Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 2, trường Tiểu học Ninh Thủy, Ninh Hòa, Khánh Hòa

  • Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Thông tư, ban hành Điều lệ trường Tiểu học.
  • Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày .
  • Văn bản hợp nhất số 03/VBHN - BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học.
  • Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
  • Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module TH1: Một số vấn đề tâm lý học dạy học ở Tiểu học.
  • Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module TH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học.
  • Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học.

docx 11 trang phandinh 13/06/2024 1270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 2, trường Tiểu học Ninh Thủy, Ninh Hòa, Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 2, trường Tiểu học Ninh Thủy, Ninh Hòa, Khánh Hòa

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 2, trường Tiểu học Ninh Thủy, Ninh Hòa, Khánh Hòa
 • Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module TH1: Một số vấn đề tâm lý học dạy học 
 ở Tiểu học.
 • Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module TH15: Một số phương pháp dạy học tích 
 cực ở Tiểu học.
 • Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực 
 ở Tiểu học.
4. Thực trạng: 
 Phân tích rõ thực trạng, xác định những ưu điểm, khuyêt điểm của các giải pháp cũ 
 để từ đó phân tích và đưa ra các giải pháp mới trong quá trình thực hiện.
4.1. Ưu điểm:
Đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm, luôn 
tìm tòi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, từng bước nâng cao năng lực 
chuyên môn trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
Chi hội Cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực phối hợp, chăm lo đến các hoạt động của nhà 
trường, của lớp.
Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình, có ý thức và kỹ năng giao tiếp tốt làm hạt 
nhân trong tập thể lớp.
4.2. Nhược điểm:
Một số học sinh còn mặc cảm, tự ti, không dám hòa mình vào các hoạt động chung của 
lớp.
Một số học sinh sử dụng ngôn từ, cách xưng hô chưa phù hợp, có những cử chỉ, hành vi 
thiếu lịch sự.
Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc rèn kỹ năng giao tiếp cho con em 
mình, còn nuông chiều, phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh còn bất lực trước 
con cái. Số ít phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con em khoa học, thiên về bạo 
lực, lớn tiếng với con cái.
Năm học 2021 - 2022, tôi được phân công chủ nhiệm lớp ..., lớp có ... học sinh, trong đó 
có ... học sinh nữ. Theo quan sát, theo dõi trong những ngày đầu nhận lớp, tôi nhận thấy:
 Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp hạn
 Tổng số
 tốt (tự tin, mạnh bình thương chến (rụt rè, sử dụng từ
 học sinh
 dạn) chưa phự hâp Để có những giải pháp phù hợp trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh, tôi đã tiến 
hành khảo sát và phân nhóm đối tượng học sinh như sau:
Nhóm 1: Học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt (mạnh dạn, tự tin);
Nhóm 2: Học sinh có kỹ năng giao tiếp bình thường;
Nhóm 3: Học sinh có kỹ năng giao tiếp hạn chế (rụt rè, nhút nhát, sử dụng từ chưa phù 
hợp).
Giải pháp 1: Rèn kỹ năng giao tiếp qua các tiết Hoạt động tập thể, Hoạt động ngoài giờ 
lên lớp, đặc biệt là tiết Sinh hoạt lớp
Khi nhận lớp vào buổi học đầu tiên, tôi tạo không khí lớp học gần gũi, cởi mở với các em 
bằng cách tổ chức hoạt động "Làm quen". Đầu tiên, tôi niềm nở chào hỏi học sinh, tự giới 
thiệu bản thân bằng ngôn từ chuẩn mưcc, nói chậm, to, rõ ràng. Sau đó, khuyến khích học 
sinh làm quen với cô giáo và bạn bè trong lớp; gợi ý cho các em: khi bắt chuyện cần nở nụ 
cuời thân thiện, sau đó giới thiệu về bản thân rồi đặt câu hỏi để hiểu về bạn; nhắc các em 
điểm cần lưu ý: dù
là bạn mới nhưng các em cũng phải thể hiện sự quan tâm, yêu quý, kết nối với nhau bằng 
cử chỉ, lời nói chân thành.
Tiếp đến, tôi cùng các em xây dựng 10 điều văn minh lịch sự trong giao tiếp treo ở lớp để 
học sinh đọc và thực hiện hằng ngày. Sau khi xây dựng các quy tắc giao tiếp, cả lớp thống 
nhất sẽ cùng thực hiện tốt. Hội đồng tự quản theo dõi lẫn nhau, học sinh nào vi phạm sẽ bị 
trừ điểm thi đua và giáo viên có Giải pháp giáo dục cụ thể với từng mức độ vi phạm. Với giải pháp này, khi giảng dạy tôi thường đặt câu hỏi phù hợp với từng đối tượng để tất 
cả học sinh đều có câu trả lời, thông qua việc trả lời này, rèn luyện cho học sinh cách giao 
tiếp tế nhị, nói đầy đủ câu, biết thưa gửi, mạnh dạn trình bày ý kiến; tư thế khi phát biểu.
