Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4A Trường Tiểu học La Bằng

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đó là lời nói của chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đến dự và phát biểu tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958. Câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta.

Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện, giáodục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của ngườithầy trong lớp học. Người giáo viênchủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoàichiến trường, muốn giành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức,bao quát, xử lí các tình huốngmới giành được thắng lợi. Đối với người giáo viên chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ

dạycác em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nền nếp, cách sống, cách làm người và làmchủ tương lai của đất nước.

Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu

quả cao về nền nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác.

Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọngtrong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trò: Vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các emđi theo quỹ đạo của mình.

docx 20 trang phandinh 08/05/2024 1260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4A Trường Tiểu học La Bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4A Trường Tiểu học La Bằng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4A Trường Tiểu học La Bằng
 2
dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nền nếp, cách 
sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.
 Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu
quả cao về nền nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác.
 Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng 
trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo 
dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trò: Vừa là 
thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn 
tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình.
 Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi 
mọi hoạt động của lớp đã đi vào nền nếp thì việc học tập của các em chắc 
chắn sẽ tốt hơn. Do thực hiện áp dụng đề tài nên ngay từ đầu năm học, qua trao 
đổi, tìm hiểu, tôi hướng tới một vài số liệu có nội dung chủ yếu sau:
 Tổng số Số 
 Nội dung tìm hiểu Tỉ lệ
 học sinh lƣợng
 1. Học sinh hay quên vở, sách, đồ dùng,... 15 37,5%
 2. Học sinh chưa có trang phục đầy đủ. 8 20%
 3. Học sinh chưa tự giác học bài cũ. 14 35%
 4. Học sinh còn nói trống không, chưa lễ phép. 10 25%
 5. Học sinh còn trầm, tự ti, nhút nhát. 15 37,5%
 40
 6. Học sinh có vốn kĩ năng sống hạn chế. 8 20%
 7. Học sinh viết chữ còn sai nhiều lỗi, chưa đẹp. 10 25%
 8. Học sinh còn quậy phá, đánh nhau với bạn. 2 5%
 9. Học sinh chưa chú ý, tiếp thu chậm. 5 12,5%
 10. Học sinh cá biệt về nền nếp. 1 2,5%
 Vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm để làm tốt 
công tác chủ nhiệm ở lớp 4A Trường tiểu học La Bằng”
 I. Cơ sở thực tiễn
 1. Tính mới của sáng kiến 4
 - Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của Ban giám 
hiệu nhà trường.
 - Được sự quan tâm hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong 
và ngoài nhà trường.
 - Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phòng học, 
bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ ...
 b) Về phía phụ huynh
 - Luôn hợp tác, hỗ trợ với giáo viên chủ nhiệm
 - Một số phụ huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo 
dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học - bậc học nền tảng cho quá trình học của 
con em mình. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con 
em mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Đây là điều rất cần 
thiết góp phần quyết định thành công của giáo viên chủ nhiệm, của người thầy 
và của nhà trường.
 c) Về phía học sinh
 - Đa số các em ngoan, có ý thức tự giác và tích cực trong học tập.
 - Học sinh có đủ đồ dùng học tập, sách vở.
 * Khó khăn
 a) Về phía giáo viên
 - Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm còn hạn chế.
 b) Về phía phụ huynh
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em ở nhà cũng 
như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. Từ đó ảnh 
hưởng rất lớn đến việc dạy học và giáo dục của thầy cô ở trường, làm cho việc 
dạy học và giáo dục ở trường khó khăn hơn, kém hiệu quả hơn.
 b) Về phía học sinh
 - Một số học sinh chưa ngoan, hay quên.
 - Các em học sinh trong lớp có nhận thức không đồng đều dẫn đến việc 
giáo dục các em gặp nhiều khó khăn. 6
điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau 
đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu.
 GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và tên: ...
 2. Là con thứ...........trong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình: .......
 4.. Môn học yêu thích: ...
 5. Môn học cảm thấy khó: ..
 6. Góc học tập ở nhà: (Có hoặc không).
 7. Những người bạn thân nhất trong lớp: ...
 8. Sở thích: .
 9. Địa chỉ gia đình: 
 10. Số điện thoại của gia đình: 
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng 
học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần 
về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo 
dục học sinh.
 Sau khi điều tra phân loại từng đối tượng học sinh đầu năm. Tôi đã trực 
tiếp trao đổi với phụ huynh về từng đối tượng học sinh và đồng thời nhận được 
những thông tin từ phía phụ huynh, từ đó kịp thời có những kế hoạch cụ thể để 
tập trung cho từng học sinh.
 * Đối với học sinh khó khăn học tập
 Trước hết cần biết các em khó khăn về môn gì? Mức độ đọc - viết ra sao? 
Nguyên nhân nào dẫn đến việc học còn gặp khó khăn. Ví dụ em Hoàng Nam do 
