Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh(HS). GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.

Thế mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời…Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, v.v... Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v...

doc 20 trang phandinh 08/05/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học trong công tác giáo dục đạo đức học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học trong công tác giáo dục đạo đức học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
 Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
 - Nghiên cứu lý luận về các GVCN lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế 
 nào trong công tác giáo dục đạo đức HS và đã đạt kết quả như thế nào?
 - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao 
 chất lượng giáo dục đạo đức HS trong trường THCS
 - Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
 III/- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1/. Khách thể.
 - Thực trạng và giải pháp cho vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo 
 dục đạo đức HS.
 2/. Đối tượng. 
 - Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp.
 3/. Phạm vi nghiên cứu.
 - Do được phân công chủ nhiệm từ năm học 2005- 2006: vì tuổi đời còn 
 nhỏ, tuổi nghề còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ vận dụng ở 
 lớp 9A2 trường THCS Nguyễn Văn Quy năm học 2009-2010
 4/. Giả thuyết khoa học.
 - Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu 
 quả giáo dục toàn diện trong trường THCS. 
 5/. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 + Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN 
 lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các 
 bài tham luận trên Internet.
 - Phương pháp quan sát:
 + Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
 - Phương pháp điều tra:
 + Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học 
 sinh(CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
 + Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
 2
Đề tài: “Giáo viên chủ nhiệm giỏi trường THCS Nguyễn Văn Quy” Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
chủ nhiệm lớp trong trường có năng lực và bản lĩnh thì công cuộc giáo dục sẽ đạt 
được nhiều thành tựu đáng kể.
 II/- Những yếu tố của GVCN lớp
 1/. Tố chất để làm nên một GVCN lớp tốt.
 Vì GVCN là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người chủ 
 nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Có đồng thuận, có lệch pha trong thực tế là 
 bình thường. Tố chất quan trọng của GVCN là tố chất của một con người hành 
 động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc 
 kế hoạch hoá. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người phải giáo hoá 
 do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn. Thấy đúng thì tổng kết và áp 
 dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quy trình: 
 xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch 
 kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù 
 trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ HS. 
 GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò.
 2/. GVCN lớp là tấm gương sáng cho HS noi theo.
 Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo. Cách hành động, suy 
 nghĩ, cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ 
 huynh về GV. Bản thân tôi vừa là GVCN đồng thời là GVBM Toán – Tin học. 
 Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều có những tác phong làm gương cho 
 học sinh. 
 Soạn bài trước khi đến lớp. Theo tôi, chỉ khi nào thầy cô cảm thấy hứng 
 thú với bài dạy thì sự hứng thú đó mới lây truyền sang HS. Sự hứng thú này đi 
 đôi với sự soạn bài trước và có một chương trình trước cho những gì phải làm 
 trong giờ học thay vì một thái độ "tùy cơ ứng biến". GV cần chuẩn bị đầy đủ tài 
 liệu, đồ dùng dạy học trước khi dạy. Người dạy càng tận tâm thì các em càng cố 
 gắng học.
 Khi lên lớp, theo tôi, GV cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói 
 nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính 
 mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu, hợp với trình độ học 
 sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một 
 4
Đề tài: “Giáo viên chủ nhiệm giỏi trường THCS Nguyễn Văn Quy” Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
 K: 6 K:15 K: 6 K: 14 K: 6 K: 12
 2006- 2007 41 39 Tb:14 Tb: 17 Tb:20
 Y:17
 Y:13 Y:10
 G: 2 T: 7 G: 3 T: 29 G: 3 T: 31
 K: 3 K:27 K: 3 K:8 K: 3 K: 6
 2007-2008 39 37 Tb:24
 Tb: 5 Tb:23 Tb:25
 Y:10
 Y:8 Y:6
 G: 3 T: 29 G: 2 T: 23 G: 3 T: 25
 K: 1 K: 8 K: 4 K:12 K: 2 K: 10
 2008-2009 39 37 Tb:29
 Tb: 2 Tb:29 Tb: 2 Tb:30 Tb: 2
