Sáng kiến Kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm Lớp 1D trường Tiểu học Hướng Phùng - Hướng Hóa - Quảng Trị
Đảng và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em: coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đề của dân tộc và của đất nước.
Là người giáo viên, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Muốn các em trở thành những con ngoan trò giỏi thì người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm lớp là công tác rất quan trọng trong nhà trường. Vấn đề này từ trước tới nay đã được rất nhiều giáo viên quan tâm bởi nó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Đặc biệt đối với bậc Tiểu học thì công tác chủ nhiệm lớp càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải quan tâm đến sự phát triển của các em về mọi mặt. Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp. Đó là vấn đề không đơn giản.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm Lớp 1D trường Tiểu học Hướng Phùng - Hướng Hóa - Quảng Trị
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào Một số kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp. 2. Kế hoạch nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian 7 tháng . Bắt đầu từ tháng 9 năm 2015 cho tới tháng 4 năm 2016. - Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 9 và tháng 10 năm 2015: Thu thập số liệu. Tháng 11 và tháng 12 năm 2015: Hình thành đề cương. Tháng 1 và tháng 2 năm 2016: Lấy ý kiến của học sinh và phụ huynh thông qua thực tế gia đình của học sinh. Tháng 3 và tháng 4 năm 2016: Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. B: PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: 1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện. Năm học 2015 – 2016, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1D với tổng số là 09 học sinh. Phần lớn các em đều cùng độ tuổi đã qua lớp mẫu giáo 5 tưổi nên đa số các em đã nhận được mặt chữ cái và chữ số. Song bên cạnh đó vấn còn một số em tiếp thu chậm chưa thuộc hết 24 chữ cái. Các em còn quá nhỏ, mải chơi, nhiều em rất hiếu động chưa ý thức được việc học tập của mình nên lớp học chưa có nề nếp. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. TS Học tập Kỉ luật Vệ sinh Tốt Chưa tốt Tốt Chưa Tốt Chưa tốt 9 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 3 33 6 67 6 67 3 33 6 67 3 33 Nhìn chung lớp học chưa có nề nếp, chưa có ý thức tự quản. Một số em mải chơi nghịch ngợm đó là em : Hồ Thị Hinh, Hồ Văn Hưng, Hồ Văn Tương . II. BIỆN PHÁP : Biện pháp thứ 1: Tiếp cận, tìm hiểu học sinh, thành lập đội ngũ cán bộ lớp. - Các em lớp 1 rất bé, còn bỡ ngỡ, sợ sệt khi mới bước chân vào “Trường Tiểu học”. Chính vì thế mà ngay từ ngày đầu nhận lớp tôi đã đóng vai vừa là cô thầy giáo, vừa là cha, là anh, là bạn để dìu dắt nâng đỡ các em giúp các em thích nghi với môi trường mới để các em học tập và rèn luyện tốt hơn. Tôi đã thăm dò để nắm bắt được nơi ở cũng như hoàn cảnh gia đình, đặc điểm riêng của từng em. Từ đó có những biện pháp giáo dục tích cực, phù hợp nhất với từng đối tượng, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn. Tôi luôn tạo ra sự gần gũi với các em trong học tập cũng như trong giao tiếp, vui chơi để phát hiện khả năng nhận thức tư duy ở mỗi em. Tôi thường xuyên theo dõi để phát hiện học sinh nào chăm học, học sinh nào lười học, em nào trung thực, em nào giả dối. Với những em lười học, tôi thường động viên các em bằng những lời nói nhẹ nhàng, bằng lời khen khi các em chăm học hơn. Với những em hay giả dối, tôi thường giảng giải để các em hiểu được tác hại của sự giả dối chúng ta cần phải tránh. những em học kém tôi tranh thủ thời gian để kèm riêng các em trong các tiết phụ đạo . Đối với những em giỏi tôi có kế hoạch bồi dưỡng để giúp các em phát huy hết khả năng của mình . Tôi thường xuyên tìm hiểu nắm tình hình cụ thể của lớp nói chung, của từng học sinh nói riêng. Từ đó lựa chọn các biện pháp tác động phù hợp, góp phần nâng cao kết quả học tập. Song song với các hoạt động học tập, tôi còn tổ chức cho các em vui chơi giải trí, rèn luyện sức khoẻ qua các tiết sinh hoạt tập thể. Hoạt động này giúp các em sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, tăng cường sức khoẻ, làm cho các em thêm yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè thầy cô giáo và mọi người xung quanh. Vì vậy tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí văn nghệ là yêu cầu không thể thiếu được đối với học sinh Tiểu học. Biện pháp thứ 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp. - Thời gian đầu hàng ngày tôi kiểm tra từng em. Khi đã thành nề nếp rồi, tôi giao việc kiểm tra cho cán bộ lớp. Giờ truy bài, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn: soạn sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ theo đúng thời khoá biểu, ý thức xem trước bài mới rồi tổ trưởng chấm điểm vào sổ thi đua tổ. Tổ trưởng tập hợp kết quả và báo cáo với lớp trưởng. Cuối mỗi tuần vào giờ sinh hoạt tôi đã kiểm điểm cụ thể. Tổ nào, cá nhân nào tốt sẽ được khen, biểu dương và có phần thưởng nhỏ động viên kịp thời. Còn em nào chưa tốt hay quên đồ dùng hoặc sách vở thì tôi sẽ nhắc nhở, rút kinh nghiệm trước lớp. Nếu nhiều lần không sửa chữa, giáo viên sẽ thông báo về cho phụ huynh biết để kịp thời đôn đốc các em thực hiện tốt hơn các nề nếp học tập. Biện pháp thứ 5: Kết hợp với phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nếp cho con em mình. - Hằng ngày, kiểm tra sách vở của các em. - Nhắc nhở con học và làm bài tập thầy giao về nhà. - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu trước khi đến lớp. - Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. - Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. - Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con qua điện thoại . III. KẾT QUẢ: Sau một năm học, nhờ việc áp dụng các biện pháp trên tôi thấy lớp tôi đã chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập. Số lượng biên chế đầu năm: 9 học sinh . T Học tập Kỉ luật Vệ sinh S Chưa Tốt Tốt Chưa Tốt Chưa tốt tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 TÊN ĐỀ TÀI : 1 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .. 1 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : ........................................ . 1 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:.............................. 1 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:. 1 VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: B. PHẦN NỘI DUNG 2 3 I. THỰC TRẠNG. 2 II. BIỆN PHÁP 2- Biện pháp thứ 1: Tiếp cận, tìm hiểu học sinh, thành lập đội ngũ cán bộ lớp. 2-3 Biện pháp thứ 2: Tổ chức xây dựng nề nếp cho học sinh. Biện pháp thứ 3:Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 3-4 Biện pháp thứ 3: Giáo viên chủ nhiệm lớp: 4 Biện pháp thứ 5: Kết hợp với phụ huynh học sinh: 4 IV. KẾT QUẢ. 4 C: PHẦN KẾT LUẬN 5 I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 5 II. KIẾN NGHỊ 5 Tài liệu tham khảo
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chu_nhiem_lop_1d_truong_ti.doc