Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp ở trường Trung học phổ thông

Trong Đổi mới giáo dục cụm từ: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh - được nhấn mạnh và nhắc đến rất nhiều. Nội dung đổi mới được gắn với từng bộ môn văn hóa. Tuy nhiên, sự tích cực chủ động và sáng tạo chưa thực sự được nghiên cứu, phát huy trong công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng,…của hoạt động chủ nhiệm, trong giờ sinh hoạt lớp.

Giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm lâu nay vốn được coi là một giờ “đặc quyền” của giáo viên chủ nhiệm. Thường trong giờ này, giáo viên tổng kết theo sổ đầu bài, nhắc nhở vi phạm, dựa vào kế hoạch của nhà trường để giao nhiệm vụ. Học sinh chỉ lắng nghe, lớp học im ắng. Vì vậy, giờ sinh hoạt lớp trở lên đơn điệu, nhàm chán. Học sinh không còn hứng thú với giờ sinh hoạt lớp. Vai trò của học sinh ít được phát huy, lớp học thiếu thân thiện, khoảng cách thầy trò xa nhau, hiệu quả giáo dục thấp, kém.

Thời gian gần đây ngành giáo dục cũng nhắc nhiều tới sự sáng tạo, đổi mới giờ sinh hoạt lớp. Nhưng trong thực tế sự đổi mới này thường mới diễn ra ở phạm vi hẹp, ở một số lớp chọn, trường chuyên nơi đa phần trò chăm ngoan, nhiều sáng tạo. Do đó, khó ứng dụng ở những lớp học, trường học có nhiều đối tượng học sinh với trình độ nhận thức và hoàn cảnh khác nhau. Mà quyền được chủ động, sáng tạo thì không mặc định ở một đối tượng học sinh nào. Đó cũng là quan điểm, mục tiêu của nền giáo dục thời đại mới hướng tới.

