Sáng kiến Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học trong công tác chủ nhiệm
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.
Ở bậc tiểu học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp cơ bản; bắt đầu có các kỹ năng xã hội để tham gia các hoạt động xã hội, là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
Việc học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, được thể hiện, bộc lộ và khẳng định bản thân; được giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh. Từ đó, tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của học sinh, giúp các em phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện về các mặt: đạo đức, kĩ năng sống, nghệ thuật, lao động và thể chất.
Mỗi một hình thức hoạt động trải nghiệm đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Thông qua các hình thức hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng, việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn; không áp đặt, khô khan, giáo điều, tạo cơ hội cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác trong quá trình hoạt động.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học trong công tác chủ nhiệm
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Ở bậc tiểu học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp cơ bản; bắt đầu có các kỹ năng xã hội để tham gia các hoạt động xã hội, là con đường quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Việc học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, được thể hiện, bộc lộ và khẳng định bản thân; được giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh. Từ đó, tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của học sinh, giúp các em phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện về các mặt: đạo đức, kĩ năng sống, nghệ thuật, lao động và thể chất. Mỗi một hình thức hoạt động trải nghiệm đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Thông qua các hình thức hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng, việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn; không áp đặt, khô khan, giáo điều, tạo cơ hội cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác trong quá trình hoạt động. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi rất hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá, yêu thiên nhiên và thích gần gũi với thiên nhiên, thích được cùng học tập, sinh hoạt, vui chơi với bạn bè. Các em rất hứng thú và nhiệt tình tham gia vào những hoạt động tập thể, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của lứa tuổi. Hoạt động trải nghiệm có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động. Thực hiện Thông tư 22/2016/TT/BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học được áp dụng từ năm học 2016 - 2017, nhà trường đã triển khai chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo đến tất cả các lớp. Sau thời gian thực hiện, lớp tôi đã thu hút sự tham gia tích cực của các em học sinh và được đông đảo các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ. Được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các em đều phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng kiến mới trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. 1 như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. * Mục đích của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong công tác chủ nhiệm. - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang lại cho học sinh cơ hội và điều kiện phát triển năng lực. Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo và khả năng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản tiềm ẩn trong các hoạt động, giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động và giáo dục đạo đức học sinh. - Giáo dục học sinh tính tự giác, trung thực, sự kiên trì, tính kỷ luật và tinh thần đồng đội trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. - Hình thức và không gian dạy học được đổi mới, mở rộng ra ngoài lớp học; lực lượng tham gia quá trình dạy học không chỉ là giáo viên trong trường mà có sự tham gia của các thành phần xã hội. * Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, cuộc thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan học tập, sân khấu hóa (kịch, tiểu phẩm, thơ, hát,...) thể dục thể thao, câu lạc bộ, nghiên cứu khoa học kĩ thuật,... Tích cực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Đối với mỗi chủ đề dạy học, mỗi bài học, tiết học, giáo viên cần tăng cường thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học cả trong và ngoài nhà trường theo hướng tối đa hóa cơ hội trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, gắn dạy học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày, với văn hóa, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại địa phương. Tổ chức và duy trì các câu lạc bộ, các hoạt động sân khấu hóa, các hội thi, diễn đàn, giao lưu, hoạt động văn hóa - văn nghệ, chăm sóc di sản văn hóa. 7.1.1. Nghiên cứu thực trạng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) Ngoài thời gian học tập trên lớp theo chương trình giáo dục chính thức của cấp học, thời gian còn lại đều là thời gian ngoài giờ lên lớp. Số thời gian này chiếm một dung lượng khá lớn trong tổng số thời gian của học sinh tại trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thực hiện trong thời gian ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học, góp phần giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mĩ. Đó không chỉ là điều kiện để mỗi học sinh được thể hiện mà các em còn được giao lưu học hỏi, được trải nghiệm sáng tạo, thân thiện với môi trường sống Qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được hòa nhập với bạn bè, hiểu biết và ứng xử 3 ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... *Phiếu thăm dò học sinh Câu 1: Em đã được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các giờ học bao giờ chưa? A. Đã từng ham gia nhưng rất ít. B. Thường xuyên được tham gia. C. Chưa bao giờ được tham gia Câu hỏi 2: Em cảm thấy thế nào sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo ? A. Thích thú khi học tập B. Không hào hứng cho lắm C. Rất thích thú Câu hỏi 3: Em có thích cô giáo thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo không? A. Rất thích thú B. Thích thú C. Không thích thú Câu hỏi 4: Em hãy kể tên một số hoạt động mà em đã được tham gia trong giờ học ngoại khóa. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Câu hỏi 5: Em thích nhất hoạt động nào trong số những hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà em đã được tham gia ..................................................................................................................... Kết quả đạt sau khi phát phiếu thăm dò ý kiến: + 97% học sinh cho rằng học tập dưới hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Thích hơn, hiểu hơn, nhớ kiến thức hơn từ đó làm tăng hứng thú học tập. Ngoài ra thông qua việc tham gia các hoạt động trải nghiệm các em tỏ ra bạo dạn trước tập thể lớp, tự tin với bản thân. + 98% học sinh cho rằng hoạt động trải nghiệm đã rèn cho các em tác phong nhanh nhẹn và tư duy độc lập sáng tạo. Ngoài việc tham gia làm việc theo nhóm trong các hoạt động học tập khác các em còn được hợp tác với nhau trong các trò 5 Thứ ba: Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy của lớp, của trường, các kỹ năng cơ bản: tổ chức, làm việc nhóm, ghi chép vv Giáo viên cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thông qua đó, học sinh cả lớp biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo viên nên hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả năm học dựa trên chủ điểm từng tháng, điều kiện, khả năng của bản thân, của lớp có thể tổ chức được. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh. Thứ tư: Tổ chức và duy trì tốt hoạt động của hội đồng tự quản lớp. Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các kĩ năng cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiệu quả. Thứ năm: Tổ chức phong phú các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung rất đa dạng và mang tính tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Vì thế khi dạy học trên lớp, giáo viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, trò chơi, đố vui, ứng dụng công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc biệt là phương pháp Bàn tay nặn bột. Dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột chính là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngay trong từng môn học. Thứ sáu: Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của HĐTNST. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Chính vì thế, để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: * Giúp học sinh xây dựng ý tưởng Ví dụ: Kết thúc hoạt động tháng 10, chuẩn bị cho hoạt động của tháng 11, giáo viên có thể gợi ý nhiều cách để học sinh xây dựng ý tưởng như sau: + Theo các em, tháng 11 có ngày lễ nào lớn nhất? (20/11). Vậy các em có suy nghĩ gì về ngày đó? Học sinh sẽ trả lời nhiều ý khác nhau. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_hoat_dong_trai_nghiem_s.docx