Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1

Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất và năng lực tổng hợp, hiểu biết toàn diện nhiều lĩnh vực, có phẩm chất của người làm cha, làm mẹ, có năng lực sư phạm riêng, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; Phải luôn cố gắng phát huy tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm đó là tố chất của một con người hành động. Đặc biệt là các phẩm chất như: nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lý giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ học sinh; Phải vừa là thầy, vừa là bạn của học trò. Chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hóa.

Mỗi giáo viên phải luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu tài liệu, tham khảo cách làm của bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân, hiểu rõ hơn về công tác chủ nhiệm. Từ đó tìm ra những biện pháp thực hiện công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao nhất.

- Giaos viên chủ nhiệm cần nhiều yêu cầu và kỹ năng hơn so với một giáo viên đứng lớp thông thường. Mà quan trọng nhất là tạo được sợi dây gắn kết với học sinh để hiểu các em đang nghĩ gì và cần những gì? Vì vậy, mỗi giáo viên cũng cần rèn luyện cho mình những kĩ năng cơ bản để làm tốt công tác chủ nhiệm như:

+ Kĩ năng lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp: Giáo viên chủ nhiệm cần phải lựa chọn đúng người có đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể vào đội ngũ cán bộ lớp. Có hai cách hình thành:

Cách 1: Giáo viên chủ nhiệm tự lựa chọn trên cơ sở của việc tìm hiểu học sinh. Có thể dùng phiếu thăm dò ý kiến học sinh rồi đưa ra quyết định chính thức.

Cách 2: Để tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua hình thức bỏ phiếu kín hoặc trực tiếp. Việc bỏ phiếu phải diễn ra công khai, đúng nguyên tắc, đảm bảo tính dân chủ không áp đặt học sinh.

