Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực tại Khối Lớp 5 trường Tiểu học Phan Bội Châu

Thực tế cho thấy ngành giáo dục đã từng bước chuyển mình, có những thay đổi đáng kể để phù hợp với thời kì đổi mới. Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, cách đánh giá cũng được đổi mới, trường học ngày một khang trang nhưng chất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế. Vẫn còn học sinh đi học chưa chuyên cần, vẫn còn nhiều học sinh chưa chủ động, tích cực, tự giác học tập, không khí lớp học không phải lúc nào cũng thoải mái… Vậy “Làm thế nào để các em hứng thú học tập hơn?” “ Làm sao để các em có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui?” “ Làm sao giáo viên nói ít mà học sinh hiểu nhiều hơn ?” “ Làm sao để các em lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, chủ động? ” Làm sao để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp, đáp ứng nhu cầu của xã hội, khắc phục được tính thụ động của học sinh. Đó là một vấn đề rất nan giải, không phải giáo viên nào cũng làm được hay làm được ở tất cả các tiết học.

Cha mẹ học sinh cũng chưa nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc học của con cái. Sự thân thiện giữa giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh có phần hạn chế.

Hiện nay nền giáo dục nước nhà đang chú trọng vào giáo dục con người phát triển toàn diện. Để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của ngành, nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ta cần phải có bước đột phá trong cách nghĩ cũng như cách làm. Tiếp tục đẩy mạnh việc trang trí lớp, tạo môi trường học tập thân thiện. Đẩy mạnh cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nắm được dấu hiệu đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Xác định được các hoạt động mà giáo viên và học sinh có thể tiến hành trong dạy - học. Tạo ra được môi trường học tập thân thiện trong giảng dạy và giáo dục để cuốn hút học sinh tích cực, chủ động tham gia vào học tập, rèn luyện. Tạo được cơ hội cho học sinh tự khám phá, tìm tòi. Để làm tốt được việc đó thì giáo viên phải tự học, tự rèn để có một số kỹ năng cơ bản, cần thiết và vận dụng linh hoạt vào quá trình dạy học. Người dạy cần thực hiện đúng vai trò của mình chỉ là người cố vấn, tổ chức hoạt động, giúp đỡ và hỗ trợ các em học tập. Học sinh phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập. Tuyên truyền, động viên, khuyến khích được cha mẹ học sinh, các lực lượng khác cùng chung tay góp sức để giúp đỡ các em trong quá trình học tập và rèn luyện.

doc 21 trang phandinh 08/05/2024 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực tại Khối Lớp 5 trường Tiểu học Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực tại Khối Lớp 5 trường Tiểu học Phan Bội Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực tại Khối Lớp 5 trường Tiểu học Phan Bội Châu
 em lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, chủ động? ” Làm sao để huy động sức 
mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng một môi 
trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của 
trường, lớp, đáp ứng nhu cầu của xã hội, khắc phục được tính thụ động của học 
sinh. Đó là một vấn đề rất nan giải, không phải giáo viên nào cũng làm được hay 
làm được ở tất cả các tiết học.
 Cha mẹ học sinh cũng chưa nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong 
việc học của con cái. Sự thân thiện giữa giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh có 
phần hạn chế.
 Hiện nay nền giáo dục nước nhà đang chú trọng vào giáo dục con người phát 
triển toàn diện. Để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của ngành, nâng 
cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực” ta cần phải có bước đột phá trong cách 
nghĩ cũng như cách làm. Tiếp tục đẩy mạnh việc trang trí lớp, tạo môi trường học 
tập thân thiện. Đẩy mạnh cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nắm được dấu 
hiệu đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 
Xác định được các hoạt động mà giáo viên và học sinh có thể tiến hành trong dạy - 
học. Tạo ra được môi trường học tập thân thiện trong giảng dạy và giáo dục để 
cuốn hút học sinh tích cực, chủ động tham gia vào học tập, rèn luyện. Tạo được cơ 
hội cho học sinh tự khám phá, tìm tòi. Để làm tốt được việc đó thì giáo viên phải tự 
học, tự rèn để có một số kỹ năng cơ bản, cần thiết và vận dụng linh hoạt vào quá 
trình dạy học. Người dạy cần thực hiện đúng vai trò của mình chỉ là người cố vấn, 
tổ chức hoạt động, giúp đỡ và hỗ trợ các em học tập. Học sinh phải phát huy được 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập. Tuyên truyền, động viên, 
khuyến khích được cha mẹ học sinh, các lực lượng khác cùng chung tay góp sức để 
giúp đỡ các em trong quá trình học tập và rèn luyện.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh và giáo viên giảng dạy ở tiểu học. Cụ thể là giáo viên và học sinh 
khối lớp 5 và khối 2 trường TH Phan Bội Châu. 
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Học sinh và giáo viên giảng dạy ở tiểu học. Cụ thể là giáo viên và học sinh 
khối lớp 5 và khối 2 năm học 2013-2014 và 2014-2015 của trường TH Phan Bội 
Châu.