Ví dụ 1: Trong giờ học, khi học sinh đứng lên trả lời trống không, tôi hướng dẫn các em 
trước khi trả lời phải "Thưa cô (thưa thầy)" và trả lời trọn câu, trọn ý.
Với cách giao tiếp bằng các câu hỏi như: Em nào có ý kiến? Em nào trả lời câu hỏi? Em 
nào có ý kiến khác không?...giúp học sinh cảm thấy tiết học nhẹ nhàng, thân thiện, không 
gò bó, thoải mái khi học tập.
Ví dụ 2: Trong tiết kể chuyện, tôi yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe giúp 
học sinh rèn kỹ năng giao tiếp trước đám đông, mạnh dạn và tự tin, nói năng lưu loát hơn. 
Khi kể xong, mời các bạn nhận xét, trao đổi về nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
Tiết toán, khi học sinh đánh giá, nhận xét bài làm của bạn, tôi rèn cho các em kỹ năng 
nhận xét khi bài làm sai như sau: "Theo mình, cách giải thế này chưa hợp lí (chưa đúng)" 
chứ không nói là "Bạn làm sai rồi" hay nhận xét một cách không tế nhị.
Ngoài ra, khi giảng bài cũng như khi nhắc nhở lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho 
các em thấy tình cảm yêu thương của cô giáo đối với học trò.
Mặt khác, để cải thiện tính nhút nhát cho một số học sinh trong lớp, tôi thường xuyên cho 
các em trao đổi thảo luận nhóm, đóng vai, xử lí tình huống trong giờ học để tạo cơ hội cho 
học sinh được trình bày ý kiến cá nhânkết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để tăng thêm 
biểu cảm và sức thuyết phục khi trình bày. Tôi bố trí những em mạnh dạn, tự tin cùng 
nhóm vớihọc sinh còn nhút nhát, rụt rè để các em hỗ trợ lẫn nhau, biết tôn trọng, lắng 
nghe ý kiến của bạn, suy nghĩ và lựa chọn để đưa ra ý kiến của mình.Qua việc được trải 
nghiệm, các em tự nhận xét được lời nên nói và lời không nên nói, tự mình sửa cáchnói 
không nên thành cách nói đúng.
Ví dụ 3: Trong giờ học môn Đạo đức lớp 2, bài "Lịch sự khi đến nhà người khác", có hoạt 
động đóng vai theo tình huống ở bài tập 4/40, trong hoạt động này học sinh sẽ thảo luận 
nhóm để chọn tình huống và cùng tham gia đóng vai, giáo viên quan sát và hỗ trợ các 
nhóm còn rụt rè,giúp các em thể hiện được cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong giao tiếp.
Cụ thể:
Tình huống a) Em sang nhà bạn chơi và thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em 
rất thích.
Tôi hướng dẫn học sinh kết hợp lời nói lịch sự với cử chỉ, nét mặt để xử lí tình huống cho 
phù hợp:
Học sinh 1 (nói nhẹ nhàng): Con gấu bông này thật đẹp! Mình thích nó lắm. Bạn cho mình 
mượn chơi một lát được không?
Học sinh 2 (nét mặt vui vẻ): Để mình lấy cho bạn. Nhằm xây dựng tốt mối quan hệ bạn bè trong và ngoài lớp, giúp các em mạnh dạn, tự tin 
hơn trong giao tiếp, tôi còn giáo dục các em những điều sau:
Trong giao tiếp, các em phải nói năng lịch sự, từ tốn, không được xúc phạm bạn, có điều 
gì không hài lòng thì nói cho bạn hiểu để bạn sửa sai hoặc trình bày với giáo viên để cùng 
giải quyết. Chú ý cách xưng hô với bạn là mình - bạn, cậu - tớ hoặc xưng tên, không xưng 
hô mày - tao, ông - bà,...Dân gian ta có câu: "Lời nói gói vàng" và "Lời nói chẳng mất tiền 
mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Trong cuộc sống, các em cần phải biết đoàn kết, giúp đỡ những bạn còn khó khăn, chia sẻ 
nỗi buồn, niềm vui cùng bạn,... thương yêu nhau như anh chị em cùng một nhà. Tôi luôn 
khuyến khích học sinh giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày, 
dành nhiều lời khen với những học sinh có thái độ hoà nhã với bạn bè.
