Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh Lớp 5 có ý thức học tập tốt

Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau:

* Nhiệm vụ của lớp trưởng là em Trương Triệu Vi (Phụ trách chung)

- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp hàng ngày để báo cáo trong tiết sinh hoạt cuối tuần.

- Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục giữa giờ.

- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp, khi lớp chào cờ đầu tuần và dự các buổi lễ trong năm học.

- Phụ trách việc mượn và trả sách tham khảo, truyện tranh cho thư viện.

- Đề nghị giáo viên tuyên dương những bạn có thành tích tốt, phê bình cá nhân còn vi phạm.

* Nhiệm vụ của lớp phó học tập là em Nguyễn Nhựt Anh (Phụ trách học tập):

- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; hướng dẫn các bạn chậm tiếp thu kiến thức, chia sẻ kết quả học tập với những bạn có năng khiếu.

- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.

- Theo dõi việc học tập của lớp (bạn nào tích cực, bạn nào thụ động, bạn nào còn vi phạm,...)

doc 14 trang phandinh 13/06/2024 1140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh Lớp 5 có ý thức học tập tốt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh Lớp 5 có ý thức học tập tốt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh Lớp 5 có ý thức học tập tốt
 - Thực hiện tốt công tác phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên 
bộ môn để cùng giáo dục học sinh thực hiện tốt nền nếp lớp cũng như hoạt động 
ngoài giờ lên lớp.
 - Phối hợp tốt với cha mẹ học sinh trong việc quản lý giờ giấc của các em 
khi đến lớp cũng như ở nhà.
 1.2. Về phía học sinh:
 - Trong mọi hoạt động vui chơi, giải trí và học tập có hiệu quả đều được sự 
quan tâm hướng dẫn, dìu dắt của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách 
đội, giáo viên bộ môn, cùng cha mẹ học sinh. 
 - Được chia sẻ những tâm sự, khó khăn, mọi lo lắng của mình cùng giáo 
viên chủ nhiệm lớp.
 1.3. Về phía cha mẹ học sinh:
 Đa số cha mẹ học sinh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo 
dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học - bậc học nền tảng cho quá trình học của 
con em mình. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em 
mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. 
 2. Khó khăn 
 2.1. Về phía giáo viên:
 - Đôi lúc khi xử lí một số tình huống trong hoạt động vui chơi và học tập tôi 
còn lúng túng, bối rối nên phải kéo dài thời gian của buổi học so với qui định, từ 
đó gây mệt mỏi cho học sinh.
 - Đôi khi tôi chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt, 
cho giỏi, còn việc giáo dục, rèn luyện nền nếp lớp thì chưa quan tâm nhiều. 
 - Lớp tôi chủ nhiệm với số lượng học sinh cũng khá đông (sĩ số 30/20 nữ, 
trong đó 05 em hộ nghèo, 02 em sống với ông bà, 06 em có năng khiếu môn Tiếng 
việt và Toán nhưng hay trêu chọc bạn, 04 em có năng khiếu chạy xa, bật xa, 07 em 
có năng khiếu viết đúng-viết đẹp, 06 em tiếp thu kiến thức chậm), mỗi em có một 
hoàn cảnh khác nhau nên cũng gây khó khăn trong công tác giáo dục các em.
 2.2. Về phía học sinh:
 - Một số học sinh chưa có ý thức vượt khó để học tốt.
 2 2.1. Bầu Ban Cán sự lớp.
 Lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể 
hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho 
các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa Ban Cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban 
Cán sự lớp được diễn ra như sau:
 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của 
người lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó.
 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử và đề cử. Tổ chức cho các 
em bầu chọn bằng hình thức biểu quyết. Sau đó cả lớp bầu chọn 10 học sinh tiêu 
biểu là Ban Cán sự của lớp.
