Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, yêu thương
Lời dạy của Bác vẫn luôn là nhiệm vụ đối với mỗi giáo viên trong công cuộc cải
cách, đổi mới để có thể khẳng định đất nước Việt Nam ta giờ đây ổn định về chính trị,
kinh tế, văn hóa, thể thao, có thể sánh với các cường quốc năm châu. Chính điều đó mà
trong đời dạy học của mỗi giáo viên không ai là chưa một lần làm công tác chủ nhiệm.
Đây là một công việc mà giáo viên gặp không ít khó khăn, vất vả bởi bên cạnh công tác
giảng dạy cần sự đầu tư cho tiết học thì người giáo viên làm công tác chủ nhiệm cũng
còn phải dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ.
Công tác chủ nhiệm lớp luôn là vấn đề quan tâm của các giáo viên khi mới được nhận
lớp. Đó là làm thế nào để lớp mình chủ nhiệm có nề nếp kỉ luật, đạt kết quả cao trong
các đợt thi đua,các em yêu thương, gắn bó giúp đỡ nhau.
Để lớp trong các đợt thi đua đạt kết quả cao về nề nếp, ý thức kỉ luật cũng như trong
học tập tôi nhận thấy“Tinh thần tương thân tương ái,sự đoàn kết yêu thương” chính là
động lực, là nhân tố để tạo nên sự thành công trong tất cả các lĩnh vực.
Trên cơ sở nhận thức như vậy năm học 2017-2018 tôi được giao lớp chủ nhiệm 8D.
Đây là lớp nghịch ngợm, ý thức kỉ luật còn chưa cao trong các năm học trước. Tuổi này
ở các em có sự bướng bỉnh , thích thể hiện cá tính riêng của mình, chơi thành các nhóm
bạn riêng trong lớp. Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp nên ngay từ đầu năm tôi đã
định hướng cho công tác chủ nhiệm của tôi năm nay là: Xây dựng tập thể lớp đoàn
kết, yêu thương. Đây chính là lí do vì sao tôi chọn đề tài này làm kinh nghiệm trong công
tác chủ nhiệm trong năm học .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, yêu thương
II. Đối tượng nghiên cứu:Học sinh THCS. III. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 8D trường THCS Long Biên. IV. Giới hạn của đề tài: Trong các hoạt động học và sinh hoạt của học sinh THCS. Phần hai NỘI DUNG ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP ĐOÀN KẾT YÊU THƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN KHOA HỌC Theo thông tư ban hành điều lệ trường trung học cơ sở căn cứ luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009. Căn cứ nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của chính phủ qui định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Điều lệ trường trung học cơ sở,trường trung học phổ thông và trường phôt thông có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDDT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục. Nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường THCS Long Biên. Với những thông tư, điều lệ về trường trung học cơ sở được bộ giáo dục ban hành, cùng với nhiệm vụ năm học tôi nhận thấy giáo dục đạo đức trong học sinh là một nhiệm vụ cần thiết. Bởi vì tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết yêu thương đã được ông cha ta nhắc nhở và truyền từ đời này sang đời khác. Chính truyền thống đó đã đưa đất nước ta vượt qua bao khó khăn, gian khổ đặc biệt giành được thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chông Mỹ. Giờ đây tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau vẫn đang được phát huy, mặc dù có sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường mở cửa, đạo đức xuống cấp, các tệ nạn xã hội đã len lỏi vào trường học. Đồng thời quan điểm giáo dục của cha mẹ học sinh còn nhiều sai lầm lệch lạc. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách, sự giao tiếp của học sinh. Đó là các em được nuông chiều thích gì được đó, lại không quen quan tâm đến người khác. Nên các em sinh ra tính ích kỉ, hẹp hòi, thiếu sự đồng cảm với mọi người xung quanh. Chính điều đó đã khiến tôi, người giáo viên chủ nhiệm cần tìm và chọn ra phương pháp giáo dục thích hợp đối với các em. nếp, muốn lớp tốt ngay điều này rất khó thực hiện. Vì thế kiên trì là đức tính cần có đó với người giáo viên. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 1. Xây dựng nội qui lớp học: 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch của nhà trường. 2. Kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo và những người lớn tuổi, yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập rèn luyện. 3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân 4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp. 5. Giữ gìn bảo vệ tài sản của trường, lớp. 6. Hành vi ngôn ngữ ứng xử của học sinh phải văn hóa phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học. 7. Trang phục học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. 8. Học sinh không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự , xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ nhân viên của nhà trường và các bạn học sinh . 9. Không gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử. 10. Không làm việc riêng, sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; không hút thuốc, uống rượu,bia khi tham gia các hoạt động giáo dục. 11. Không đánh nhau, gây mất trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. 12. Không lưu hành và sử dụng các ấn phẩm độc hại, thông tin không lành mạnh lên mạng, không tham gia các tệ nạn xã hội . 2. Phân loại đối tượng học sinh. Sự không đồng đều về sức học giữa các em, tôi nhận thấy cần phải phân loại đối tượng học sinh. Từ việc điều tra cơ bản học sinh, giáo viên chủ nhiệm đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ lớp. Theo quan điểm của tôi, cán bộ lớp là lực lượng chủ chốt trong tập thể lớp, là linh hồn và nhân tố quyết định sự tiến bộ hoặc sa sút của lớp . Nếu đội ngũ cán bộ lớp không đoàn kết, chia bè phái thì tập thể lớp khó có được những thành tích cao. Dựa vào phiếu điều tra học sinh tôi đã hướng dẫn các em bầu và xây dựng đội ngũ cán bộ lớp dựa vào những tiêu chuẩn như:đó là những em có học lực từ khá trở lên, có trách nhiệm và nhiệt tình với công việc được giao; Có lòng tin với các bạn và được các bạn yêu mến. Qua việc tự đề cử và ứng cử cán bộ lớp tôi tiếp tục làm phiếu điều tra cơ bản với cán bộ lớp theo mẫu sau: Họ tên ............................ Ngày ............. Tháng ......... năm sinh...... Nơi ở ........................... Xếp loại văn hóa ................ năm trước........... Xếp loại hạnh kiểm ............................. Sở thích ....................... Năng lực làm việc ........................... Sự sắp xếp khâu tổ chức lớp, đặc biệt đội ngũ cán bộ lớp bên cạnh việc hướng các em vào từng việc thì tôi cũng phát huy sự dân chủ trong các em. Đó là cho các em tự bầu những bạn mà chính các em tín nhiệm làm cán bộ lớp. Việc làm này cũng đã ý thức được trong các em vai trò trách nhiệm đối với tập thể lớp. Từ đó đã hình thành trong các em sự quan tâm, chú ý tới người khác. Chính vì vậy đội ngũ cán bộ lớp được tôi cùng các em trong lớp lựa chọn và sắp xếp theo sơ đồ sau: Giáo viên chủ nhiệm Mai Hoài Thanh Tổ trưởng tổ 1 Chương Thu Trang Tổ trưởng tổ 2 Nguyễn Thủy Tiên Ng Tổ trưởng tổ 4 Hoàng Thị Tuyết Tổ trưởng tổ 3 Lâm Quốc Vượng - Tổ chức Đoàn - Đội. -Hội cha mẹ học sinh. Để xây dựng sự đoàn kết yêu thương giữa các em trong tập thể lớp, tôi còn thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình trong lớp qua các giờ học hoặc thông tin qua sổ ghi đầu bài trên lớp. Từ đó tôi có thể hiểu thêm về các em. Bên cạnh đó tôi còn tận dụng sự giúp đỡ của chi hội phụ huynh, nhờ chi hội tổ chức các nhóm liên gia để đôn đốc, kiểm tra việc học tập cũng như sinh hoạt của các em ở nhà, tạo điều kiện cho các em gần gũi, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Hoạt động của Đoàn, Đội cũng góp phần không nhỏ. Qua hoạt động tập thể giúp các em càng gắn bó đoàn kết hơn trong tập thể lớp. Đối với những học sinh yếu khi các em có chút tiến bộ tôi nhờ đoàn đội khen kịp thời dưới tiết chào cờ để các em phấn khởi, cố gắng hơn càng muốn hòa mình vào tập thể, gắn bó với tập thể. Trong các buổi sinh hoạt lớp tôi cũng luôn hướng các em vào các hoạt động như: “Hành động vì người nghèo; Quỹ đền ơn đáp nghĩa; Quĩ nối vòng tay bạn bè; Quỹ vì Trường Sa thân yêu” tham gia thực hiện tốt đầy đủ các quỹ từ thiện” Trong các hoạt động của trường như phong trào “ Hội khỏe Phù