 Đề tài này trình bày những vấn đề liên quan đến 5 nội dung của phong trào 
“Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm góp phần vào việc thực 
hiện tốt nhiệm vụ năm học, đào tạo con người mới phát triển toàn diện.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau :
 - Phương pháp thu thập, nghiên cứu, phân tích các tài liệu như công văn chỉ
 2 giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm. Giúp các em 
không những nắm được kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng mà còn rèn cho 
các em nhiều kĩ năng khác góp phần giáo dục con người mới, con người phát triển 
toàn diện. 
 II. 2. Thực trạng
 a) Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi
 - Được Ban giám hiệu quan tâm trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất 
như phòng học khang trang, có bảng chống loá, tủ đựng đồ dùng, thiết bị dạy học, 
bàn ghế đầy đủ... Hàng năm nhà trường mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, giáo 
viên thường xuyên tự làm đồ dùng để dạy học. Đội là một tổ chức hỗ trợ tốt cho 
việc thực hiện phong trào này.
 - Được Phòng giáo dục, Ban giám hiệu tạo điều kiện cho tham gia lớp tập 
huấn và cung cấp đầy đủ các văn bản có liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện các 
nhiệm vụ và phong trào thi đua.
 - Một số cha mẹ học sinh đã quan tâm đến việc học của con, phối kết hợp 
với giáo viên giúp các em học tập, rèn luyện tốt. Đóng góp đầy đủ để xây dựng 
trường. Không những đóng góp kinh phí mà còn tự nguyện tham gia ngày, giờ 
công để góp phần xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.
 - Một số học sinh đã có ý thức trong học tập, rèn luyện, tích cực hưởng ứng 
phong trào thi đua.
 - Đây chính là kim chỉ nam giúp tôi càng hăng say nghiên cứu đề tài này. 
 * Khó khăn
 - Học sinh còn nhỏ nên khả năng giao tiếp còn hạn chế, bên cạnh đó só em 
lại ở trọ hoặc sống với cô, dì, ông bà, sự dạy bảo, điều chỉnh các em thực hiện kĩ 
năng soosngs còn hạn chế.
 - Đồ dùng dạy học trong nhà trường chưa được được phong phú, đa dạng.
 - Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú 
học tập cũng như tích cực hưởng ứng phong trào thi đua cho học sinh, đòi hỏi ở 
người giáo viên rất nhiều điều. Trước hết phải có tay nghề vững vàng, phải biết 
yêu nghề, mến trẻ, tức là phải có năng lực sư phạm, phải thực sự coi mình là người 
mẹ thứ hai của các em, gần gũi để các em tâm sự, giãi bày. 
 - Một số đồng nghiệp không ủng hộ vì để làm được việc đó phải mất nhiều 
công sức, thời gian. Một khó khăn nữa là khả năng cảm nhận cái đẹp của mỗi giáo 
viên khác nhau, người thì khéo léo trong việc trang trí nhưng phần lớn giáo viên 
lớn tuổi thì họ không hứng thú với điều này. Một số giáo viên vẫn còn chỉ coi trọng 
việc dạy kiến thức cho học sinh mà ít quan tâm tới giáo dục kĩ năng cho các em. 
Cũng có giáo viên đã quan tâm tới việc tích hợp giáo dục kĩ năng nhưng khả năng
 4 học sinh để đảm bảo thời gian và tránh được người khác đánh giá nề nếp lớp học 
không nghiêm túc. Giáo viên gặp phải tình huống sư phạm khó xử mà học sinh đưa 
ra sẽ bị lúng túng, e ngại với học sinh. Một số giáo viên sợ mất thời gian nên thực 
hiện việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống còn qua loa, đại khái, chưa có hiệu quả 
cao. Một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, năng động thì việc hướng dẫn học 
sinh tham gia trò chơi dân gian, tìm hiểu, phát huy các giá trị văn hóa ở địa phương 
còn rất nhiều hạn chế.
 - Một số ít học sinh nhút nhát, chưa tự tin trước tập thể thì không thích tham 
gia.
 c) Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh
 - Khơi dậy ở các em tính thẩm mĩ, sự sáng tạo trong trang trí cùng với ý thức 
muốn góp sức để làm đẹp lớp. Phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức vì tập thể của 
học sinh.
 - Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ 
chức cho các em tìm tòi, khám phá kiến thức vì vậy nên các em hiểu bài sâu hơn, 
ghi nhớ bền lâu hơn. Tránh được tình trạng giáo viên nói nhiều, chỉ mải thuyết 
trình mà không biết học sinh nắm được gì? Nắm được đến đâu để có hướng khắc 
phục, điều chỉnh kịp thời. Tất cả các đối tượng học sinh đều được tham gia bày tỏ 
ý kiến. Tạo cho các em có tính nhút nhát mạnh dạn hơn. Tạo môi trường thân thiên 
trong quá trình giảng dạy. 
 - Các em nhanh nhẹn, hoạt bát hơn khi tham gia các trò chơi và các hoạt 
động tập thể. Tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống, khả năng giao tiếp tốt, có những kĩ 
năng cơ bản để ứng xử kịp thời.
