SKKN Làm thế nào để nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần và duy trì sĩ số trong công tác chủ nhiệm Lớp
Trong mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.
Nền tảng nhân cách , kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản(nghe, nói, đọc,viết và tính toán) của học sinh được hình thành ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Học sinh tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách thưa gửi đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập và khả năng tự học, sáng tạo. Như vậy, giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông; đặt cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện của con người. Thành quả của giáo dục tiểu học có giá trị lâu dài, có tính quyết định, vì thế, làm tốt giáo dục tiểu học là đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nếu không có kiến thức thì không có thể bình đẳng với các dân tộc khác được”. Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế, đồng thời nhằm thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”, xoá dần khoảng cách chênh lệch về giáo dục giữa “miền ngược và miền xuôi”, Đảng và Chính phủ rất quan tâm và chú trọng đến công tác giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Để lấp dần khoảng cách trên thì khâu duy trì sĩ số là rất quan trọng. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, việc duy trì sĩ số học sinh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Duy trì tốt sĩ số học sinh không những nâng cao được hiệu quả giáo dục mà đặc biệt hơn là tránh được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Những học sinh thất học là một mối nguy hại lớn cho xã hội, các em dễ dàng dính vào các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó duy trì tốt sĩ số học sinh còn gắn liền với chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp và của tập thể nhà trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Làm thế nào để nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần và duy trì sĩ số trong công tác chủ nhiệm Lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc quản lí ,giáo dục học sinh đặc biệt là công tác nâng cao tỉ lệ chuyên cần duy trì sỉ số, nên mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm chắc những nhiệm vụ của mình .Đó là: -Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học , có các biện pháp giáo dục,quản lí một cách cụ thể nhất phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp. - Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức, đưa ra được các biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học sinh và thực hiện giáo dục học sinh các biệt học sinhchuyên biệt. - Phối hợp với gia đình và các đòn thể ơ địa phương để theo dõi,làm công tác giáo dục học sinh. - Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp;phối hợp với Tổng phụ trách , tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản. - Thường xuyên trao đổi ý kiến góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng học kì. - Họp phụ huynh đúng quy định, có liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh , tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ. - Biết cách xử lí tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục;ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo. . Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của thầy cô giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh. Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh ngoan có tinh thần học tập tốt thì trước hết người thầy giáo, cô giáo phải đưa lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đội vững mạnh, một tập thể lớp gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt. Vì thế, qua nhiều năm đứng lớp bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi và mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm : “Làm thế nào để nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần và duy trì sỉ số trong công tác chủ nhiệm lớp?” 1.2 .Điểm mới của sáng kiến: Có rất nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề năng cao tỉ lệ chuyên cấn, duy trì sỉ số. Tuy nhiên sử dụng các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên trường tiểu học bản thân đang công tác thì đây là vấn đề lần đầu tiên tôi nghiên cứu. + Ý thức của học sinh cũng như sự quan tâm của phụ huynh, chính quyền địa phương đến việc học của con em chưa cao. + Công tác vận động của giáo viên chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa thực sự khoa học còn có sự chồng chéo và mang tính tự phát. + Bình quân tỉ lệ chuyên cần của học sinh từ năm học 2015– 2016 trở về trước luôn dưới 93,4%. 2.2.Các biện pháp Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường học có vai trò rất quan trọng trong giáo dục học sinh. Trước thực tế trên, sự cần thiết nghiên cứu nguyên nhân, xác định chức năng, nhiệm vụ và tìm ra biện pháp giúp cho công tác chủ nhiệm lớp ở trường học tăng cường công tác chủ nhiệm, thu hút học sinh đến trường, duy trì sĩ số là vấn đề rất cần thiết trong điều kiện hiện nay để góp phần hạn chế việc học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng dạy học toàn diện. Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tế của quá trình công tác tôi nhận thấy răng nếu chỉ dựa vào các quy định của nội quy nhà trường thì không thể nâng cao được tỉ lệ chuyên cần duy trì sỉ số. Sau đây tôi đưa ra một số biện pháp trong quá trình công tác . Cụ thể là: Biện pháp1.Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh. Ngay từ đầu khi mới nhận lớp tôi cho học sinh báo cáo vị trí nơi ở của các em, họ tên, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh sống của gia đình, công việc thường ngày của học sinh phải làm ở nhà và gia đình có mấy anh chị em đang học tập, đồng thời điều tra nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm ở năm trước. Mục đích của công viêc này nhằm giúp cho giáo viên hiểu rõ thêm điều kiện của từng em để trong quá trình làm chủ nhiệm và dạy học giáo viên có cơ sở cơ sở tiếp cận tâm tư cùng học sinh tạo cho các em có tâm thế thoải mái khi đến trường. Kết quả điều tra học sinh đi học đầu năm như sau TSHS Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 SL % SL % SL % 18 144/162 88,9 148/162 90,2% 153/162 94,4 Từ những điều tra cơ bản ban đầu tôi đã biết thêm một số thông tin về trình độ dân trí của các bậc phụ huynh đa số phụ huynh là dân tộc Vân Kiều nên việc nhận thức và trách nhiệm với học sinh còn nhiều hạn chế. Biện pháp 2:Lựa chọn và phân công nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp, xây dựng mối đoàn kết thương yêu của tập thể lớp học sinh biết sống trong tập thể, vì tập thể thông qua việc tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ, và thi thể dục thể thao, thực hiện các hoạt động công ích, bảo vệ môi trường. Giáo dục các em bằng những gương người tốt, việc tốt để các em biết rằng cuộc đời này cần biết bao những nhân cách tốt đẹp đó tạo cho học sinh có thêm niềm vui, tình cảm bạn bè gắn kết hơn. Cuối mỗi tiết sinh hoạt bao giờ tôi cũng cho học sinh bình chọn đưa ra gương tốt trong lớp và được ghi tên trên bảng thi đua của lớp.Từ đó các em biết vượt qua điều kiện khó khăn để đi học chuyên cần dành được bông hoa cuối tuần. Tùy theo từng tuần thi đua với những món quà nhỏ như : bút, vở, cái nơ buộc tóc hay chú gấu bông tôi dành tặng các em để ghi nhận sự tiến bộ các em càng vui , luôn hứa sẽ không nghỉ học buổi nào trong tuần, cũng từ đó ngoài tình cảm cô- trò giữa tôi và các em còn có tình cảm của người mẹ hiền cùng chia sẻ với các em trong các bữa cơm trưa đầm ấm. Biện pháp3:Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh Nhằm nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực các phong trào hoạt động cũng như để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm, trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi đã phổ biến cho phụ huynh nội dung các phong trào, nêu rõ tình hình lớp chủ nhiệm, những nội dung cần sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.Bằng trách nhiệm của người giao viên chủ nhiệm tôi đã đến từng gia đình phụ huynh trao đổi tâm tư giúp phụ huynh hiểu được các chủ trương của nhà trường, việc cần thiết cho con em đến trường là con đường xóa đói giảm nghèo , giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếp cân với cộng đồng xã hội . Thông qua việc tuyên truyền giải thích ngắn gọn, thân thiện tôi cùng phụ huynh đã kí cam kết việc cho con em đi học chuyên cần và duy trì sỉ số trong từng kì , cả năm học. Để tiện việc trao đổi thông tin, tránh đi lại nhiều, tôi đề nghị phụ huynh cung cấp số điện thoại liên lạc và lập thành danh bạ điện thoại cho lớp. Mục đích của việc cung cấp số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để phụ huynh tiện liên hệ khi cần thiết; chủ động tiếp xúc với gia đình học sinh đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, tạo sự gần gũi, thân thiện, giúp học sinh tự tin và yên tâm hơn trong học tập và rèn luyện.Đặc biệt trong những ngày mưa lũ với những em phải qua khe suối tôi luôn động viên phụ huynh cho con em đi ở những nhà bà con gần trường để đảm bảo cho các em được đi học bình thường. Biện pháp 4:Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến trường: - Để giảm bớt căng thẳng, nhàm chán, hàng ngày bị nhồi nhét bởi một khối lượng kiến thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi. Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao GV phải gần gũi động viên giúp đỡ học sinh yếu nhiều hơn để xoá bỏ mặc cảm, tự ti, tạo điều kiện để các em hoà đồng, luôn luôn kích thích để huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và dành nhiều thời gian để các em trao đổi tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau, hướng dẫn phương pháp học tập, cách tự học bài ở nhà. - Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự tiến bộ trong học tập của học sinh đặc biệt chú trọng những học sinh yếu động viên một cách kịp thời dù cho tiến bộ còn rất ít. Đây là việc làm thường xuyên với học sinh tạo cho học sinh giảm bớt sự tự ti khi biết bản thân học kém các bạn để cố gắng vươn lên hàng ngày - Tôi luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn. Việc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng nhằm theo dõi học sinh qua đó có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên các em ngại học, giúp các em học tập tốt hơn. Mặt khác có những em học sinh thích học môn này, lại không thích môn kia vì những lý do khác nhau do vậy tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em để kết quả học tập tốt hơn. Các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn. Hơn nữa thông qua các giáo viên bộ môn trong trường phát hiện về năngkhiếu, sở thích cũng như những hạn chế của từng học sinh. Từ đó bồi dưỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn. Sự phối hợp với tập thể học sinh là một thành công lớn trong quá trình duy trì tốt sĩ số, tránh được tình trạng các em nghỉ học, bỏ học giữa chừng, những học sinh có tình trạng chán học, học kém thường có khả năng nghỉ học rất cao chính vì thế rất cần sự giúp đỡ, kèm cặp các bạn học khá, học giỏi để các em học tốt lên, khi học tốt rồi các em sẽ thích học không nghĩ tới việc bỏ học, nghỉ học nữa. Với những biện pháp phối hợp trong thời gian qua tỉ lệ đi học chuyên cần duy trì sỉ số của lớp tôi luôn luôn tăng trưởng . Cụ thể qua thàng tháng: Tháng Tổng số học sinh Số lượt học sinh Tỉ lệ đi học 8/ 2016 ( 2 tuần) 18 275/324 84,8% 9 / 2016 (4 tuần) 18 641/648 98,9% 10 /2016 (4 tuần) 18 643/648 99,2% 11/2016 (4 tuần) 18 643/648 99,2% 12/2016 (4 tuần) 18 644/648 99,4% 1/2017 (4 tuần) 18 645/648 99,5% 2/2017 (4 tuần) 18 646/648 99,7% 3/2017 (4 tuần) 18 648/648 100% 4/2017 (4 tuần) 18 648/648 100%
File đính kèm:
- skkn_lam_the_nao_de_nang_cao_ti_le_hoc_sinh_di_hoc_chuyen_ca.doc