Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Là một giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà chúng ta phải giáo dục uốn nắn, rèn luyện cho các em từng hành vi đạo đức đúng đắn. Điều này quả là không dễ, bởi lẽ có em ngoan ngoãn, vâng lời, có em hiếu động ngổ nghịch, có em trầm tính ít biểu lộ cảm xúc... Để lớp có một nề nếp học tập tốt đòi hỏi người giáo viên phải có những cách giáo dục sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Thời gian qua tôi thực hiện các giải pháp để làm công tác chủ nhiệm như sau:

- Nắm tình hình và thực trạng của lớp ngay từ đầu năm học để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

- Đưa ra tiêu chí thi đua cụ thể đối với lớp chủ nhiệm.

- Kết hợp ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội để giáo dục các em.

Trong quá trình thực hiện các giải pháp trên, tôi đã rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của giải pháp cũ.

docx 6 trang phandinh 24/05/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
 - Khả năng tự quản lớp còn hạn chế, các em còn nghịch phá, ồn ào mất trật tự khi vắng 
thầy cô hoặc các giờ chuyển tiết cho giáo viên bộ môn.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
 - Mục đích của giải pháp:
 Xây dựng tập thể lớp có “đội ngũ tự quản” phù hợp với lớp, tập thể có kỉ luật, tự giác, tích 
cực trong học tập, sinh hoạt, có hành vi đạo đức tốt rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi. 
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
 - Nội dung của giải pháp
+ Tính mới, sự khác biệt, của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
 Tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực sở trường của bản thân, học sinh tích cực học 
tập cũng như tham gia các hoạt động của trường, lớp.
 Xây dựng, bồi dưỡng khả năng tự quản lớp học.
 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
+ Các bước thực hiện của giải pháp mới:
 Xây dựng lớp chủ nhiệm có nề nếp trong mọi lĩnh vực: Học tập, sinh hoạt, vui chơi,. 
Giúp học sinh thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm dựa trên tiêu chí thi đua trong năm học phù hợp với tình hình 
thực tế của lớp. Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, động viên tuyên dương kịp thời.
 Tổ chức tốt phong trào thi đua ở lớp như: “Đôi bạn cùng tiến, bông hoa học tốt, nhóm (tổ) 
học tốt”, phối hợp với các đoàn thể, cha mẹ học sinh, trao đổi đồng nghiệp tìm ra biện pháp 
giáo dục đạt hiệu quả.
Các giải pháp trên được đan xen vận dụng cụ thể như sau:
 Đầu tiên, tìm hiểu về thể lực, sức khỏe của các em để tôi dễ dàng giúp các em phát huy 
những mặt mạnh và khắc phục hạn chế như: sắp xếp chỗ ngồi ở vị trí thuận lợi để các em học 
tốt.
Tìm hiểu khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em như: Đối với những học sinh thông minh, 
nhanh nhẹn, giao tiếp tốt,....tôi tạo điều kiện để các em phát huy sở trường của mình như: cho 
các em làm bài tập nhanh, trình bày vấn đề nào đó trước lớp,... kịp thời tuyên dương khen 
ngợi khi em làm tốt để động viên kích thích tinh thần hăng say học tập của các em. Đối với 
học sinh lười học, chậm hiểu, thụ động..., tôi tổ chức các hình thức thi đua học tập tạo hứng 
thú cho các em trong học tập, đồng thời theo dõi, kèm cặp, giúp đỡ động viên những học sinh 
chậm tiến bộ. Thường xuyên kiểm tra bài, giao việc cho các em, từ việc dễ đến việc khó trong 
học tập cũng như trong các hoạt động khác và luôn có kiểm tra và nhận xét..
Tìm hiểu thói quen, hành vi đạo đức của từng học sinh Học sinh phát biểu xây dựng bài tốt được giáo viên khen thì cộng 5 điểm/ lần; nói chuyện 
riêng trong giờ học, không thuộc bài thì bị trừ 5 điểm/ lần, Học sinh mắc các vi phạm khác 
như quên dụng cụ học tập, nói tục, quên đem bông múa,... trong nội quy của trường lớp cũng 
bị trừ 5 điểm/ lần/ học sinh. Ngoài ra, trong một tuần không vi phạm thì được cộng 10 
điểm/tuần/học sinh và bình chọn một học sinh học tốt nhất, năng nổ nhất của lớp và một học 
sinh có nhiều cố gắng và tiến bộ nhất để tuyên dương dưới cờ.
 Giáo viên lập kế hoạch và chương trình cụ thể cho từng tiết sinh hoạt lớp. Thông qua từng 
chủ điểm của tháng nhằm giáo dục học sinh rèn luyện nhân cách và kĩ năng sống cho các em. 
Động viên, khen thưởng các em trong tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ khi các em đạt 
thành tích tốt học học tập hay có tiến bộ vượt bậc trong học tập hoặc các em làm được việc 
tốt. Đồng thời nhắc nhở những học sinh chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, chưa tích cực 
trong các hoạt động, giáo viên giúp các em thấy rõ những hạn chế của bản thân để sửa chữa.
Phối hợp với Tổng phụ trách đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ, các phong trào thi 
đua theo chủ điểm
Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Thi làm Báo tường, thi kể chuyện, thi an toàn giao 
thông, hội thao,... giáo viên nêu lên những ích lợi của các phong trào cho học sinh biết để 
kích thích rèn luyện tính tự giác cho các em. Đồng thời cũng nhắc nhở, động viên những học 
sinh chưa nhiệt tình.
Nêu gương và khen thưởng
Nắm được tâm lý của học sinh Tiểu học rất thích được khen, thưởng nên mỗi lần các em làm 
được một việc tốt hoặc tham gia tích cực trong các phong trào thi đua của lớp, trường,...đều 
được tuyên dương hoặc khen thưởng trước trường, lớp. Bên cạnh đó, những học sinh có tiến 
bộ trong học tập, mạnh dạn hơn trong giao tiếp,... cũng được tuyên dương trước lớp hoặc đề 
nghị tuyên dương trong tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần.
* Chú ý khi thực hiện: Tránh phân biệt đối xử làm cho các em nản chí, xấu hổ trước bạn bè, 
đồng thời đối với học sinh lười học đưa ra một số hình thức thi đua, trò chơi,.. để tạo không 
khí vui vẻ kích thích sự ham học của các em bên cạnh sự nhiệt tình, tâm huyết, kiên trì của 
giáo viên tôi tin chắc sẽ mang lại hiệu quả tốt.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Tôi đã nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trên vào công tác chủ nhiệm đã mang lại hiệu quả 
cao trong công tác chủ nhiệm lớp.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Áp dụng các giải pháp trên vào công tác chủ nhiệm lớp của mình cũng như lớp như: 51, 42, 53, 
31 . Học sinh tiến bộ rõ rệt đội ngũ cán bộ lớp tích cực năng động trong các hoạt động của 
lớp, của trường, nề nếp lớp tốt, học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của lớp. 
Bên cạnh đó những học sinh học yếu có tiến bộ tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn. 
Tình trạng không thuộc bài, không chuẩn bị bài đã được khắc phục tốt.
 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: 
Trương Thị Ngọc Phương

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_giao_vien_lam_to.docx