SKKN Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn
Lê-nin từng nói “Học, học nữa, học mãi”.Nhưng vì một lý do nào đó mà một số em không được đến trường đó là một thiệt thòi rất lớn, không gì bù đắp nổi cho bản thân các em nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Không được đến trường các em không được giáo dục một cách cơ bản, không có định hướng cho cuộc sống sau này, không có kiến thức để am hiểu pháp luật từ đó dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội và vướng vào vòng pháp luật.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lại càng đòi hỏi con người có tri thức, trình độ cao do đó việc giáo dục phổ thông là hết sức quan trọng. Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Trong những năm qua, tình hình học sinh bỏ học đang là một vấn đề cấp bách của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là của ngành giáo dục – đào tạo, làm ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai và kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế của địa phương.Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân cũng như có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học đã và đang là một việc làm cần thiết và cấp bách đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể xã hội, ngành giáo dục và mọi gia đình.
Đối với cấp THCS việc duy trì sĩ số học sinh là việc làm rất khó khăn, đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo linh hoạt và sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.Công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp và duy trì sĩ số là vấn đề cần thiết phải tiến hành thường xuyên, liên tục trong năm học.
Trường Lê Quý Đôn nơi tôi công tác nằm trên địa bàn xã Đray Sáp - một trong những xã còn khó khăn của huyện Krông Ana. Đray Sáp là địa phương có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, tỉ lệ học sinh dân tộc cao, chiếm gần 50% số học sinh toàn trường. Hiện nay Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh. Việc hạn chế học sinh bỏ học trong tình trạng hiện nay là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn
Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn. quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể xã hội, ngành giáo dục và mọi gia đình. Đối với cấp THCS việc duy trì sĩ số học sinh là việc làm rất khó khăn, đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo linh hoạt và sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.Công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp và duy trì sĩ số là vấn đề cần thiết phải tiến hành thường xuyên, liên tục trong năm học. Trường Lê Quý Đôn nơi tôi công tác nằm trên địa bàn xã Đray Sáp - một trong những xã còn khó khăn của huyện Krông Ana. Đray Sáp là địa phương có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, tỉ lệ học sinh dân tộc cao, chiếm gần 50% số học sinh toàn trường. Hiện nay Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh. Việc hạn chế học sinh bỏ học trong tình trạng hiện nay là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai. Bản thân là một giáo viên trẻ, được phân công làm công tác chủ nhiệm hơn ai hết tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc hạn chế học sinh bỏ học đặc biệt là với lớp mình chủ nhiệm.Xuất phát từ thực tiễn trên và qua thực tế công tác giảng dạy học sinh ở trường THCS Lê QuýĐôn trong các năm qua, tôi nhận thấy việc mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm nắm rõ thực trạng và đề ra các giải pháp để hạn chế việc bỏ học của học sinh lớp mình là đã góp phần giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học cho nhà trường, cho ngành giáo dục nước nhà. Đó chính là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng việc học sinh bỏ học ở trường THCS Lê Quý Đôn, đề tài có mục đích chia sẻ với đồng nghiệp một số biện pháp để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học thông qua công tác chủ GV: Bảo Long 2Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn. Phương pháp thống kê số lượng học sinh có nguy cơ bỏ học qua các năm, số lượng ngày nghỉ có phép và không phép của học sinh trong năm học. II. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Khái niệm “học sinh bỏ học”: Học sinh bỏ họclà học sinh không tiếp tục đi học nữa, có học sinh bỏ học khi vừa học xong chương trình một lớp nào đó, có học sinh bỏ học khi năm học mới bắt đầu, vào giữa năm học hoặc khi năm học gần kết thúc, có học sinh bỏ học một vài ngày, một vài tiết để đi chơi hoặc đi giải quyết vấn đề gì đó rồi trở lại lớp học. Còn có một đối tượng học sinh khác, mặc dù vẫn ngồi trong lớp nhưng không khác gì học sinh bỏ học. Đó là những học sinh ngồi lơ mơ trong lớp, không chú ý nghe giảng hoặc làm việc riêng trong khi thầy cô giáo đang giảng bài, không tham gia vào các hoạt động trên lớp và chỉ mong hết giờ. Đối tượng này là đối tượng “tiền bỏ học”. Học sinh bỏ học có thề chia ra làm hai loại: bỏ học “tích cực” và bỏ học “tiêu cực”. Bỏ học “tích cực” nếu học sinh bỏ học để đi học nghề hoặc tiếp tục học bổ túc; bỏ học “ tiêu cực” nếu học sinh bỏ học để đi chơi la cà bám vào cha mẹ, phá phách xóm giềng, học sinh bỏ học “tiêu cực” có thể là đội quân “trù bị” của ma túy và tệ nạn xã hội. Dù học sinh bỏ học “tích cực” hay “tiêu cực” cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực, đến cộng đồng và xã hội. Một trong các yếu tố cơ bản đối với quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung là phải đảm bảo cho mỗi học sinh được học trọn ven bậc học. Nhưng thực tế do nhiều nguyên nhân tác động, học sinh bỏ học không hoàn thành được hết bậc học, thậm chí có em bỏ học ngay từ lớp sáu. Đây là hiện tượng không bình thường, bởi vì các em còn quá nhỏ, chỉ mới hơn mười tuổi, tương lai các em sẽ ra sao? Các em sẽ làm được gì với những kiến thức không trọn vẹn đó. Xét sâu xa hơn, việc bỏ học bất thường sẽ gây xáo trộn về mặt tâm lý của học sinh đang còn đi học, gây hậu quả xấu cho việc phổ cập giáo GV: Bảo Long 4Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn. công tác vận động học sinh ra lớp trở lại; Cung cấp danh sách địa chỉ cụ thể từng học sinh để chính quyền xã chỉ đạo Ban Tự quản các thôn buôn cùng tham gia công tác tuyên truyền, vận động.Thành lập ban duy trì sĩ số, phân công rõ trách nhiệm của Lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác vận động học sinh duy trì sĩ số đến từng lớp, từng thôn buôn, từng học sinh. Tổ chức dạy phụ đạo chohọc sinh yếu kém, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao tạo sân chơi bổ ích lôi cuốn học sinh tham giaTuy nhiên tỉ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao. Bảng thống kê số lượng HS bỏ học của trường THCS Lê Quý Đôn trong các năm học từ 2014 đến 2017: STT Năm học Số HS bỏ học Số HS bỏ học trong hè 1 2014-2015 19 10 2 2015-2016 21 18 3 2016-2017 22 19 Qua bảng thống kê thì tình hình bỏ học còn rất cao.Đặc biệt là số học sinh bỏ học trong hè. Lý do là trong hè một số học sinh học yếu ham chơi bị bạn bè rủ rề lôi cuốn nên không muốn trở lại trường, một số em trong hè theo bạn đi làm xa rồi không muốn về đi học lại, các em học sinh yếu kém phải ôn tập để thi lại, nhưng quá trình thi lại các em không đủ điều kiện lên lớp nên chán nản và bỏ học. Bảng theo dõi tình hình học sinh lớp 6B Học kỳ I năm học 2015-2016 và lớp 6B học kì I 2016-2017: Năm học Tổng Nữ Dân tộc Hộ nghèo Cận nghèo số HS 2015-2016 26 14 20 04 02 2016-2017 27 12 21 03 03 GV: Bảo Long 6Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn. Phần đa học sinh người dân tộc, bố mẹ các em biết ít chữ, ít quan tâm đến việc học của con nên khi đi học về không có ai kèm, nhắc nhở dẫn đến tình trạng các em thường không học bài cũ ở nhà nên học lực ngày càng yếu dẫn đến chán nản và muốn bỏ học Mộtsố học sinh bố mẹ ít dành thời gian cho con cái, lo kiếm sống không quản lý giờ giấc của con em mình.Gia đình một số học sinh nghèo đi làm thuê ở xa, để con em ở nhà với anh chị, ông, bà, hoặc người thân. Những học sinh này thường nói dối cha mẹ, thầy cô, thường xuyên nghĩ học không