 * Mặt yếu
 Nếu giáo viên không có sự tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị bài chưa chu đáo, 
không lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp thì tiết học dẫn đến nhàm chán. Có thể 
gặp phải tình huống khó xử khi học sinh hỏi. Từ đó sẽ lúng túng, mất tự tin khi 
dạy, không linh hoạt và có kỹ năng sư phạm tốt thì sẽ làm mất lòng tin tưởng ở học 
sinh.
 - Nếu giáo viên không khôn khéo trong việc tận dụng các nguồn lực thì sẽ 
không có nguồn kinh phí để thực hiện. Cái gì cũng thuê làm thì cũng không kích 
thích được sự sáng tạo của học sinh và trách nhiệm, ý thức của các em trong việc 
bảo vệ, giữ gìn, thái độ tham gia sẽ không được nâng cao.
 d) Nguyên nhân
 - Trường học được xây dựng kiên cố, nhưng chưa được trang bị đầy đủ 
các thiết bị đồ dùng dạy học cho tất cả các tiết học, phòng ngoại ngữ, phòng âm
nhạc, khu vui chơi, bãi tập...
 6 góp ý cho giáo viên đổi mới cách dạy, cách trang trí lớp nhằm cuốn hút, tạo hứng 
thú cho các em trong học tập. Tổ chức các chuyên đề để giáo viên được trao đổi, 
học tập lẫn nhau. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học. Hàng tháng có kiểm tra việc tự 
làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên và kiểm tra đột xuất việc 
chuẩn bị đồ dùng của học sinh, cách trang trí lớp của các lớp. 
 - Một số giáo viên ngại đổi mới cho rằng kiến thức đơn giản, xưa nay vẫn 
dạy vậy mà học sinh vẫn lên lớp, vẫn trưởng thành nên cứ thế mà làm, không cần 
phải mất thời gian nghiên cứu chuẩn bị, vừa tốn kém thời gian nghiên cứu, thời 
gian làm đồ dùng, tốn kinh phí. Họ chưa hiểu được rằng kiến thức đó sẽ đọng lại 
trong đầu các em bao lâu, giúp ích gì cho các em trong cuộc sống. Bên cạnh việc 
nắm kiến thức đó học sinh còn có thêm các kỹ năng gì để vận dụng vào cuộc sống, 
góp phần giáo dục con người mới phát triển toàn diện phù hợp với tình hình đất 
nước thời kỳ đổi mới.
 - Đồ dùng dạy học và các thiết bị dạy học được nhà trường bảo quản tốt, 
hàng năm được mua sắm thêm. Mỗi năm giáo viên lại làm thêm nhiều đồ dùng để 
phục vụ dạy học. Phần lớn vẫn là đồ dùng mong hỏng, rẻ tiền.
 - Phương pháp dạy học cũ đã ăn sâu vào một số giáo viên lớn tuổi, ngại đổi 
mới. Để thay đổi được quả là một vấn đề khó khăn. Qua tập huấn, chuyên đề, dự 
giờ, góp ý họ cũng một phần nào nắm được phương pháp mới song sự vận dụng 
còn gò bó, chưa linh hoạt, chưa thường xuyên nên kết quả giảng dạy chưa cao. 
 - Cha mẹ học sinh của một số em thường xuyên quan tâm, kết hợp với giáo 
viên để giúp con học tập thì các em đó tiếp thu tốt bài. Bên cạnh đó có một số cha 
mẹ học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn lo lao vào làm kinh tế nên chưa có thời 
gian quan tâm đến sát sao đến con cái. Không cần qua tâm đến thái độ, hành vi, 
cách ứng xử của các em. Đồ dùng học tập, sách vở của các em còn thiếu, đi học 
còn quên đồ dùng. Vì vậy trong giờ học các em không có đồ dùng để thực hành, để 
trải nghiệm nên ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt kiến thức cũng như các kỹ năng 
cần thiết của tiết học. Trong cuộc sống các em chưa mạnh dạn, tự tin, ứng xử chưa 
thân thiện trong giao tiếp, chưa có kĩ năng ứng xử, đối phó kịp thời khi gặp tình 
huống trong đời sống hằng ngày. 
 - Học sinh phần lớn rất thích học theo phương pháp dạy học mới vì các em 
được thoải mái hơn, thích thú hơn, hiểu bài hơn nên càng có hứng thú học tập. Bên 
cạnh đó một số em tính nhút nhát thì không thích giao lưu, tiếp xúc với bạn, với 
giáo viên. Một số em không có đồ dùng thì lo sợ khi nghe yêu cầu mang đồ dùng 
ra học. Trước những vấn đề đó giáo viên cần có biện pháp kết hợp với cha mẹ các 
em tốt hơn, tham mưu với hội cha mẹ học sinh của trường, lớp và các đoàn thể để 
giúp đỡ các em. Tạo cho các em không những nắm tốt nội dung kiến thức mà còn 
có được những kỹ năng cơ bản của tiết học, mạnh dạn hơn trước tập thể.
 III. 3. Giải pháp, biện pháp
 a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_than_thien_hoc_sinh_t.doc