SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS

Sự nghiệp giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội mà yếu tố quan trọng cho sự phát triển ấy lại là vấn đề nhân lực. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hiện nay là đào tạo con người được phát triển một cách toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tạo ra những con người có tài năng, có phẩm chất giúp ích cho đất nước thì vai trò to lớn là của sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trong nhà trường phổ thông nói riêng.

Làm được điều đó, trong các trường THCS nói riêng, ngoài GV bộ môn ra thì người quản lý cần phải quan tâm tới giáo viên chủ nhiệm lớp. Đây là lực lượng chủ đạo trong công tác giáo dục của nhà trường. Xây dựng đội ngũ GVCN giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường.

Công tác chủ nhiệm lớp được đánh giá là một công tác hết sức quan trọng ở các trường học và GVCN là cầu nối các mối quan hệ trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

doc 48 trang phandinh 08/05/2024 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài:
 Sự nghiệp giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh 
tế - xã hội mà yếu tố quan trọng cho sự phát triển ấy lại là vấn đề nhân lực. 
Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hiện nay là đào tạo con người được phát triển 
một cách toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực 
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tạo ra những con 
người có tài năng, có phẩm chất giúp ích cho đất nước thì vai trò to lớn là của sự 
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trong nhà trường phổ thông nói riêng.
 Làm được điều đó, trong các trường THCS nói riêng, ngoài GV bộ môn ra 
thì người quản lý cần phải quan tâm tới giáo viên chủ nhiệm lớp. Đây là lực 
lượng chủ đạo trong công tác giáo dục của nhà trường. Xây dựng đội ngũ 
GVCN giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong việc 
thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường.
 Công tác chủ nhiệm lớp được đánh giá là một công tác hết sức quan trọng 
ở các trường học và GVCN là cầu nối các mối quan hệ trong nhà trường nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Thực tế các nhà trường hiện nay, bên cạnh những GVCN lớp nhiệt tình, 
tâm huyết với nghề, vẫn còn không ít GVCN coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp. 
Do vậy, hiệu quả giáo dục nói chung và hiệu quả chất lượng giáo dục của lớp 
đối với một số đồng chí GVCN còn chưa cao, chưa đạt yêu cầu nhiệm vụ đề ra. 
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã trăn trở và tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng 
chỉ đạo đối với GVCN lớp của nhà trường thông qua đề tài “Một số biện pháp 
chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho 
học sinh trường THCS”.
 II. Mục đích nghiên cứu
 Từ việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong các hoạt động công tác GVCN 
của nhà trường, đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công 
tác chủ nhiệm lớp.
 III. Đối tượng nghiên cứu
 - GVCN khối 6,7,8,9 trường THCS trên địa bàn quận mà tôi đang làm 
nhiệm vụ công tác.
 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Tìm hiểu mặt lý luận của việc quản lý và tổ chức chỉ đạo công tác của 
GVCN góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016-2017.
 - Nghiên cứu thực trạng các hoạt động chỉ đạo GVCN của Hiệu trưởng tại 
trường THCS.
 2/25 PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận:
 Trong nhà trường, người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong 
việc đào tạo, rèn luyện, phát triển trí tuệ và nhân cách cho thế hệ trẻ, đội ngũ 
giáo viên góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi 
dưỡng nhân tài.
 Bối cảnh kỹ thuật công nghệ nước nhà đang phát triển đã tạo ra sự chuyển 
dịch, định hướng giá trị. Giáo viên không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức mà 
còn phải phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi của học sinh, đảm bảo người học 
làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó, giáo viên phải quan 
tâm phát triển ở học sinh ý thức về giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ, tạo nên 
bản sắc tồn tại của loài người, vừa kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống, 
vừa sáng tạo những giá trị mới thích nghi với thời đại mới.
 Xã hội đang biến đổi nhanh, người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu và 
có tiềm năng không ngừng hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, chuyên môn 
nghiệp vụ, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong hoạt động sư phạm. Ngày 
nay, giáo viên không còn là người đóng vai trò truyền đạt kiến thức mà là người 
gợi mở hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động của học sinh. 
Giáo viên có năng lực sư phạm là người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh trên 
con đường học tập tự lực, kết hợp thành công việc giảng dạy tri thức với giáo 
dục giá trị và phát triển tư duy.
 Đi sâu vào công tác chủ nhiệm, mỗi thành công hay thất bại của từng lớp 
học đều ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường. Người giáo viên chủ 
nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một tập thể tốt góp 
phần xây dựng tập thể nhà trường tốt. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt 
Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý và giáo dục học sinh trong phạm vị một 
lớp. Do đó, việc lựa chọn giáo viên chủ nhiệm lớp cần cân nhắc phân công sao 
cho phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.