docx 20 trang phandinh 08/05/2024 860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp ở trường Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp ở trường Trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp ở trường Trung học phổ thông
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài
 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO 
 CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP Ở 
 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
 Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
 Trong Đổi mới giáo dục cụm từ: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo 
của học sinh - được nhấn mạnh và nhắc đến rất nhiều. Nội dung đổi mới được 
gắn với từng bộ môn văn hóa. Tuy nhiên, sự tích cực chủ động và sáng tạo chưa 
thực sự được nghiên cứu, phát huy trong công tác giáo dục đạo đức, kỹ 
năng,của hoạt động chủ nhiệm, trong giờ sinh hoạt lớp.
 Giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm lâu nay vốn được coi là một giờ “đặc quyền” của 
giáo viên chủ nhiệm. Thường trong giờ này, giáo viên tổng kết theo sổ đầu bài, 
nhắc nhở vi phạm, dựa vào kế hoạch của nhà trường để giao nhiệm vụ. Học sinh 
chỉ lắng nghe, lớp học im ắng. Vì vậy, giờ sinh hoạt lớp trở lên đơn điệu, nhàm 
chán. Học sinh không còn hứng thú với giờ sinh hoạt lớp. Vai trò của học sinh ít 
được phát huy, lớp học thiếu thân thiện, khoảng cách thầy trò xa nhau, hiệu quả 
giáo dục thấp, kém.
 Thời gian gần đây ngành giáo dục cũng nhắc nhiều tới sự sáng tạo, đổi mới 
giờ sinh hoạt lớp. Nhưng trong thực tế sự đổi mới này thường mới diễn ra ở 
phạm vi hẹp, ở một số lớp chọn, trường chuyên nơi đa phần trò chăm ngoan, 
nhiều sáng tạo. Do đó, khó ứng dụng ở những lớp học, trường học có nhiều đối 
tượng học sinh với trình độ nhận thức và hoàn cảnh khác nhau. Mà quyền được 
chủ động, sáng tạo thì không mặc định ở một đối tượng học sinh nào. Đó cũng 
là quan điểm, mục tiêu của nền giáo dục thời đại mới hướng tới.
 Trong suốt quá trình hơn 10 năm giảng dạy và cũng gần đó thời gian tôi làm 
công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy, nếu không đổi mới, sáng tạo trong giờ sinh 
hoạt, thì các em học sinh cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán. Hơn thế, hiện nay với 
sức nặng của chương trình học, áp lực của thi cử các em gần như không có thời 
gian, không có “sân để chơi”, “chỗ để học” những kỹ năng mềm của cuộc sống, 
vốn đã được tích lũy không nhiều trong các môn học, Vì vậy, tôi muốn trong 
thời gian ngắn ngủi của giờ sinh hoạt, bên cạnh những việc cần làm của một 
giáo viên chủ nhiệm, tôi còn muốn học sinh trong lớp cùng tham gia vào việc 
 2/20 - Điều tra thăm dò: Tâm sự, tìm hiểu suy nghĩ, tính cách, hoàn cảnh học 
sinh
 - Quan sát khoa học, thu thập thông tin: Từ phụ huynh, từ học sinh, từ hồ 
sơ,
 - Tổng kết kinh nghiệm: 
 + Rút ta từ thực tế chủ nhiệm.
 + Từ các bản tổng kết, báo cáo, các buổi họp chủ nhiệm.
 + Từ tài liệu nghiên cứu giáo dục.
 + Kinh nghiệm từ đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường; trên các phương 
tiện thông tin đại chúng.
 - Thử nghiệm: Áp dụng thí điểm tại các lớp chủ nhiệm, ứng dụng có hệ thống 
vào một lớp cụ thể: Lớp 10A11 tại Trường trung học phổ thông, nơi tôi công 
tác.
V. Phạm vi nghiên cứu
 Thời gian gần đây, tôi liên tục được phân công chủ nhiệm các lớp học và 
thường theo chủ nhiệm từ lớp 10 đến lớp 12. 
 Năm học 2014 - 2015: Đề tài này tôi đã thực hiện tại lớp chủ nhiệm mới: 
10A11.
 Phần hai: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
 1. Cơ sở lí luận
 Là một giáo viên chủ nhiệm ở bậc THPT tôi hiểu rõ mục tiêu của giáo dục 
Việt Nam là: Đào tạo con người Việt Nam mới phát triển toàn diện, có đạo 
đức, sức khỏe, thẩm mĩ, trí lực,..; Phương pháp giáo dục phổ thông là: Cần 
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,... Đó cũng là mục 
tiêu và phương pháp để xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
 Để đạt được mục tiêu giáo dục chúng ta phải nắm vững và hoàn thiện 
phương pháp giáo dục. Ngoài những nhiệm vụ quan trọng của một giáo viên chủ 
nhiệm theo quy định, giáo viên chủ nhiệm phải là “linh hồn” của lớp học, có 
phương pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn để hoàn thành mục tiêu trên.
 “Tích cực, chủ động và sáng tạo” trong một giờ sinh hoạt không chỉ 
hướng tới học trò mà còn là sự “tích cực, chủ động, sáng tạo” của thầy cô với 
vai trò là “thủ lĩnh”. Chính mỗi giáo viên phải có phương pháp phù hợp để học 
sinh tích cực, tự giác tham gia nhiệt tình, hăng hái vào việc đánh giá, nhìn nhận 
bản thân. Từ đó, học sinh tự lĩnh hội cái tốt, cái mới, tự loại bỏ cái xấu, cái 
 4/20 Những điều trên cho thấy, khi chưa tiến hành áp dụng đề tài này thì giờ sinh 
hoạt đơn điệu, nhàm chán, tinh thần học tập kém, học sinh kém năng động giáo 
viên cũng cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Do đó, hiệu quả giáo dục rất thấp.
II. Nội dung và biện pháp thực hiện 
 1. Các biện pháp cần triển khai khi nhận công tác chủ nhiệm lớp
 Ngoài công việc ổn định tổ chức theo quy định đầu năm như: học nội quy, ổn 
định tổ chức (cán sự, chỗ ngồi,) giáo viên chủ nhiệm cần chú ý tới một số quy 
