, hết lòng vì học sinh thân yêu. – Đa số học sinh chăm ngoan, đủ đồ dùng học tập. b, Khó khăn – Việc tổ chức cho các em học sinh các tiết trải nghiệm thực tế hay các hoạt động tập thể ở trường còn hạn chế. – Đa số phụ huynh học sinh trong lớp đi làm ăn xa ( chiếm 60%), các em ở nhà với ông bà nên sự quan tâm đến việc học tập cũng như sinh hoạt ở nhà của các em chưa được chu đáo. – Việc trao đổi thông tin 2 chiều giữa giáo viên và phụ huynh học sinh còn nhiều hạn chế. – Học sinh theo đạo công giáo khá nhiều, chiếm tỉ lệ cao trong lớp (chiếm 50%) nên phụ huynh vẫn còn coi nhẹ việc học văn hóa, nhiều khi còn chú trọng đến việc học kinh sách giáo lý, đi lễ, đi nhà thờ. – Các em học sinh dễ bị cuốn vào những thứ gây nghiện như game, điện thoại, các trang mạng xã hội khiến cho các em lơ là, chểnh mảng việc học tập, tiếp thu những cái không tốt làm lệch chuẩn đạo đức. – Khả năng tiếp thu của học sinh không đồng đều. 2. Giải pháp sau khi có sáng kiến Trước hết, tôi phải tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh, biết được hoàn cảnh, năng lực của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp đối với từng đối tượng. Để làm được việc đó, bản thân tôi cho các em viết lí lịch bản thân đồng thời gặp trực tiếp giáo viên cũ các lớp dưới để tìm hiểu. Hằng ngày quan sát, theo dõi các em khi các em chơi, trò chuyện với các em. Thường buổi học đầu tiên tôi cho các em tự giới thiệu về mình trước lớp. Từ đó nắm được phần nào đặc điểm của từng em. Những lúc rảnh tôi thường bắt chuyện để hỏi thăm các em về gia đình (Bố mẹ các em làm nghề gì? Nhà em có mấy anh chị em? Em đang sống cùng với ai? Hỏi thăm các em về những mối quan hệ với bạn bè (Em chơi thân với ai? Em thường đi học với bạn nào? Em thích học môn gì?) Khi trò chuyện với các em như vậy ta sẽ nắm bắt được hoàn cảnh, sở thích của các em, đồng thời tạo cho các em cảm giác gần gũi, thân thiện. PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN, LÝ LỊCH HỌC SINH Lớp. GVCN: .. —–***—– I. Bản thân học sinh Họ và tên:.Giới tính (Nam, nữ).. Dân tộc Ngày tháng năm sinh:.. Nơi sinh: (Xã, Huyện, Tỉnh):. Chỗ ở hiện tại: (Thôn, Xã, Huyện, Tỉnh):.. Số điện thoại (Di động hoặc nhà riêng ,nếu có):. Kết quả Hoạt động giáo dục năm học 2017-2018:.. Năng lực:..Phẩm chất:.. Khi vận dụng biện pháp trên, tôi đã nắm được 100% đặc điểm tình hình riêng của từng học sinh, Đây là cơ sở để giáo viên phân loại học sinh theo từng nhóm và có hướng giáo dục phù hợp. Những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn thì quan tâm nhiều hơn bằng cách: Gặp trực tiếp cha mẹ (anh, chị) của học sinh để động viên hoặc trao đổi qua điện thoại, tạo điều kiện cho con em đi học đều. Việc này giáo viên phải tiến hành thường xuyên, liên tục, hàng ngày, hàng tuần. Sự chân thành và gắn bó giữa giáo viên và học sinh như vậy phụ huynh sẽ có trách nhiệm động viên, nhắc nhở con em mình trong việc học tập cũng như giáo dục đạo đức cho các em. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm Từ việc tìm hiểu đối tượng học sinh, tôi sẽ xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với lớp học. Việc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ học sinh đi đôi với nhau, giúp tôi có tầm nhìn xa, bao quát hơn trong công tác chủ nhiệm lớp vì thế dựa trên sự tìm hiểu và nắm bắt đội ngũ học sinh, dựa vào kế hoạch nhà trường tôi lập kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể của lớp đồng thời có biện pháp khắc phục. Tôi theo dõi thường xuyên và chặt chẽ có ghi chép, đánh giá mọi sự tiến bộ cũng như những tồn tại chưa khắc phục được của từng em để có hướng giải quyết khắc phục kịp thời. (Việc theo dõi đánh giá này thể hiện qua từng ngày, từng tuần). Dựa vào tình hình của lớp, kế hoạch và biện pháp thực hiện cho cả năm học, tôi xây dựng kỷ cương nề nếp cho học sinh. Giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng tới từng học sinh, từng ban. Tăng cường công tác tự quản của học sinh, giúp các em có ý thức tự rèn luyện, tự học. Có quy định về lề lối học tập, rèn luyện quy định giờ giấc, có sự theo dõi chặt chẽ tránh sự buông lỏng về kỷ cương nề nếp. *Bầu Hội đồng tự quản Sau khi đã nắm được đặc điểm của lớp, đã xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm cho cả năm học, việc tiếp theo cần làm là bầu hội đồng tự quản. Đối với học sinh lớp 5 các em đã là học sinh cuối cấp và đã bắt đầu có khả năng lập luận, có tinh thần dân chủ và trách nhiệm với tập thể nên tôi để cho các em ứng cử, đề cử lựa chọn ra chủ tịch và phó chủ tịch hội đồng tự quản, các trưởng ban. – Tổ chức lớp chữa bài tập đầu giờ (15 phút đầu giờ), tổ chức điều hành các bạn học tập trong một số tiết tự học; giúp đỡ các bạn còn khó khăn, hạn chế trong học tập, tiếp thu bài trên lớp. – Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu. – Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết giáo viên chuyên trách dạy. * Nhiệm vụ của trưởng ban Văn nghệ thể dục thể thao và trưởng ban lao động, trưởng ban đạo đức, sức khỏe vệ sinh. – Tổ chức cho các bạn múa hát tập thể, tập thể dục, thi văn nghệ hoặc các hoạt động phong trào của lớp. – Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về. – Phân công các bạn tưới cây, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp. – Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức. – Phối hợp với hai phó chủ tịch giữ trật tự lớp. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt tập thể ngày thứ sáu, chủ tịch hội đồng tự quản, phó chủ tịch hội đồng tự quản báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em và sự theo dõi của bản thân, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em và biết rõ hơn về hoạt động của tất cả các học sinh trong lớp. Cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Hội đồng tự quản lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. * Tổ chức cho học sinh học nội quy trường, lớp. Đầu năm học, tôi thường tổ chức cho các em học nội quy của trường, lớp để các em nắm được và thực hiện theo. Nội quy của lớp 5D * Xây dựng nề nếp và năng lực tự quản của học sinh lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. – Tổ chức cho các em lao động, trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh. Hướng dẫn các em sử dụng nhà vệ sinh hợp lí. Nhắc nhở các em giữ gìn vệ sinh cá nhân. – Thường xuyên phát động phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” để khắc phục tình trạng học sinh nói tục, chửi thề. Hằng ngày, giáo viên giao nhiệm vụ cho các bạn trong ban đạo đức theo dõi thi đua từng cá nhân. Đến cuối tuần có tiết sinh hoạt tập thể sẽ tổng kết xếp loại thi đua cho từng tổ. Nếu trong số những em hay nói tục, em nào biết khắc phục và có chuyển biến, giáo viên kịp thời khen ngợi động viên các em. Vì thế muốn khắc phục được tình trạng này giáo viên phải tác động nhiều lần và tác động thường xuyên. – Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh cho học sinh. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường thông qua các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca, các ngày lễ kỉ niệm. Tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao. Tổ chức các hoạt động văn nghệ vào sáng thứ hai đầu tuần, – Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương, các anh hùng,.. – Để xây dựng một tập thể vững mạnh và giúp học sinh học tập tốt, giáo viên cần phát động phong trào “Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp” vì“ Nét chữ, nết người”, vì thế mà trong môi trường giáo dục, đặc biệt ở các trường tiểu học đã nhận thấy đây là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, vì vậy mà phong trào “Rèn chữ, giữ vở” tôi luôn thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên bằng cách: + Đầu năm, tôi kiểm tra phân loại chữ viết của học sinh, phát hiện những lỗi sai phổ biến của các em để có kế hoạch, biện pháp rèn luyện học sinh . + Thường xuyên kiểm tra đến sách vở, chữ viết của học sinh, nhắc nhở các em viết đúng độ cao, viết đúng kiểu chữ, uốn nắn tư thế ngồi viết của các em qua từng tiết học ở trường và phối hợp với phụ huynh nhắc nhở các em tư thế ngồi viết ở nhà. Đầu mỗi buổi học, trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt tập thể, buổi học ngoại khóa cũng như lồng ghép vào các tiết học chính khóa, tôi thường trao đổi, trò chuyện với học sinh, từ đó uốn lời ăn, tiếng nói và cử chỉ giao tiếp cho các em. Đồng thời hướng dẫn cho các em những kĩ năng cơ bản để các em tự phục vụ bản thân như: chải đầu, buộc tóc, cắt móng tay, móng chân, đánh răng, rửa mặt, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Hướng dẫn các em xây dựng cho mình một thời gian biểu. Hướng dẫn các em kĩ năng tham gia giao thông an toàn. Tổ chức các trò chơi để giáo dục an toàn giao thông cho các em. Ngoài ra tổ chức cho các em đóng vai trong các câu chuyện giao thông để từ đó các em có ý thức tốt trong việc tham gia giao thông. – Trong một số tiết sinh hoạt cuối tuần, tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi xoay quanh những kiến thức các em đã học nhằm giúp các em hứng thú và khắc sâu kiến thức hơn. – Hàng tháng tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm tháng, nội dung phong phú để thu hút các em tham gia. – Trước đợt kiểm tra định kỳ, tôi tổ chức “Đố vui để học” giữa các tổ trong lớp tạo một sân chơi bổ ích, giúp các em nắm bắt các kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng thoải mái để các em làm bài kiểm tra được tốt hơn. – Thường xuyên giáo dục các em tránh xa các tệ nạn xã hội, không để tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em. Cụ thể: Phân tích tác hại của các tệ nạn xã hội để các em có định hướng tránh xa. Giáo dục cho các em một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước các tệ nạn xã hội và trước những kẻ xấu có khả năng xâm hại đến các em. *Khi áp dụng biện pháp này, học sinh lớp tôi đã đã có coe hội được trỉa nghiệm rất nhiều các hoạt động đa dạng, hình thức phong phú, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều, các kỹ năng giao tiếp ứng xử, hợp tác cùng giải quyết vấn đề được hình thành và phát triển. Biện pháp 5: Giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập – Đầu năm tôi xác định rõ dạy phụ đạo cho học sinh còn hạn chế trong học tập là trách nhiệm, là việc làm thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm. Ngay từ đầu năm học, tôi khảo sát để phân loại học sinh, lập danh sách học sinh còn hạn chế về kiến thức và lên kế hoạch dạy phụ đạo giúp đỡ cho các em. Khi thực hiện việc dạy phụ đạo học sinh hạn chế về kiến thức, tôi phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra học sinh để nắm được tình hình học tập của các em. Một mặt là giúp các em có thể nêu lên
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_h.docx