Sáng kiến kinh nghiệm Những kĩ năng cần có trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở
Trong trường Trung học cơ sở vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất là quan trọng. Họ là nhịp cầu kết nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu nhà trường), giữa các tổ chức trong nhà trường với: Tổ chuyên môn, đoàn, đội giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Với tư cách là nhà sư phạm, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận, tiếp thu một cách vui vẻ, tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng truyền đạt những chủ trương, kế hoạch của nhà trường thành chương trình hoạt động của tập thể lớp và của mỗi học sinh trong lớp.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người thu thập ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp nhằm phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Có người cho rằng: để làm điều đó thì đội ngũ Ban cán sự của lớp có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm. Theo tôi, GVCN ở trường vừa là thầy cô, vừa là cha mẹ chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ các em. Tất nhiên ý kiến đó có phần đúng, song chưa đủ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những kĩ năng cần có trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở
Tuy nhiên trong thực tế, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình bố mẹ lo buôn bán, đi làm ăn xa, phó mặc con cái cho ông bà nội ngoại, hay một mình ở nhà, khó quan tâm được việc học hành của con cái, nhiều em có bố mẹ ly hôn, hoặc bố mất, nhiều em không có bố nên việc giáo dục đạo đức học sinh hầu như phó mặc cho nhà trường. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ làm cho một bộ phận học sinh sử dụng Internet sai mục đích giáo dục, nhiều em có những chiếc điện thoại hiện đại có thể ngang nhiên sử dụng trong lớp học. Sự suy đồi đạo đức, lối sống của tầng lớp thanh thiếu niên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của học sinh. Ý thức tự giác học tập, rèn luyện, tiếp thu của một bộ phận học sinh chưa cao, chưa chủ động còn ỷ lại. Hơn nữa, tất cả các giáo viên trước khi làm chủ nhiệm không được đào tạo qua một trường lớp chuyên môn nào. Trong khi đó công tác chủ nhiệm thường là kiêm nhiệm mà trách nhiệm lại lớn lao. Để “ứng phó được với mọi hoàn cảnh” ( Có năm gặp lớp ngoan, có ý thức, có năm gặp lớp không ngoan, học sinh cá biệt nhiều) buộc mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết cho công tác chủ nhiệm lớp. Chính vì vậy, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm để làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi mạnh dạn trao đổi cùng quý đồng nghiệp một vài vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp đó là: “ Những kĩ năng cần có trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở”. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi luôn cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu là một Giáo viên chủ nhiệm giỏi với việc áp dụng sáng kiến này tôi hi vọng đạt được mục tiêu đó. Sáng kiến được áp dụng tại lớp 8A thuộc đơn vị tôi đang công tác. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Độ tuổi học sinh THCS nhất là học sinh lớp 8 là giai đoạn dậy thì bắt đầu xuất hiện cảm giác mình đã là người lớn thích khám phá, thích làm chủ, thích thể hiện mình. Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa. Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên, vì nó biểu hiện lập trường sống, cách ứng xử, hành động của thiếu niên đối với người lớn và thế giới xung 2 Nếu người lớn không chịu thay đổi quan hệ với các em, thì các em sẽ trở thành người khởi xướng thay đổi mối quan hệ này. Nếu người lớn không chấp nhận, sẽ gây ra những phản ứng của các em với người lớn dưới dạng bướng bỉnh, bất bình, không vâng lời, tỏ thái độ hậm hực, có nhiều em còn bỏ đi. Nếu người lớn thấy sự phản đối của các em, mà không suy xét về phía mình để thay đổi quan hệ với các em, thì sự xung đột của các em với người lớn còn kéo dài đến hết thời kỳ của lứa tuổi này. Tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với GVCN là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong giao tiếp của các em với người lớn nói riêng, trong việc giáo dục các em ở lứa tuổi này nói chung. Không nên coi đây là biểu hiện của sự “khủng hoảng” tuổi dậy thì, mà là sự khủng hoảng trong quan hệ của thiếu niên với người lớn, chủ yếu do người lớn gây ra. Những khó khăn, mâu thuẫn có thể hạn chế hoặc không xảy ra, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng, thương yêu, tin cậy, bình đẳng và tế nhị trong cư xử với thiếu niên. Sự hợp tác này cho phép GVCN đặt các em vào vị trí mới - vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn bản thân người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em. Vì vậy đối với cha me, thầy cô giáo đặc biệt là GVCN trước hết phải hiểu biết và nắm bắt về tâm lý lứa tuổi của các em, để có các giải pháp xử lý tình huống cho thích hợp. 2. Khái quát thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS. Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS ( Trung học cơ sở) đã có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm tâm sinh lý, thể trạng so với khi học tiểu học nhất là học sinh lớp 8. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS, vì vậy cần có một người thường xuyên theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em về mọi mặt. Tuy nhiên trên thực tế, không phải giáo viên nào khi được phân công công tác chủ nhiệm cũng có sẵn những kinh nghiệm hoặc kĩ năng cần thiết ở lĩnh vực này. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình trong quản lí lớp, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá 4 Về bản thân tôi, tính đến nay số năm công tác trong ngành giáo dục là 21 năm và đã có 17 năm tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp. Đối với tôi khi được làm chủ nhiệm được gần gũi với các em, được các em tin tưởng, chia sẻ tôi rất vui và hạnh phúc, đôi khi nghe các em tâm sự thấy mình trẻ ra. Tuy nhiên có không ít khó khăn, băn khoăn, trăn trở trước những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt rồi những em cá biệt, những em có bố mẹ ly hôn, những em mồ côi, em không có bố ...Với một quan niệm đơn giản, tôi luôn đặt mình vào vị trí của học sinh để lắng nghe và thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ.Chính vì vậy tôi luôn tạo được niềm tin ở các em. Năm học 2020 - 2021 tôi được Ban giám hiệu (BGH) nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 8A. Sau khoảng hai tuần tìm hiểu về lớp, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: a.Thuận lợi: Đối với đơn vị tôi đang công tác, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những phương hướng mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Liên Đội trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất. Tôi thường xuyên kết nối với gia đình học sinh nên phần lớn đã có sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập và rèn luyện của con em họ ở trường, do đó sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Nhiều em có nhận thức khá, tương đối ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tập tốt... Về phía học sinh: Các em cùng lứa tuổi (2007) Nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức trong học tập và lao động tốt, nhiều em ở trong một xóm, tôi đã cho các em lập nhóm học tập ở nhà và giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể lớp nên rất thuận lợi cho việc trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể lớp. Nhiều em học khá, lại ngoan, tinh thần xây dựng lớp cao như: Trương Quốc Khánh , Hoàng Ly Na. Cao Viết Tuấn, Nguyễn Khắc Tuấn Trần Nhật Hùng, Nguyễn Thị Hoài Phương đã giúp cô trong việc quản lí lớp. 6 GVCN phối hợp với TPT Đội cho học sinh Phạm Thị Mỹ Duyên trình bày lý do vi phạm nội quy của lớp Mặt khác tôi còn tìm hiểu rõ được hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, thói quen của học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp Khi được phân công làm chủ nhiệm tôi rất băn khoăn trăn trở làm sao để đưa tập thể lớp ngày càng tiến bộ nên tôi đã vận dụng hết những hiểu biết cũng như kinh nghiệm của mình với mong muốn đưa tập thể 8A có những bước tiến mới trong năm học 2021-2022 3. Những kĩ năng đã thực hành khi làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS nơi tôi đang công tác a.Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh trung học cơ sở Những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên cho thấy, lứa tuổi này, đúng như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu trước đây, là lứa tuổi khó dạy, đặc biệt với học sinh nam. Nhưng cũng như các khuyến cáo đã đưa ra, trẻ sẽ phát triển bình thường hay không trong tương lai phụ thuộc vào chính sự quan tâm và cách giáo dục của người lớn với trẻ. Vấn đề chỉ thực sự được giải quyết kết hợp từ nhiều phía: nhà trường, gia đình và xã hội. Với tư cách là nơi giáo dục (theo nghĩa rộng) chính thống cho học sinh - nhà trường, mà cụ thể là các thầy cô giáo, cần biết về sự phát triển của học sinh, vận dụng chúng trong giao tiếp, trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các sản phẩm giáo dục của mình. Lứa tuổi này vừa là trẻ con, vừa là người lớn trong quá trình hình thành và khẳng định cái “Tôi” có ý nghĩa xã hội, thiếu niên gặp không ít những khó khăn, trở ngại cần phải vượt qua. Ở đây, ngoài sự trưởng thành của chính bản thân mình, thiếu niên cần có sự hỗ trợ đắc lực và kịp thời, có hiệu quả từ phía người lớn và xã hội mà trước hết là các giáo viên với tư cách là những nhà giáo dục theo đúng nghĩa của từ 8 Đức bố thường xuyên say xỉn, mẹ đi xa ở với ông bà ngoại, ông bà đã già ít quản lí được, sáng cũng xách cặp đi, trưa về. Tôi đã hiểu ra, với những học sinh như thế này không thể dùng hình thức trách phạt mà phải động viên, quan tâm nhiều hơn trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ hoặc giờ ra chơi tôi thường gặp riêng để khuyên bảo HSvà khen ngợi sự tiến bộ để khích lệ tinh thần giúp các em phấn chấn và có động lực học tập. Con một số em nhút nhát như em Nhật, , Nga, Thảo trong các giờ học cũng như các tiết sinh hoạt lớp, tôi thường tạo điều kiện, khích lệ các em phát biểu hay nói lên mong muốn của mình. Dần dần, các em đã mạnh dạn hơn, đã trò chuyện cởi mở với các bạn hơn. Tích cực trong học tập hơn. Tôi luôn chú trọng và xây dựng Ban cán sự lớp tích cực, năng động, nhiệt tình, giúp đỡ động viên để các em là những nhà lãnh đạo tài ba cụ thể với những em có học lực khá, chín chắn như Trương Khánh được cả lớp tín nhiệm làm lớp trưởng. em Na tuy học chưa giỏi nhưng lại mạnh dạn và có năng lực nên tôi giao cho làm lớp phó phụ trách chung . Em Khắc Tuấn .em Nhật Hùng ,em Phương tinh thần xây dựng bài tốt, vẽ đep nên tôi giao cho làm tổ trưởng các tổ và vẽ ma két trong các dịp lễ quan trọng. Qua các buổi sinh hoạt, qua trò chuyện tôi luôn gần gũi để nắm bắt tình hình các bạn trong lớp,vừa nêu gương, biểu dương tốt và có sự tiến bộ của HS để các bạn học tập, Vào các ngày lễ cô và trò cùng nhau tham gia nhệt tình ,tích cựccác hoạt động của liên đội đề ra như: Cắm hoa nghệ thuật, tập văn nghệ,xây dựng bộ hồ sơ Lớp /Tổ/cá nhân ,hoa điểm 10 chào mừng ngày 20-11và ngày 26- 03 b. Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp: Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong một măm học của lớp chủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác : Lớp học của chúng ta muốn đi đến đâu? và cần phải làm gì?, làm như thế nào để đạt được điều đó? Sau khi nhận lớp, tìm hiểu học sinh , nắm được kế hoạch của nhà trường, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm cho mình như sau: * Kế hoạch công tác năm: Bước 1: Thống kê đặc điểm tình hình lớp: a.Thuận lợi b.Khó khăn Bước 2 : Đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện để đạt được chỉ tiêu đó * Kế hoạch công tác tháng cần xác định: - Các công việc quan trọng trong tháng - Phần các công việc cụ thể gồm: Nội dung công việc, thời gian thực hiện, người 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nhung_ki_nang_can_co_trong_cong_tac_ch.doc