lí do, cúp tiết đi chơi lâu ngày dẫn đến chán học và bỏ học. Học sinh thuộc gia đình thiếu thốn tình cảm của bố mẹ.Tức là bố mẹ ly hôn, bố mẹ hay cãi nhau hoặc có những học sinh mồ côi. Những học sinh này thường có tính khí bất thường, hay quậy phá, đánh nhau, hoặc tự ti, mặc cảm xa lánh bạn bè nên hay dẫn đến tình trạng bỏ học. Hình 2: Ba mẹ thường xuyên cãi nhau dẫn đến trẻ mặc cảm, tự ti Do kinh tế gia đình khó khăn đã khiến nhiều học sinh phải theo cha mẹ đi làm nương rẫy, hoặc bỏ học để phụ giúp công việc gia đình. GV: Bảo Long 8Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn. Sự phối hợp giữa phụ huynh học sinh với nhà trường chưa thực sự chặt chẽ, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng trông chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường. 2.2. Về phía nhà trường. Cơ sở vật chấtcủa nhà trường còn thiếu thốn: Trường chỉ đủ số phòng học cho các lớp chính khóa, thiếu phòng học phụ đạo cho học sinh yếu kém. Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm đến lớp. Sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và tổ chức hội phụ huynh trong việc giáo dục học sinh yếu kém, học sinh cá biệt còn hạn chế. Việc thực hiện phân loại học sinh trong lớp để lên kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém trong nhà trường hiện nay chưa thật tích cực.Trong khi, công việc này lại đòi hỏi nhiều công sức, sự kiên trì và tâm huyết của những người có liên quan đặc biêt là giáo viên chủ nhiệm. 2.3. Về phía xã hội. Trường THCS Lê Quý Đôn nằm trên địa bàn xã Dray Sáp. Tình hình kinh tế của xã còn gặp nhiều khó khăn. Xã có nhiều Buôn gồm nhiều hộ gia đinh người dân tộc sinh sống nên tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số của trường cao, chiếm gần 50% số học sinh toàn trường Trước thực trạng của địa phương, của trường, của lớp chủ nhiệm như trên, khi nhận nhiệm vụ là một giáo viên chủ nhiệm, tôi cảm thấy bản thân phải tìm cách nào đó để duy trì tốt nhất sĩ số của lớp mình, góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học của lớp chủ nhiệm. Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã điều tra bằng hình thức trắc nghiệm trong học sinh về mức độ chuyên cần, mức độ duy trì sĩ số đến cuối năm bằng hình thức phát phiếu thăm dò cho lớp 6B về các nội dung sau: Câu hỏi: Em có quyết tâm sẽ đi học chuyên cần và duy trì đến cuối năm học hay không? (Điều tra cả lớp) A: CÓ B: KHÔNG C: CHƯA BIẾT GV: Bảo Long 10Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn. Danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học năm học 2015-2016: STT Họ và tên học sinh Nguyên nhân 1 Y Guốt Hđơk Học yếu, ham chơi điện tử 2 H Diêm Niê Học yếu, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa. 3 Y Chiến Bkrông Lưu ban, chán học 4 H Ôn Niê Nhà xa, không có xe đạp đến trường 5 Y Thép Byă Gia đình khó khăn, sau giờ học phải đi chăn bò phụ giúp bố mẹ 6 Y Huynh Kbuor Lưu ban, chán học, mồ côi bố, mẹ đi lấy chồng, không ai quan tâm đến em 7 Trần Văn Tài Hay thức dậy muộn, đi trễ, bố mẹ đi làm sớm, về muộn, không ai quan tâm đến việc học của con Danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học năm học 2016-2017: STT Họ và tên học sinh Nguyên nhân 1 Y Kênan Hđơk Học yếu, lười học 2 H Nguê Êya Gia đình có hoàn cảnh khó khăn 3 H Ria Êban Nhà đông con, ở nhà phụ giúp nương rẫy 4 Nguyễn Thị Bình Minh Gia đình có hoàn cảnh khó khăn 5 Y Romi Kbuor Ba mẹ ly hôn 6 Y Sanra Bkrông Lưu ban, học yếu 7 Y Tươi Ktul Nhà xa trường đi lại khó khăn 8 Y Vinh Niê Lười học, bị bạn bè lôi kéo,nghiện game Qua kết quả khảo sát cho ta thấy tỉ lệ học sinh có nguy cơ bỏ học chiếm tỉ lệ cao (khoảng 30%) với nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy là giáo viên chủ nhiệm chúngta phải có biện pháp gì để giúp học sinh có thêm động lực và sự quyết tâm đi học chuyên cần?và đó cũng chính là lý do thôi thúc tôi đi tìm hiểu, GV: Bảo Long 12Trường THCS Lê Quý Đôn
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giam_thieu_tinh_trang_hoc_sinh_bo_hoc.doc