định riêng của lớp. Trong những quy định đó có một quy định cần triển khai đó 
là: Chuẩn bị nội dung cho giờ sinh hoạt cuối tuần.
 Giờ sinh hoạt cuối tuần tôi giao cho lớp trưởng, bí thư và các tổ trưởng chủ trì 
với sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm cùng sự tham gia của các thành viên trong 
lớp. Để có một giờ sinh hoạt tuần đúng đủ nội dung, đảm bảo vai trò cầu nối 
giữa nhà trường với học sinh, học trò làm chủ thì giáo viên chủ nhiệm cần làm 
những việc như sau:
 a. Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá thi đua cho lớp
 Giáo viên và học sinh cùng nghiên cứu nội dung đánh giá và cùng đưa ra 
kế hoạch, nội dung đánh giá. 
 Nhiệm vụ đánh giá các bạn trong lớp được giao cụ thể cho các tổ trưởng, 
dưới sự giám sát của các thành viên và cán sự lớp. Cụ thể: 
 - Giáo viên giao cho mỗi cán sự một cuốn sổ ghi chép và hướng dẫn cách 
thức ghi chép, đánh giá.
 - Các tổ trưởng sẽ làm nhiệm vụ theo dõi thi đua của tổ mình theo nội dung 
các tiêu chí sau:
 + Trong mỗi tuần giáo viên trao tặng cho mỗi thành viên trong lớp 100 
điểm “làm quà”.
 + Với mỗi một thành tích đạt được sẽ được cộng 10 hoặc 20 điểm tùy vào 
từng nội dung đạt được.
 + Nếu có vi phạm mỗi thành viên sẽ bị trừ từ 10 hoặc 20 điểm trở lên, tùy 
vào mức độ vi phạm.
 + Đến buổi sinh hoạt, tổ trưởng sẽ thống kê, cộng điểm, công bố, lấy ý 
kiến thành viên trong tổ. Nếu thành viên nào trong tổ có số điểm cao nhất sẽ 
được xếp “Nhất” - Được tuyên dương trước lớp, được nhận phần thưởng. Ngược 
lại, sẽ bị “Bét”, phê bình và chịu hình thức phạt của lớp. 
 - Cụ thể, điểm cộng và điểm trừ được cho ở một số khía cạnh sau:
 + Điểm cộng: 
 * Xung phong xây dựng bài, trả lời đúng: 20 điểm
 * Kiểm tra miệng đạt 9, 10 điểm: 20 điểm
 6/20 Phần thưởng cuối tuần cho các học sinh có điểm thi đua cao là sự cổ vũ, tuyên 
dương trước lớp với một món quà nho nhỏ. (Một cuốn sổ hay một cái bút,). 
Cuối học kỳ, cuối năm có khen thưởng với học sinh có nhiều thành tích nhất tổ.
 * Xử phạt: Cả lớp cùng thống nhất cách thức xử phạt:
 - Có bản kiểm điểm có xác nhận của bố (mẹ).
 - Có các bạn tự nhận hình thức xử phạt như trực nhật lớp, vệ sinh sân 
trường,
Cách thức xử phạt cũng đã được thống nhất tại Hội nghị Cha (mẹ) học sinh đầu 
năm.
* Việc khen thưởng, động viên cho các hoạt động giờ sinh hoạt:
+ Là một món quà nho nhỏ động viên, lời khen của cô giáo hoặc đơn giản chỉ là 
một tràng pháo tay của cả lớp
 Để khích lệ động viên các em, tôi cũng chủ động bàn bạc với hội cha mẹ học 
sinh lớp để trích quĩ lớp khen thưởng, tặng quà, hay liên hoan sinh nhật hàng 
tháng. Mức chi phải thật phù hợp với quĩ lớp và được giao cụ thể cho lớp phó 
đời sống. Làm sao việc chi tiêu thật tiết kiệm, thiết thực, không nặng về “vật 
chất”, tránh ganh đua tiêu cực.
c. Thống nhất nội dung thực hiện trong giờ sinh hoạt.
 Để tiết sinh hoạt hợp lí, khoa học, tôi thống nhất nội dung và cách thức tổ 
chức như sau:
 Phần I (Khoảng 15 phút): - Lớp trưởng, bí thư báo cáo tình hình chung, 
những mặt mạnh, những khó khăn cần đề xuất.
 - Các tổ trưởng báo cáo thi đua của tổ viên. (Nêu rõ lí do của điểm số với từng 
thành viên tổ)
 - Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, đánh giá, giải quyết các vấn đề nảy sinh, xây 
dựng triển khai kế hoạch tuần kế tiếp.
 - Trao phần thưởng cho các cá nhân xuất sắc, nhắc nhở, giao nhiệm vụ cho 
các học sinh vi phạm.
 - Vào buổi sinh hoạt cuối cùng trong tháng sẽ tổ chức sinh nhật cho các bạn 
có sinh nhật vào tháng đó.
 Phần II (Khoảng 30 phút): Hoạt động theo chủ đề.
 - Lần lượt giao cho các tổ trực tuần.
 - Nội dung chủ đề do các tổ tự lựa chọn hoặc giáo viên chủ nhiệm định 
hướng.
 (Nội dung có thể là các hoạt động trò chơi, ca hát, thảo luận về các vấn đề 
học trò đang quan tâm hiện nay,)
 8/20 đề cho tổ tiếp theo.
Tuần 2:
Nội dung phần I: 
Thực hiện như các tuần.
Giáo viên bổ sung thêm một số nội dung thi đua cho phù hợp với thực tế.
Nội dung phần II: 
- Tổ 2 đảm nhiệm (Tổ trưởng: Vũ Thanh Tuyền).
- Nội dung: 
 Thảo luận: Facebook - Lợi và Hại
 + Tổ trưởng trao cho 4 tổ mỗi tổ một tờ giấy. Trong vòng khoảng 7 - 10 phút 
các thành viên trong tổ thống kê ra những cái “Lợi” và “tác hại” của facebook - 
mạng xã hội phổ biến hiện nay.
 + Tổ nào thống kê đươc nhiều nhất, có tính thuyết phục nhất thì chiến thắng, 
với phần quà nho nhỏ (một gói kẹo mút).
 + Phần thắng cuối cùng thuộc về tổ 3 với: 4 lợi và 7 hại: 
 Lợi Hại
 Dễ kết nối bạn bè Tốn thời gian 
 Dễ chia sẻ Dễ gây nghiện.
 Thông tin nhanh, kịp thời Giảm thị lực,
 Thêm niềm vụ nho nhỏ của cuộc Sống ảo
 sống
 Rối loạn tâm lí 
 Kết quả học tập sút kém.
 Chia sẻ không lành mạnh gây hiểu lầm, 
 mất đoàn kết.
 + Những điều cấm kị khi lên Facebook (Trích Tham khảo từ thầy Văn Như 
Cương, Trường THDL Lương Thế Vinh, Hà Nội):
1. Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ 
viết tắt.
2. Tuyệt đối không dùng Face để nói xấu bất cứ ai.
3. Chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. 
4. Tuyệt đối không để bạn bè hiểu lầm khi đọc Status. Bởi vậy viết Status 
phải rõ ràng.
Lưu ý:
 10/20

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_va_san.docx