 Y:6
 Y:2 Y:2
 G: 3 T: 16 G: 4 T: 31 G: 4 T: 31
 K: 3 K:21 K: 6 K:6 K: 6 K:6
 2009-2010 39 37 Tb:11
 Tb: 2 Tb:27 Tb:27
 Y:21
 Kém: 1
 1. Thuận lợi:
 Năm học 2007-2008 và 2008- 2009: là GVBM Toán của lớp, nên bản thân đã 
biết được tình hình, hoàn cảnh các HS của lớp, giữa giáo viên và học sinh đã phần 
nào hiểu nhau.
 - Đa số HS ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức.
 - HS trong lớp có ý thức xây dựng tập thể lớp .
 - Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong 
 công tác giáo dục.
 2. Khó khăn:
 - Đa số HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện xóa đói giảm 
 nghèo..
 - Nhà ở xa trường học: Phú An; Đông Phước; Phú Hữu
 - Một số học sinh thiếu thốn tình cảm ba mẹ đi làm xa các em ở nhà với 
 ông bà, có em mất cha hoặc mẹ, còn có một số em phải sống trong sự cha 
 mẹ chia tay nhau 
 IV/- Biện pháp thực hiện:
 6
Đề tài: “Giáo viên chủ nhiệm giỏi trường THCS Nguyễn Văn Quy” Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
 + Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời;
 + Lập danh sách HS thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó 
 khăn, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm; 
 + Tổ chức và quản lý HS thực hiện lao động XHCN và các hoạt 
 động liên quan đến sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của 
 lớp;
 + Tổ chức động viên, thăm hỏi những sinh viên có hoàn cảnh khó 
 khăn, ốm đau, tai nạn...
 - Nhiệm vụ của Bí thư Đoàn :
 + Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị của Đội để kịp 
 thời triển khai cho đội viên trong chi đoàn thực hiện đầy đủ;
 + Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp do huyện Đoàn 
 và Đoàn trường phát động.
 - Nhiệm vụ của Ban cán sự bộ môn:
 + Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề lớp 
 đã chọn.
 2/. Lập sơ đồ tổ chức lớp học.
 a) Căn cứ để lập sơ đồ lớp:
 - Căn cứ vào học lực của HS: HS yếu kém, chậm tiến ngồi trước; HS 
 khá giỏi ngồi sau.
 - Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của HS: HS thấp trước, cao sau; HS 
 mắt yếu ngồi gần bảng.
 - Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau.
 b) Sơ đồ tổ chức lớp học của lớp 9A2 như sau :
 H. Trọng - Q. Khôi L. T Anh - C. Toàn H. Cảnh - D. Tiên Thùy Linh
 V. Quí - K. Sang V. Bảo - B. Như T. Phượng - Vũ Linh Cà Phan - Lan Anh
 Q. Bảo - K. Phụng D. Phương - T. Tới K. Dúng - D. Trinh P. Lộc - N. Tìm
 L. Khánh - M. Hạnh T. Lâm - A. Thư M. Lực - M. Khang H. Thanh - N . Kha
 T. Giang - T. Hậu N. Ánh - T. Duy T. Nhiều - T. Toàn T. Kha - H. T Anh
 3/. Vai trò của GVCN trong việc kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội.
 8
Đề tài: “Giáo viên chủ nhiệm giỏi trường THCS Nguyễn Văn Quy” Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
 xã hội - chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, về quyền tự do, dân 
 chủ và trách nhiệm công dân; bồi dưỡng một số kỹ năng sinh hoạt chính trị 
 - xã hội cần thiết. 
 b) Biện pháp thực hiện nhằm giáo dục HS cá biệt và tránh tình trạng 
 HS bỏ học:
 - Thực trạng:
 + Hầu như trường nào, lớp học nào cũng có học sinh cá biệt, mà 
 những học sinh này đa số gây không ít khó khăn cho GVCN, đôi 
 khi họ rất mệt mỏi vì nói hoài mà các em không nghe, càng phạt thì 
 càng lỳ hơn hoặc các em sẽ co lại và phá phách hoặc chống đối 
 ngầm. Điều này không những khó khăn cho GV mà còn có thể ảnh 
 hưởng đến chuyện thi đua của cả lớp nữa. 
 + GVCN thường là người đứng ra giải quyết mọi chuyện do HS gây 
 ra, nhưng chỉ ở mức độ là khuyên bảo, dạy kèm ngoài giờ cho HS 
 quá yếu kém, còn đối với HS cá biệt về đạo đức thì răn đe, xử phạt, 
 thậm chí còn hù dọa, nhưng hầu hết đều chỉ có hiệu quả tức thời 
 thôi rồi đâu lại vào đó, HS vẫn trở lại như cũ vì do GV không hiểu 
 được nguyên nhân sâu phát xuất từ tâm lý của trẻ. 
 + Cũng có GVCN mời phụ huynh đến để thông báo về tình trạng 
 của trẻ với mong muốn gia đình kết hợp cùng nhà trường để giáo 
 dục cho các em tốt hơn, có phụ huynh thì tiếp thu và cũng có phụ 
 huynh lại bực tức con mình và đánh con trước mặt giáo viên rồi dẫn 
 con về cho... nghỉ học luôn vì cảm thấy xấu hổ. Điều này đã cho 
 thấy chính phụ huynh cũng bất lực trước con mình... 
 + HS không có tội, nếu sống trong một gia đình lành mạnh thì HS 
 sẽ có một nhân cách tốt và ngược lại, vì thế HS chỉ là nạn nhân mà 
 thôi. 
 - Tìm hiểu nguyên nhân: 
 + Lâu nay, chỉ thường nghe cụm từ “học sinh cá biệt” - ám chỉ 
 những đứa trẻ có vẻ khác thường, khó dạy, thậm chí hư hỏng. 
 Trong trường, HS dạng cá biệt về đạo đức thường quậy phá, đánh 
 10
Đề tài: “Giáo viên chủ nhiệm giỏi trường THCS Nguyễn Văn Quy”

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_lop_tr.doc