docx 35 trang phandinh 24/05/2024 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1
 Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 1 là lứa tuổi chúng ta tưởng dễ dạy mà 
hóa ra lại khó, vì ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bản 
thân và ham chơi nhiều hơn là ham học. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám phá 
thế giới xung quanh mình. Vì thế, phải học tập, thực hiện theo những quy định, 
khuôn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái, không muốn 
tuân thủ. Vậy, phải làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức theo những 
khuôn khổ, giáo huấn của nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép 
buộc? Muốn làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu 
tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện. 
 Chính vì vậy, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp của mình một số giải pháp 
nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1.
* Một số giải pháp thực hiện:
 Giải pháp 1: Tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người giáo viên 
chủ nhiệm:
 Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm 
phải có phẩm chất và năng lực tổng hợp, hiểu biết toàn diện nhiều lĩnh vực, có 
phẩm chất của người làm cha, làm mẹ, có năng lực sư phạm riêng, luôn là tấm 
gương sáng cho học sinh noi theo; Phải luôn cố gắng phát huy tố chất quan trọng 
của giáo viên chủ nhiệm đó là tố chất của một con người hành động. Đặc biệt là 
các phẩm chất như: nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lý 
giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ học sinh; Phải vừa là thầy, vừa là bạn 
của học trò. Chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hóa. 
 Mỗi giáo viên phải luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng thông qua nghiên cứu 
tài liệu, tham khảo cách làm của bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân, hiểu 
rõ hơn về công tác chủ nhiệm. Từ đó tìm ra những biện pháp thực hiện công tác 
chủ nhiệm đạt hiệu quả cao nhất.
 - Giaos viên chủ nhiệm cần nhiều yêu cầu và kỹ năng hơn so với một giáo 
viên đứng lớp thông thường. Mà quan trọng nhất là tạo được sợi dây gắn kết với 
học sinh để hiểu các em đang nghĩ gì và cần những gì? Vì vậy, mỗi giáo viên cũng 
cần rèn luyện cho mình những kĩ năng cơ bản để làm tốt công tác chủ nhiệm như:
 + Kĩ năng lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp: Giáo viên chủ nhiệm cần phải lựa 
chọn đúng người có đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể vào đội ngũ cán bộ 
lớp. Có hai cách hình thành:
 Cách 1: Giáo viên chủ nhiệm tự lựa chọn trên cơ sở của việc tìm hiểu học 
sinh. Có thể dùng phiếu thăm dò ý kiến học sinh rồi đưa ra quyết định chính thức.
 Cách 2: Để tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua 
hình thức bỏ phiếu kín hoặc trực tiếp. Việc bỏ phiếu phải diễn ra công khai, đúng 
nguyên tắc, đảm bảo tính dân chủ không áp đặt học sinh.
 2 Trao đổi với các giáo viên khác trong năm học về tình hình chung của lớp 
cũng như tình hình học tập và rèn luyện của từng học sinh.
 Trao đổi với các tổ chức đoàn thể khác như với Tổng phụ trách Đội, Ban 
đại diện cha mẹ học sinh.
 Tham gia hoạt động cùng học sinh để tìm hiểu rõ hơn về tinh thần tập thể, 
ý thức hợp tác trong công việc chung của những cá nhân học sinh.
 Trao đổi với cha mẹ học sinh để có thêm thông tin về học sinh. 
 Tìm hiểu học sinh vừa là việc làm liên tục, thường xuyên, vừa có tính cấp 
bách trong khoảng thời gian nhất định, lại vừa có tính giai đoạn. Do vậy giáo viên 
cần lập kế hoạch tìm hiểu học sinh theo các giai đoạn:
 + Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn điều tra cơ bản về tình hình học sinh nói 
chung, về cá nhân học sinh nói riêng. Yêu cầu của giai đoạn này là nhanh chóng 
nắm bắt sơ bộ tình hình lớp, phân loại đối tượng học sinh để bước đầu có thể đề 
xuất những tác động sư phạm đối với tập thể lớp.
Cách tiến hành: Tổ chức phân loại đối tượng lớp mình theo các nội dung định 
hướng tìm hiểu. Trong khi tìm hiểu nếu có trường hợp nào chưa rõ thì cần nghiên 
cứu, thu thập thông tin khách quan để có đánh giá nhận định chính xác. Có thể trao 
đổi ngay với học sinh hoặc yêu cầu cha mẹ học sinh nhất là trường hợp có vấn đề.
 + Giai đoạn 2: Kiểm nghiệm trên thực tế phân loại học sinh đã đúng chưa? 
Tiếp tục điều chỉnh sự phân loại nếu có.
 Cách tiến hành:
 Trò chuyện với học sinh, với giáo viên dạy lớp mình phụ trách về một vài 
đối tượng học sinh cần phải xem xét lại. Qua trao đổi với học sinh, giáo viên có 
thể hiểu biết thêm về đối tượng giáo dục của mình, trong quan hệ với bạn bè, 
những nét cá tính đặc biệt, những khả năng sở trường, hoàn cảnh giáo dục.
 Thăm gia đình học sinh để nắm bắt cụ thể hơn, sâu sắc hơn về hoàn cảnh gia 
đình, những tích cách của học sinh, đồng thời là dịp để bàn bạc với gia đình những 
biện pháp giáo dục con cái họ.
 Quan sát đối tượng giáo dục đồng thời bổ sung thêm kế hoạch công tác chủ 
nhiệm những nội dung, biện pháp giáo dục cần thiết.
 Kết thúc giai đoạn, giáo viên sẽ có những nhận định cụ thể về cách phân 
loại từng học sinh.
 + Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn chỉnh việc tìm hiểu học sinh. Khẳng định 
việc tìm hiểu học sinh là thường xuyên trong suốt năm học giúp nâng cao trình độ 