 2.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp.
 Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho 
từng em như sau: 
 * Nhiệm vụ của lớp trưởng là em Trương Triệu Vi (Phụ trách chung)
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp hàng ngày để báo cáo trong tiết 
sinh hoạt cuối tuần.
 - Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp 
hàng tập thể dục giữa giờ.
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi 
lớp, khi lớp chào cờ đầu tuần và dự các buổi lễ trong năm học. 
 - Phụ trách việc mượn và trả sách tham khảo, truyện tranh cho thư viện. 
 - Đề nghị giáo viên tuyên dương những bạn có thành tích tốt, phê bình cá 
nhân còn vi phạm.
 * Nhiệm vụ của lớp phó học tập là em Nguyễn Nhựt Anh (Phụ trách học 
tập):
 - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; hướng dẫn các bạn chậm tiếp thu 
kiến thức, chia sẻ kết quả học tập với những bạn có năng khiếu.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học 
khi giáo viên yêu cầu.
 - Theo dõi việc học tập của lớp (bạn nào tích cực, bạn nào thụ động, bạn nào 
còn vi phạm,...)
 4 tiến hành ngay sau khi bầu Ban Cán sự lớp và được thường xuyên duy trì nếu 
không thì khó mà hình thành thói quen cho học sinh, nhất là đối với các em lớp 5.
 Ví dụ: “Xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng và giữ trật tự khi chào cờ”. Nền nếp 
này được tôi tiến hành thường xuyên theo từng buổi học và hàng tuần. Đây là nền 
nếp mang tính trật tự kỉ luật cần được duy trì suốt năm học.
 - Khi nền nếp đã được thấm nhuần vào từng cá nhân học sinh thì các em sẽ 
tự giác trong các hoạt động học tập cũng như vui chơi.
 - Ngoài ra ở lứa tuổi của các em học sinh lớp 5, lứa tuổi mà một số em đã 
bắt đầu có những chuyển biến về tâm sinh lí thì tôi phải:
 + Nghiêm khắc với chính bản thân mình và học sinh bằng cách sửa chữa, 
chấn chỉnh ngay những gì không phù hợp trong quá trình học tập, sinh hoạt.
 + Luôn tạo uy tín với nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh, nhất là trở 
thành chỗ dựa tinh thần mà các em tin tưởng học tập.
 + Tạo sự đồng cảm giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh để từ đó hiểu 
và thông cảm với các em. Tôi luôn quan tâm sâu sát tới các em, cùng hoạt động để 
hướng dẫn, giúp đỡ các em điều chỉnh kịp thời những sai trái không chỉ bằng lời 
nói mà bằng việc làm, nhất là bằng tất cả tình yêu thương của người thầy. 
 + Tôi luôn tôn trọng học sinh, luôn công bằng, thẳng thắn, gần gũi với học 
sinh nhưng cũng không thiếu sự cương quyết khi cần thiết. Nhờ đó, giúp các em tự 
giác sửa chữa những thiếu sót và sai lầm, tự thay đổi và phấn đấu vươn lên trong 
học tập để trở thành người học sinh toàn diện.
 - Trong tiết học, tôi luôn dành thời gian quan tâm, giúp đỡ đối tượng học 
sinh chậm tiếp thu hay nghịch ngợm và mạnh dạn mở rộng kiến thức nhằm phát 
triển học sinh có năng khiếu. Thông qua mỗi bài học tôi còn giáo dục thái độ, tình 
cảm cho học sinh và giáo dục các em một số kỹ năng cơ bản như: Tai nạn thương 
tích; đuối nước; điện giật; bị ngộ độc; bị động vật cắn; bị xâm hại tình dục; phòng, 
chống các tệ nạn xã hội đặc biệt là bạo lực học đường. 
 - Bên cạnh đó tôi thực hiện giảng dạy lồng ghép kỹ năng sống theo quy định 
nhằm hình thành cho các em các kỹ năng cơ bản: Kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng 
 6 buộc không ngừng học tập. Bạn được hướng dẫn cũng sẽ nỗ lực cố gắng với mong 
muốn được làm nhóm trưởng.
 - Tôi không ngừng tìm tòi cách dạy hay, hấp dẫn nhằm cuốn hút các em 
trong từng tiết học. Mặt khác, tôi còn tạo sự hấp dẫn ở chính nội dung giảng dạy. 
Cái mới mẻ, cái kì lạ bao giờ cũng gây hứng thú cao độ và kích thích trí tưởng 
tượng của các em. Ngoài sách giáo khoa, mỗi bài học tôi còn tìm tòi thêm các kiến 