Tuyệt đối không được chọc, đánh nhau, xúc phạm bạn, không nói tục, chửi thề, không nói 
xấu về bạn, không chia rẽ, bè phái hoặc chán ghétbất cứ bạn nào.
c. Giao tiếp giữa học sinh với gia đình
Thực tế cho thấy nhiều học sinh ở trường rất ngoan nhưng về nhà thì ngược lại,bởi ở 
trường có thầy cô và bạn bè theo dõi, đánh giá còn ở nhà bố mẹ chỉ nhắc nhở chứ không 
đánh giá, xếp loại. Vì vậy, để các em vừa giao tiếp tốt ở trường vừa giao tiếp tốt ở nhà và 
ở mọi lúc mọi nơi, tôi đã hướng dẫn học sinh cùng học nhóm ở nhà để từ đó các em theo 
dõi, giúp nhau trong cả học tập lẫn ứng xử, cụ thể là giao tiếp với ông bà, bố mẹ hay anh 
chị em trong gia đình.
Đồng thời tôi cũng nhắc nhở học sinh cần tránh những cách xưng hô với sắc thái thiếu tôn 
trọng, gây cho người khác cảm giác khó chịu. Chẳng hạn:
 • Khi nói tới người có vai giao tiếp cao hơn hoặc thấp hơn, không nên dùng những 
 từ ổng/bả, ảnh/chỉ, mẻ/chả,... nó thể hiện sự xa cách, thiếu thân tình, kém lễ độ.
 • Trong nhiều tình huống giao tiếp, không nên gọi kèm theo tên, thứ bậc của một 
 người những từ chỉ thói quen xấu, dị tật của người đó để đặt biệt danh cho họ, ví 
 dụ: Út lùn, Hạnh xoăn,...
Giải pháp 4: Phối hợp cùng phụ huynh rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Liên lạc với phụ huynh học sinh theo định kì (qua phiếu liên lạc giữa gia đình và nhà 
trường) và thường xuyên (qua điện thoại, facebook, zalo,...) hoặc gặp trực tiếp để trao đổi 
kịp thời tình hình học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động của học sinh ở trường, đặc 
biệt là nhưng học sinh khả năng giao tiếp còn hạn chế. Đề nghị phụ huynh dành thời gian 
tâm sự, trò chuyện với con để hiểu con, hỏi con những điều diễn ra trên lớp, những khó 
khăn mà con gặp phải, có những điều mà con không dám nói với cô nhưng sẽ nói với cha 
mẹ, sau đó cha mẹ trao đổi lại với cô để cùng hỗ trợ con giải quyết, khi được cô giáo quan 
tâm đến con em mình, phụ huynh sẽ rất phấn khởi. Phụ huynh cũng cần quan tâm uốn nắn 
kịp thời khi các em có nhưng lời nói, thái độ chưa hay, chưa phù hợp. hiện mục tiêu chung. Khi xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với mối cá nhân ngày 
càng cao. Vai trò của giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo bậc Tiểu học nói riêng có 
một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước, nhất là 
trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới 
(WTO) và phấn đấu trở thành đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5.2.2. Khả năng áp dụng của giải pháp cho những đối tượng, phạm vi ảnh hưởng
 • Đánh giá hiệu quả áp dụng tại đơn vị:
Năm học 2020 - 2021 vừa qua, tôi đã áp dụng sáng kiến này cho lớp 24, trường Tiểu học 
Ninh Thủy, tôi nhận thấy sáng kiển này có tính khả thi và đã đạt được kết quả như sau:
 Kỹ năng giao Kỹ năng giao Kỹ năng giao 
 tiếp tiếp
 tiếp tốt (tự tin,
 Tổng mạnh dạn) bình thuờng hạn chế (rưt rè,
 số sử dụng từ chưa
 Thời điểm
 học phùp)
 sinh
 Số Tỉ lệ Số Tỉ iệ Số Tỉ lệ 
 lượng % luợng % lượng %
 Trước khi áp
 11 32,4 13 38,2 10 29,4
 dưng Giải pháp
 34
 Sau khi áp dụng 
 22 64,8 10 29,4 2 5,8
 Giải pháp
Bảng 2: Thống kê về kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp 24
Kết quả trên cho thấy kỹ năng giao tiếp của các em đã tiến độ rất nhiều sau khi áp dụng 
các Giải pháp nêu trên.
 • Dự kiến hiệu quả cấp huyện:
Sáng kiến "Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp 2, truờng 
Tiểu học Ninh Thuỷ, Ninh Hoà, Khánh Hoà" đã đưa ra các giải pháp được áp dụng đơn 
giản, dễ vận dụng, gây được hứng thú tích cực cho học sinh, nâng cao được hiệu quả công 
tác chủ nhiệm. Học sinh cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân, từ đó góp phần nâng cao 
chất lượng các môn học nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh lớp 2, 
trường Tiểu học Ninh Thủy năm học 2020 - 2021 nói chung.
Trong năm học 2021 - 2022, tôi sẽ mạnh dạn chia sẻ đề tài sáng kiến này với các trường 
bạn trong khu vực có đặc điểm khá tương đồng với trường tôi đó là trường Tiểu học Ninh 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giao_tiep_cho_hoc_sinh_tro.docx