Đổng” chính tinh thần đoàn kết yêu thương của tập thể đã đem lại những thành tích đáng kể cho lớp. Các em đã biết chọn ra những bạn có sức khỏe, có năng khiếu và sự nhiệt tình để tham gia. Với cơ cấu tổ chức lớp chặt chẽ, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng học sinh bước đầu tôi đã tạo được sự gắn bó gần gũi giữa các em. Giờ đây các em đã coi tập thể lớp của mình là một mái nhà chung của tất cả mọi người. Giữa các em mọi khoảng cách, mặc cảm tự ti, sự yếu kém đã dần dần tự mất đi để giờ đây chỉ còn sự đoàn kết, yêu thương, sự bảo ban giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tinh thần đoàn kết yêu thương trong tập thể lớp 8D còn được các em phát huy trong mọi nơi mọi lúc. Không chỉ trong phong trào tập thể mà còn ở ngay trong từng cá nhân như trường hợp em Đinh Đức Minh trong lúc vui chơi chẳng may bị giập sống mũi phải nghỉ học. Trong những ngày đó các bạn trong lớp đã ghi chép giúp bài, giảng lại bài cho bạn. Chính sự giúp đỡ tương trợ giữa các em học sinh đã trở thành động lực, sự gắn kết để cùng nhau tiến bộ. Sự đoàn kết nhất trí trong các em giờ đây đã tạo nên một tập thể vững mạnh. Tôi đã vui mừng, phấn khởi bởi các em đã hoàn toàn chủ động trong mọi hoạt động sinh hoạt của lớp của trường như: làm báo tường, tổ chức chào mừng ngày nhà giáo 20-11. Chuẩn bị các tiết mục sinh hoạt đầu tuần trong toàn trường, đặc biệt sự chuẩn bị chu đáo cho ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và ngày kỉ niệm thành lập đoàn 26-3 với gian hàng Hội chợ Cả năm 8D 34 15 14 5 0 ▪ • Đánh giá xếp loại hạnh kiểm Xếp loại Danh hiệu đạt Năm học Số Xếploại lớp Lớp HK 2017-2018 HS Tốt-Khá - Chi đội mạnh xuất sắc. -Lớp tiên tiến. Học kì I 8D 35 35 Khá Học kì II 8D 34 34 Tốt Cả năm 8D 34 34 Tốt Danh hiệu đạt - Chi đội mạnh xuất sắc. -Lớp tiên tiến. 2. Hoạt động xã hội: Sau đây là những kết quả hoạt động xã hội, phong trào mà học sinh lớp 8D của tôi đã đạt được trong năm học 2017-2018: * Phong trào: 100% học sinh tham gia các hoạt động xã hội được tổ chức ở trường như: Kỉ niệm ngày nhà giáo 20/11; tổ chức kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3; ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 (đều đạt giải nhì, giải ba về làm tập san, giải ba về món ăn trong hội chợ quê) * Phong trào thiện nguyện: Các em tích cực ủng hộ đóng góp. Phần ba KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Qua việc vận dụng các biện pháp giáo dục trên đây trong công tác chủ nhiệm đặc biệt đối với lớp 8D năm học 2017-2018 tôi có thể khẳng định rằng: Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, yêu thương là nhân tố quyết định đưa lớp tiến lên. Lớp tiến bộ sẽ gây được niềm tin với chính bản thân các em và với cha mẹ học sinh. Đó là động lực chính, là nhân tố quyết định để tạo nên sự thành công trong lĩnh vực giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để ngày càng có thể hòa nhập với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. II. Bài học kinh nghiệm: Với gần 30 năm làm công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp tôi tự rút ra một số bài học hoặc kinh nghiệm. - Để giáo dục đạo đức học sinh đạt kết quả cao, người giáo viên cần vững vàng về chuyên môn, có tri thức rộng về xã hội, kiên trì nhạy cảm và yêu thương học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm cần hiểu rõ học sinh của mình về mọi phương diện, hướng các em tự giác lĩnh hội tri thức và hòa mình vào tập thể lớp, tự bộc lộ và khẳng định mình. - Giáo viên chủ nhiệm cần có ý thức trong việc xây dựng tập thể học sinh lớp mình là một tập thể tự quản có tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, hiểu và sẻ chia với nhau. - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm tới mặt chuyên cần của lớp. Công tác chủ nhiệm lớp là một công việc đầy khó khăn vất vả, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian công sức, phải có một trái tim đầy nhiệt huyết yêu thương. Đã biết bao giáo viên chủ nhiệm đã phải khóc vì lớp mình, có
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tap_the_lop_doan_ket_yeu_thuo.pdf