sư phạm của giáo viên trong công tác giáo dục học sinh. Giai đoạn này khá dài 
nên việc tìm hiểu học sinh chia thành định kỳ và thường xuyên. Nếu là thường 
xuyên thì tiến hành tìm hiểu học sinh bằng hình thức: quan sát học sinh qua các 
hoạt động, nghiên cứu kết quả học tập, qua sổ nhận xét, sổ liên lạc, bài kiểm tra, 
 4 - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết bộ môn.
 - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 * Nhiệm vụ của lớp phó đời sống:
 Tổ chức cho lớp sinh hoạt văn nghệ vào 15 phút đầu giờ. Theo dõi, đôn đốc 
các hoạt động văn nghệ, thể dục giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt 
cuối tuần
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật.
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các hoạt động lao động, vệ sinh 
của lớp, của trường. 
 - Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. 
 Để bầu ra được các tổ trưởng, trước tiên giáo viên cần tiến hành phân tổ sao 
cho hợp lý, chú ý đến sự đồng đều giữa các tổ. Có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối 
tượng học sinh có học lực, ý thức chấp hành nội quy khác nhau, có học sinh học 
chưa tốt, có học sinh học tốt, học sinh ở địa bàn xa - gần, có học sinh ngoan- học 
sinh chưa ngoan, ...
 * Nhiệm vụ của các tổ trưởng:
 - Phân công theo dõi, đôn đốc các thành viên trong tổ làm trực nhật, vệ sinh.
Theo dõi báo cáo hoạt động hàng tuần của các tổ viên. Kiểm tra bài, , sách vở, đồ 
dùng học tập của các thành viên trong tổ ở 10 phút đầu giờ.
 - Nhiệm vụ của mỗi em , giáo viên cần giao cụ thể từng ngày. Mỗi em sẽ 
làm đúng các nhiệm vụ của mình. 
 Lớp trưởng và 2 lớp phó cùng các tổ trưởng phải đoàn kết và hợp tác chặt 
chẽ với nhau trong công việc chung.
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo 
cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, giáo viên nắm 
được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, giáo viên cần tổ 
chức họp Ban Cán sự lớp một lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên 
khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và 
hướng dẫn các em cách khắc phục. Những việc làm này ban đầu cũng tương đối 
khó khăn với các em nên giáo viên có thể luyện dần dần. Khi học sinh có ý thức 
với công việc của mình, mọi việc sẽ dễ dàng hơn.
 b. Lập sơ đồ tổ chức lớp học:
 Việc sắp xếp chỗ ngồi tuy dễ nhưng sắp xếp như thế nào cho có hiệu quả lại 
không dễ chút nào. Để sắp xếp chỗ ngồi phù hợp, cần dựa vào các căn cứ sau:
 - Học lực của học sinh: xen kẽ học sinh học chưa tốt với học sinh học tốt.
 -Thể chất học sinh: Học sinh thấp ngồi trước, cao ngồi sau, mắt kém ngồi 
gần bảng.
 6 trường, ... trong tuần, tháng yêu cầu học sinh thực hiện. Thông qua cách làm này, 
học sinh sẽ tự ý thức cùng phối hợp cùng với giáo viên thực hiện tốt kế hoạch đề 
ra.
 Giải pháp 5: Tổ chức xây dựng các nề nếp học tập cho học sinh.
 Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh học tập nội quy 
trường, lớp như: nếp chào hỏi, xếp hàng ra vào lớp, truy bài đầu giờ, ... Giáo viên 
nên đưa ra và cùng học sinh trao đổi, thảo luận thống nhất và tổ chức cho học sinh 
thực hiện. Tùy thuộc vào học sinh từng khối lớp mà giáo viên xây dựng nội quy 
lớp học cho phù hợp.
 * Chẳng hạn đối với học sinh lớp Một, giáo viên cần đưa ra những yêu cầu 
đơn giản, dễ hiểu để giúp các em thực hiện tốt nội quy lớp học như:
 + Đi học đều và đúng giờ, không bỏ học vô lí do. 
 + Giữ gìn lớp học sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, 
không xả rác bừa bãi.
 + Lớp học được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và giáo dục cao.
 + Mọi thành viên trong lớp sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, 
đồ dùng dạy học; sử dụng tiết kiệm điện, nước.
+ Tập thể học sinh thân thiện: không nói tục, chửi thề; luôn hòa nhã với bạn bè và 
giúp đỡ nhau trong học tập.
 + Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng sống, giữ gìn 
vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông. Biết chia sẻ với 
những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
 - Đầu năm, giáo viên cũng cần phát thời khóa biểu cho học sinh, hướng dẫn 
các em về dán ở góc học tập; Rèn nếp tự học, tự soạn sách vở, cũng như cách đặt 
tay khi viết, cách cầm sách vở khi đọc, cách sử dụng đồ dùng học tập, cả tư thế 
ngồi học bởi những yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục 
học sinh. Đối với HS lớp 1 có thể nhờ bố mẹ soát giúp, đồng thời cần hướng dẫn 
để giúp các em nhận biết các môn học qua bìa sách và nội dung của bài học.
 - Để tận dụng 35 phút trong một tiết học một cách hiệu quả và khoa học, 
giáo viên cần rèn cho các em nếp làm việc theo hiệu lệnh; Tạo thói quen giờ nào 
việc ấy ngay từ đầu năm học.
 - Để đảm bảo không khí “ Học mà vui, vui mà học”, cần rèn cho các em 
nếp giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, nếp chăm chú nghe giảng hay ý thức 
tham gia trò chơi học tập.
 Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm cần tăng cường kiểm tra, đánh giá việc 
thực hiện nề nếp của từng em. Khi đã thành nếp thì mới giao việc kiểm tra cho cán 
bộ lớp.
 Giải pháp 6:. Xây dựng mối quan hệ thầy – trò và mối quan hệ bạn bè.
 8

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.docx