thức mới gây hứng thú nhận thức cho các em. Các kiến thức mới phải bảo đảm yêu 
cầu chỉ trong phạm vi chương trình, không vượt quá sức học sinh.
 4.2. Giáo dục học sinh tính tự học ở nhà
 - Tôi động viên gia đình, mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, sắp xếp 
cho các em góc học tập yên tĩnh, phù hợp gây cảm giác muốn học.
 - Tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi chiều và buổi tối thật cụ 
thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được cha mẹ kí xác nhận. Thông 
qua thời gian biểu, biết được chính xác thời gian học bài ở nhà của từng em. Tôi 
phân chia lớp thành 06 nhóm theo 06 ấp và phân công mỗi nhóm một nhóm 
trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của 
các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu ý đến những bạn tiếp thu chậm hoặc 
chưa có ý thức tự học ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh được tôi thường xuyên thông 
báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm 
đến việc học của các em, cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và 
tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà.
 - Khi học sinh tự học tập ở nhà, tôi giao nhiệm vụ cụ thể vừa sức với học 
sinh, hướng dẫn học sinh cách học bài và làm bài cụ thể:
 * Cách làm bài :
 - Trước khi làm bài, các em cần xem lại phần lí thuyết (các ghi nhớ, kết 
luận, quy tắc, công thức, tính chất đã học, mối quan hệ giữa các kiến thức, ) 
 - Đọc kĩ yêu cầu của bài tập. Phân tích dữ liệu bài tập để xác định cách làm.
 - Làm nháp, dò lại cho chính xác rồi mới viết vào vở.
 * Cách học bài:
 - Học ngay bài vừa học ở lớp.
 8 - Gia đình: Tôi thường xuyên thông tin tình hình học tập, rèn luyện của học 
sinh với gia đình bằng nhiều hình thức như: gặp gỡ trực tiếp, thông qua điện thoại, 
sổ liên lạc.
 Tuyên truyền đến cha mẹ học sinh hưởng ứng tốt phong trào tiếng kẻng học 
bài để cha mẹ quản lý việc học ở nhà của con em mình.
 Tổ chức cho cha mẹ học sinh kí cam kết học sinh không bỏ học.
 Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó 
khăn và kiến nghị lên nhà trường giúp đỡ.
 - Nhà trường: phối hợp với các đoàn thể tổ chức cho học sinh tham gia các 
hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh vui mà học.
 Tôi luôn tạo cảm giác thân thiện, an toàn, vui vẻ để học sinh khi đến trường 
có cảm giác thoải mái, an tâm.
 - Xã hội: Vận động các mạnh thường quân, các tổ chức ủng hộ vật chất, tinh 
thần giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập.
 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Qua một thời gian áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy kết quả đạt 
được thật sự khả quan. Các em tỏ ra gần gũi với tôi, sẵn sàng nêu lên những thắc 
mắc, những suy nghĩ riêng tư của mình. Quan hệ của tập thể học sinh trong lớp 
đoàn kết, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Tất cả đều tiến bộ, lễ phép, tham gia 
tốt mọi phong trào chung, tự giác học tập và hầu như không còn có những hiện 
tượng tiêu cực như những ngày đầu của năm học. Không có học sinh bị trách phạt 
trước toàn trường, học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn 
giờ chơi, không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có 
học sinh bị tai nạn giao thông. Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp luôn được bảo 
quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát. 
 Học sinh biết tự điều chỉnh mình cũng như nhắc nhở nhau để giữ nền nếp 
lớp. Hàng tuần lớp được tuyên dương và nhận cờ thi đua hạng Nhất ở các tiết sinh 
hoạt dưới cờ. Các hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp đã nhịp nhàng; trật tự, thể 
hiện tốt ở các giờ tự học. 
 Chất lượng học sinh cuối học kì II so với cùng kỳ năm học trước:
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_nen_nep_lop.doc