SKKN Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm

Tiếp tục vận dụng sáng tạo Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo vào thực tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện nhà trường. Đồng thời, để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả thì bên cạnh các hoạt động học tập, tiết sinh hoạt lớp được xem là một tiết học đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Như chúng ta đã biết, trong phân phối chương trình giảng dạy ngoài các tiết học văn hóa như: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí… còn có tiết sinh hoạt lớp vào buổi dạy cuối tuần. Đây là tiết học quan trọng góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua tiết sinh hoạt lớp sẽ phát triển được các năng lực, phẩm chất,rèn các kĩ năng cho học sinh như: Năng lực giao tiếp, hợp tác, tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, kĩ năng tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khả năng nhìn nhận lại sự tiến bộ của bản thân với các bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự chia sẻ cảm thông với bạn bè, sẵn sàng tham gia công việc chung của trường của lớp. Mỗi giờ sinh hoạt lớp sẽ để lại cho các em những bài học về kĩ năng sống quý báu để các em vững tin trong cuộc sống. Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo... thì tiết sinh hoạt lớp chủ yếu do cô và trò biên soạn và chuẩn bị. Những năm gần đây, việc thiết kế giáo án sinh hoạt lớp đã được triển khai đến các nhà trường, các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm.Như vậy, nội dung và cách thức cơ bản để tiến hành giờ sinh hoạt lớp đã được thống nhất trong các nhà trường. Tuy nhiên, việc thực hiện ở mỗi nơi, mỗi giáo viên vẫn có sự khác biệt. Vì nhiều lí do khác nhau, phần lớn các em học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của tiết học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấy hứng thú đối với tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm.

docx 37 trang phandinh 08/05/2024 1111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm

SKKN Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm
 MỤC LỤC
MỤC LỤC ...........................................................................................................................i
MỤC LỤC HÌNH...............................................................................................................ii
MỤC LỤC BẢNG.............................................................................................................iii
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................1
 1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................................1
 2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................2
 4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................2
 5. Đóng góp mới của sáng kiến........................................................................................3
 6. Cấu trúc của sáng kiến .................................................................................................3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................................................4
 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................4
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu......................................................................................5
 3. Một số cách thức tổ chức hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt 
 lớp chủ nhiệm...................................................................................................................5
 3.1. Tổ chức hoạt động tổng kết, đánh giá trong tuần ..................................................5
 3.2. Tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể....................................................................12
 3.3. Minh họa kế hoạch bài dạy thực nghiệm.............................................................20
 4. Đánh giá kết quả thực nghiệm....................................................................................25
 5. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................................28
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................30
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................................31
PHỤ LỤC 2.......................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................33
 i MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1. Sổ theo dõi thực hiện nội quy nề nếp của học sinh................................................7
Bảng 2. Tiêu chuẩn thi đua của lớp.....................................................................................8
Bảng 3. Minh họa một số chủ đề theo tháng .....................................................................14
Bảng 4. Minh họa tổ chức trò chơi tập thể - văn nghệ theo chủ đề...................................17
Bảng 5. Thống kê kết quả khảo sát ...................................................................................25
Bảng 6. Thống kê kết quả khảo sát ...................................................................................26
Bảng 7. Kết quả xếp loại học lực ......................................................................................28
Bảng 8. Kết quả xếp loại hạnh kiểm .................................................................................28
Bảng 9. Kết quả thi đua tuần - Học kì I và học kì II .........................................................28
 iii Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh 
hoạt lớp chủ nhiệm
trong sáng và rèn luyện những kĩ năng sống cần thiết, góp phần nâng cao hiệu 
quả giáo dục toàn diện học sinh. Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên chúng 
tôi. Xuất phát từ thực tế đó, với cương vị giáo viên phụ trách giảng dạy môn 
Ngữ văn và làm công tác chủ nhiệm lớp 10A8, cá nhân tôi cũng muốn góp thêm 
những ý kiến, suy nghĩ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh 
thông qua sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) “Cách thức tổ chức một số hoạt động 
tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm”.
 2. Mục tiêu nghiên cứu
 Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm đề xuất cách thức tổ chức một số 
hoạt động đã thực hiện thành công trong việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp chủ 
nhiệm cuối tuần nhẹ nhàng, thoải mái, hấp dẫn nhưng đạt hiệu quả cao.
 Mặt khác, mục tiêu của đề tài này còn tạo ra một sân chơi gần gũi, thiết 
thực và hữu ích để cho các em học sinh được thể hiện năng khiếu của mình, phát 
triển các kĩ năng sống về xây dựng tập thể, khả năng tự quản, kĩ năng tổ chức,...
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 10A8 Trường trung học phổ thông 
Trần Đại Nghĩa, thành phố Cần Thơ.
 - Phạm vi nghiên cứu: lớp 10A8 năm học 2021 - 2022
 4. Phương pháp nghiên cứu
 Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 Thứ nhất, phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi sử dụng các 
phương pháp và thiết kế các hoạt động trò chơi, văn nghệ, sinh hoạt theo chủ 
đề,... đưa vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm nhằm để kiểm chứng xem có phù 
hợp với học sinh hay không từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá lựa chọn 
phương pháp nào phù hợp để áp dụng vào thực tế.
 Thứ hai, phương pháp quan sát: được sử dụng trong quá trình giảng dạy 
thực nghiệm. Giáo viên quan sát thái độ của học sinh trong các tiết sinh hoạt để 
đánh giá sự khác biệt giữa tiết sinh hoạt lớp theo hình thức cũ và hình thức mới.
 Thứ ba, phương pháp phân tích dữ liệu: để chứng minh những ưu điểm, 
nhược điểm, những thành công và hạn chế trong quá trình giảng dạy thực 
nghiệm từ đó đúc kết những bài học kinh nghiệm cho bản thân và lựa chọn 
phương pháp sử dụng hiệu quả để áp dụng vào thực tiễn.
GVTH: Châu Thị Hằng 2 Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh 
hoạt lớp chủ nhiệm
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp cũng được quy định 
như một tiết học bắt buộc, trong đó giáo viên chủ nhiệm được hưởng số tiết kiêm 
nhiệm theo quy định (4 tiết/tuần) và học sinh thực hiện đủ thời lượng của một tiết học 
là 45 phút/tiết. Vì thế giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch, nội dung tiết sinh 
hoạt đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ phẩm chất cho học 
sinh. Tiết sinh hoạt lớp là thời điểm để học sinh bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm của cá 
nhân sau một tuần học tập, là dịp để mỗi học sinh tự đánh giá và đánh giá hoạt động 
học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học. Đồng thời xây dựng kế 
hoạch hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch 
năm học mà lớp đã đề ra. Thông qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh hình thành kĩ năng tự 
quản, có ý thức chấp hành tốt nền nếp, kỷ luật của trường lớp. Đồng thời nâng cao tinh 
thần đoàn kết tập thể, sống có trách nhiệm, phát huy được vai trò nồng cốt, tính tiên 
phong của tổ chức Đoàn trong các hoạt động tập thể lớp.
 Căn cứ vào Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học 
phổ thông và trường có nhiều cấp học. Tại khoản 2 điều 31 Điều lệ trường trung học 
quy định: Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định đối với giáo viên còn có 
nhiệm vụ sau đây: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội 
dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với 
hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học 
sinh. Giáo viên chủ nhiệm thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây 
dựng. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh 
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã 
hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của 
học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng 
phát triển nhà trường.
 Tiếp tục vận dụng sáng tạo Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo vào thực tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng những việc làm thiết thực, hiệu 
quả,... Đối với giáo viên chủ nhiệm cần phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo 
của học sinh trong học tập, trong sinh hoạt nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện, trang bị những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh 
để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
GVTH: Châu Thị Hằng 4 Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh 
hoạt lớp chủ nhiệm
 Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được đội ngũ ban cán sự lớp 
có năng lực, nhiệt tình, bản lĩnh, có trách nhiệm cao và uy tín trước các bạn khác trong 
lớp. Đội ngũ ban cán sự sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác tổ 
chức, quản lí các hoạt động giáo dục học sinh và thực hiện giờ sinh hoạt lớp chủ 
nhiệm. Để ban cán sự lớp làm việc hiệu quả, chất lượng giáo viên chủ nhiệm cần có sự 
phân công rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của từng thành viên ban cán sự lớp:
 Lớp trưởng: Quản lý chung các mặt của lớp cùng với giáo viên chủ nhiệm. Hỗ 
trợ giáo viên chủ nhiệm trong việc đôn đốc các hoạt động của lớp, có sổ ghi chép tình 
hình các mặt của lớp trong tuần để có thể báo cáo giáo viên chủ nhiệm tốt nhất trong 
giờ sinh hoạt lớp. Nên giao hẳn nội dung công tác tuần cho lớp trưởng để thuận tiện 
theo dõi công việc của lớp.
 Lớp phó học tập: Tổ chức cho lớp truy bài 15 phút đầu giờ mỗi ngày, giúp đỡ 
các bạn học lực yếu học bài, làm bài. Hỗ trợ lớp trưởng trong báo cáo thi đua cho 
Đoàn trường, giám sát thi đua giữa các tổ trong tuần để đạt hiệu quả, tránh trường hợp 
thiếu công bằng trong thi đua. Lập kế hoạch học tập cho lớp, trực tiếp liên hệ, nhận 
nhiệm vụ từ giáo viên bộ môn khi cần thiết và thông báo cho cả lớp. Khi có vướng 
mắc, trực tiếp báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm để có 
biện pháp kịp thời khắc phục.
 Bí thư chi đoàn lớp: Trực tiếp liên hệ với Đoàn trường trong công tác đoàn 
hàng tuần, tháng theo quy định. Đồng thời cũng là người tham mưu với giáo viên chủ 
nhiệm trong phân công các thành viên tham gia các hoạt động phong trào, đoàn thể 
nhà trường phát động.
 Lớp phó lao động: Phân công trực lớp, lao động theo định kỳ của nhà trường 
theo gợi ý giáo viên chủ nhiệm. Nhiệm vụ này cũng giao toàn quyền quyết định cho 
lớp phó lao động nhưng giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm giám sát sự phân công có 
hợp lý hay không. Lớp phó lao động có quyền yêu cầu tổ trưởng các tổ nộp bản phân 
công nhiệm vụ các thành viên tổ để dễ dàng giao nhiệm vụ.
 Nhiệm vụ của các tổ trưởng: Hướng dẫn và quan sát các thành viên trong tổ 
việc thực hiện nội quy, nền nếp của trường, lớp đề ra. Mỗi tổ trưởng có một quyển sổ 
theo dõi việc học tập và các mặt hoạt động của từng thành viên trong tổ. Cuối tuần các 
tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng và giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt 
lớp.
 Các thành viên còn lại: Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công, 
đồng thời giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của ban cán sự lớp. Khi phát hiện có vấn 
đề cần dân chủ trình bày chính kiến trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm để tháo gỡ, tránh để 
xảy ra những hiểu lầm không đáng có giữa các thành viên lớp.
GVTH: Châu Thị Hằng 6

File đính kèm:

  • docxskkn_cach_thuc_to_chuc_mot_so_hoat_dong_tang_tinh_hap_dan_hi.docx
  • pdfSKKN Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhi.pdf