 1. Vị trí, chức năng của người GVCN lớp:
 - GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh của lớp 
mình được phân công về mọi phương diện như: Tên, tuổi, số lượng, đặc điểm 
tâm sinh lý, sở thích, năng lực, những thay đổi, những điều kiện hoàn cảnh gia 
đình và các mối quan hệ khác. GVCN còn phải dự báo được xu hướng phát triển 
nhân cách của học sinh và lập ra các kế hoạch cho việc tổ chức, giáo dục phù 
hợp với điều kiện, khả năng của học sinh lớp mình.
 - GVCN cùng giáo viên bộ môn giúp hiệu trưởng xếp loại học lực, hạnh 
kiểm của học sinh một cách khách quan, toàn diện, hệ thống và công khai.
 4/25 - Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
 - Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên 
tục.
 - Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
 4. GVCN tạo động lực phát triển nhân cách học sinh:
 * Tạo môi trường làm việc tốt: Tạo các quy trình phù hợp, thái độ cởi mở, 
chia sẻ, thân thiện, tạo bầu không khí tâm lý tốt đẹp.
 * Khen thưởng động viên kịp thời khi thấy xứng đáng: Không nhất thiết 
phải bằng vật chất.
 - Tỏ ra rộng rãi khi khen ngợi thành tích của học sinh.
 - Cảm ơn những nỗ lực của cá nhân học sinh.
 - Ghi nhận những nhu cầu và đóng góp của học sinh
 - Cố gắng cải thiện mối quan hệ, trao đổi thông tin cùng học sinh.
 * Tăng tính tự chủ và tự kiểm soát cho học sinh.
 II. Cơ sở thực tiễn
 Nếu như trong một trường học, người Hiệu trưởng được coi là có vị trí 
quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huy sức mạnh của 
đội ngũ CB-GV nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục của nhà 
trường thì người GVCN lớp có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là 
người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, là người chịu ảnh hưởng 
nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm.
 Đội ngũ GVCN là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong việc chỉ 
đạo tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, là cánh tay nối dài của Hiệu 
trưởng, là chiếc cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các 
em và đoàn thể mà các em sinh hoạt.
 Kết quả học tập của cả trường, thương hiệu của nhà trường được xây 
dựng và giữ gìn không phải do một hai cá nhân CB-GV hay do một nhóm học 
sinh, một hai lớp học, mà là do sự nỗ lực của từng thành viên và toàn thể CB-
GV-HS nhà trường qua các thế hệ.
 Để tạo lập nề nếp, thương hiệu nhà trường và luôn luôn “giữ được lửa”, 
nhiệm vụ và vai trò rất lớn thuộc về đội ngũ GVCN lớp – những người được coi 
là “linh hồn” của các lớp học.
 Vậy làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Hy vọng chuyên đề 
này sẽ phần nào giúp các bạn trả lời câu hỏi đó.
 III. Biện pháp tổ chức chỉ đạo công tác chủ nhiệm của Ban Giám hiệu 
nhà trường.
 1. Đặc điểm địa phương của nhà trường:
 6/25 hành vi ứng xử. Người giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh thông qua nội 
dung bài giảng, tri thức khoa học mà còn là tấm gương mẫu mực về nhân cách 
cho học sinh noi theo. Vì thế, nhân cách của người giáo viên có ảnh hưởng rất 
lớn tới nhân cách của học sinh. Không nên nói với học sinh rằng: “các em hãy 
làm theo điều tôi nói, chứ đừng làm theo điều tôi làm”.
 Thứ hai: Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên cần phải dùng biện 
pháp giáo dục tình cảm để thuyết phục, vận động đối với học sinh, chứ không 
nên dùng biện pháp trách phạt, đánh đập, trù dập học sinh. Trong giao tiếp sư 
phạm, giáo viên phải biết khéo xử sư phạm, phải luôn quan tâm gần gũi để hiểu 
tâm lý của học sinh, dự đoán trước được những phản ứng có thể xảy ra ở học 
sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp, đồng thời biết giữ đúng mức độ khi giải 
quyết các tình huống.
 Để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả thì cần tạo ra bầu không khí tâm lý 
giao tiếp tích cực giữa giáo viên và học sinh. Trong đó, giáo viên thực sự là chủ 
thể có ý thức tổ chức, xây dựng mối quan hệ này. Trong giao tiếp học sinh 
thường hay e ngại, sợ tiếp xúc với giáo viên. Sự căng thẳng tâm lý này là hàng 
rào tâm lý ngấm ngầm hình thành trong quá trình học tập và rèn luyện. Muốn 
xóa bỏ hàng rào tâm lý này thì hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ và hành vi ứng 
xử của giáo viên. Giao tiếp sư phạm có nghĩa là biết tạo ra những cảm xúc, tình 
cảm tích cực ở thầy và trò.
 * Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm
 a. Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp:
 Giao tiếp sư phạm là sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, nên người 
giáo viên cần phải gương mẫu trước học sinh về mọi mặt: Hành vi, cử chỉ, tư thế 
tác phong, trang phục lời nói...Nhân cách giáo viên mẫu mực được biểu hiện cụ 
thể như sau:
 - Biểu hiện mẫu mực về trang phục, hành vi, cử chỉ, lời nóitất cả những 
biểu hiện đó phải thống nhất với nhau. Nói năng phải rõ ràng mạch lạc, cử chỉ 
phải đường hoàng, đĩnh đạc, tự tinkhông thể nói một đường làm một nẻo.
 - Thái độ và những biểu hiện của thái độ phải phù hợp với các phản ứng 
hành vi. Ví dụ: Khi giáo dục học sinh vi phạm thi mặc dù giáo viên thể hiện sự 
khoan dung độ lượng nhưng giọng nói phải dứt khoát, ánh mắt phải nghiêm 
nghị, cử chỉ phải rõ ràng. Còn muốn khen ngợi học sinh thì lời nói, hành vi phải 
nhẹ nhàng, sôi nổi, ánh mắt vui tươi, nét mặt rạng rỡ
 - Khi sử dụng ngôn ngữ thì phải chọn từ, dùng từphải phù hợp với tình 
huống, nội dung và đối tượng giao tiếp. Không dùng lối nói mày, tao, mi, tớ hay 
 8/25

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_chu_nhiem_lop_nang_c.doc