sinh thiếu tháng, em Đỗ Đạt, Tuân là ba đối tượng nhận thức chậm. Để giúp các 
em tiến bộ trong học tập, tôi luôn suy nghĩ tìm ra những cách dạy, luôn học hỏi 
đồng nghiệp đi trước để có những phương pháp dạy học hay nhất để giúp đỡ, chỉ 
dẫn cho học sinh gặp khó khăn. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên kiểm tra và theo 
dõi việc học bài và làm bài tập của học sinh. 8
khó”, “Lá lành đùm lá rách”, gặp riêng phụ huynh để bàn bạc và khuyên họ khắc 
phục khó khăn tạo điều kiện cho com em học tập.
 * Đối với những học sinh mồ côi.
 Như em Đức, Nguyễn Nam. Bản thân tôi luôn gần gũi, chia sẻ cùng các về 
sự thiếu thốn tình cảm của gia đình. Luôn động viên, giúp đỡ các em cả về tinh 
thần lẫn vật chất chính bằng tình cảm của người mẹ “Thứ hai” của các em để các 
em được yên tâm học tập.
 Tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ vở, đồ dùng học tập quần áo cũ để 
các em có điều kiện học tập, trang phục phù hợp với các bạn trong lớp.
 Ngoài ra để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây 
dựng các tổ học nhóm, đôi bạn cùng tiến, học sinh gỏi kèm học sinh yếu, yêu 
cầu học sinh cần tập trung học việc học tập của mình ở nhà.
 Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại 
khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học 
tập của các học sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm 
bớt đi sự căng thẳng.
 Giải pháp 2: Giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực quản lí
 Thông thường mỗi giáo viên chủ nhiệm phải quản lý một lớp khoảng 35 - 40 
học sinh trong 1 - 2 năm, vì vậy có thể xem giáo viên chủ nhiệm như một “Hiệu 
trưởng thu nhỏ”. Do đó, năng lực quản lý, lãnh đạo của giáo viên chủ nhiệm là 
yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của một lớp học.
 Giáo viên chủ nhiệm phải có đủ hiểu biết và các kỹ năng để điều tra khảo 
sát, xây dựng kế hoạch lớp chủ nhiệm, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra 
đánh giá kết quả giáo dục đến từng học sinh. Ngoài việc thực hiện các chỉ đạo 
của Hiệu trưởng, của ngành thì giáo viên chủ nhiệm cần phải biết xây dựng các 
hoạt động độc lập riêng, mang tính đặc thù của lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm 
cũng cần phải có tầm nhìn, phát hiện và giải quyết sớm các vấn đề nảy sinh ở 
lớp mình chủ nhiệm. Khi triển khai một hoạt động giáo dục mới cần phải có kỹ 
năng “truyền lửa”, kỹ năng “đọc vị” như các nhà huấn luyện viên của các đội 
tuyển. Người giáo viên chủ nhiệm cũng phải là người “Cầm cân, mẫu mực” 10
làm này tuy nhỏ nhưng có tác dụng làm cho học sinh tự động viên nhắc nhở 
nhau trong học tập và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
 Hình ảnh: Kỹ năng sơ cứu vết thƣơng cho bạn
 Giải pháp 4: Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh 
noi theo
 Người giáo viên phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng toàn vẹn từ 
nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng xử 
hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. Để trở 
thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tôi luôn quan niệm: Phải sống cho 
trong sạch dù có nghèo về vật chất nhưng luôn giàu có về mặt tâm hồn, tình cảm 
và mỗi ngày sẽ là một sự tiến bộ hơn hoàn thiện hơn.
 Giáo viên chủ nhiệm phải rèn luyện tay nghề để trở thành giáo viên dạy giỏi, 
vững vàng về chuyên môn. Có nhiều quan điểm cho rằng dạy và chủ nhiệm là hai 
công việc khác nhau, không liên quan đến nhau. Tôi cho rằng giáo viên chủ 
nhiệm phải ý thức được giảng dạy bộ môn tốt góp phần quan trọng cho công tác 
chủ nhiệm tốt ở ngay lớp mình chủ nhiệm, góp phần tạo nên uy tín của giáo viên, 12
chủ nhiệm phải gặp gỡ lớp, từng nhóm, từng đối tượng để thu thập thông tin, 
lắng nghe và tạo cơ hội cho các em được nói lên những suy nghĩ của mình về 
bạn bè, về thầy cô giáo, không nghe và xử lí tình huống từ một phía.
 Để khích lệ các em, tôi luôn gần gũi, quan tâm, khen chê các em đúng và 
kịp thời, xử phạt nghiêm minh. Tổ nào ý thức đoàn kết tự quản tốt, cá nhân nào 
gương mẫu, tiến bộ, thành tích tốt đều được tuyên dương, khen thưởng kịp thời 
trong mỗi tiết sinh hoạt vào cuối tuần. Dịp cuối tháng thì xếp loại thi đua và gửi 
kết quả rèn luyện của học sinh về cho gia đình. Để làm được việc này, tôi đã 
tham mưu và phối hợp với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh để thống nhất về 
cách thực hiện cũng như kinh phí khen thưởng. Hội chủ động mua sắm quà tặng 
cho các con và các bậc cha mẹ học sinh lớp rất ủng hộ cách làm này. Phần 
thưởng cho các em là những đồ dùng học tập như hộp phấn, viên tẩy, bút chì, 
hộp màu; cuối tháng thì là những cuốn truyện, tập thơ. Chính vì vậy mà em nào 
cũng rất thích thú và hăng say phấn đấu.
 Giải pháp 5: Giáo viên chủ nhiệm là “Cầu nối đa năng” phối hợp với 
giáo viên bộ môn trong công tác chủ nhiệm lớp.
 Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh sự quán xuyến, đôn đốc, theo dõi của 
giáo viên chủ nhiệm còn có một tập thể các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy và 
truyền đạt kiến thức bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi với giáo viên 
bộ môn để nắm bắt thêm về tinh thần, thái độ học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, 
học lựccủa từng học sinh trong lớp. Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên chủ 
nhiệm có sự nhìn nhận và đánh giá khách quan về chất lượng học tập của từng 
học sinh trong lớp đồng thời có biện pháp động viên, nhắc nhở, giáo dục phù 
hợp đối với từng học sinh giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức 
tốt hơn. Sau một tháng tôi thấy các em nghiêm túc trong nền nếp cũng như học tập

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_de_lam_tot_cong_tac.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 4A Trường Tiểu học La B.pdf