Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5

Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách cho học sinh được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người.

Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học "nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cở sở.” (Luật Giáo dục). Vì vậy giáo dục tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong nền giáo dục của mỗi quốc gia. Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh để các em tiếp tục học lên các bậc học trên cũng như cuộc sống sau này.

Hiện nay, đa số học sinh tiểu học đều được đến trường học tập với một tinh thần tốt, các em rèn luyện được các kĩ năng cơ bản, lĩnh hội đầy đủ những kiến thức cần thiết để các em tiếp tục học lên các bậc học sau này cũng như cuộc sống mai sau của các em. Các em đều là những trò ngoan, sẽ là những măng non tương lai của đất nước. Song nhìn vào thực tế thì không phải học sinh nào cũng đạt được điều đó. Vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, các em chưa tiếp thu được nội dung bài học, chưa có ý thức trong rèn luyện kĩ năng sống và một số giáo viên vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt, cho giỏi, nặng nề về kiến thức, còn việc giáo dục toàn diện cho học sinh thì chưa thực sự quan tâm nhiều. Trong khi đó, mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

doc 27 trang phandinh 08/05/2024 1220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 5
 Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 
 Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách cho học sinh được tổ chức có mục 
đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người 
được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. 
 Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát 
triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc giáo dục phổ thông 
và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học "nhằm giúp học sinh hình thành 
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể 
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cở sở.” 
(Luật Giáo dục). Vì vậy giáo dục tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong nền 
giáo dục của mỗi quốc gia. Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người có vai trò rất 
quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh để các em tiếp tục học lên 
các bậc học trên cũng như cuộc sống sau này.
 Hiện nay, đa số học sinh tiểu học đều được đến trường học tập với một tinh 
thần tốt, các em rèn luyện được các kĩ năng cơ bản, lĩnh hội đầy đủ những kiến 
thức cần thiết để các em tiếp tục học lên các bậc học sau này cũng như cuộc sống 
mai sau của các em. Các em đều là những trò ngoan, sẽ là những măng non tương 
lai của đất nước. Song nhìn vào thực tế thì không phải học sinh nào cũng đạt được 
điều đó. Vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, các em chưa tiếp thu được nội dung 
bài học, chưa có ý thức trong rèn luyện kĩ năng sống và một số giáo viên vẫn chỉ 
tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt, cho giỏi, nặng nề về 
kiến thức, còn việc giáo dục toàn diện cho học sinh thì chưa thực sự quan tâm 
nhiều. Trong khi đó, mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo 
thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, 
có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát 
triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. 
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 2 - Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
 - Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học 
sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 - Biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh lớp 5 
ở trường Tiểu học Trưng Vương.
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
 - Tập trung nghiên cứu giáo viên chủ nhiệm khối lớp 5 ở trường Tiểu học” tại 
trường Tiểu học Trưng Vương trong các năm học 2013 – 2014; 2014 – 2015.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
Giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự 
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát 
triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã 
hội.” “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, 
cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương 
pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của 
Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào 
tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và đổi mới ở tất cả các bậc 
học, ngành học và bản thân người học”.
 Hơn thế, trong thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát 
triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những 
người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo 
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 4 - Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
 Bên cạnh đó, đại đa số học sinh chăm ngoan, hiếu học và hầu hết các phụ 
huynh cũng đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là 
giáo dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của con em mình. Họ 
đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết hợp 
với nhà trường để giáo dục học sinh. 
 * Khó khăn
 Các em học sinh tiểu học còn nhỏ dại, đặc điểm tâm lí, nhận thức, ngôn ngữ 
của các em chưa đạt tới đỉnh. Kĩ năng sống còn hạn chế, chưa có khả năng tự lập 
cho bản thân, chưa biết cách phòng vệ trước những tệ nạn xã hội. Các em chưa có 
các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của mình. Một số em nhà ở xa trường học nên 
việc thực hiện nội quy trường, lớp của các em còn hạn chế. Một số học sinh thiếu 
thốn tình cảm (như chỉ ở với mẹ hoặc bố, hay ở với ông bà, cha mẹ làm ăn xa) nên 
các em không được quan tâm, giáo dục toàn diện như các bạn cùng trang lứa, có 
em còn có những biểu hiện mặc cảm tự ti, không dám hòa mình trong mọi hoạt 
động chung của lớp. Đa số các em còn hiếu động, suy nghĩ chưa sâu sắc. Học sinh 
chưa có động cơ tự học tập, thiếu hứng thú, chưa thấy lợi ích của việc học, chưa có 
thói quen và kỹ năng lao động trí óc.
 Vẫn còn một số giáo viên chưa xem công tác chủ nhiệm là việc làm quan 
trọng, hàng đầu đối với bậc học này. Có một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự 
sát sao với hoạt động của lớp. Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm 
trong công tác chủ nhiệm lớp. Chưa có nhiều thời gian tiếp xúc, gần gũi với học 
sinh nên chưa hiểu được những nhu cầu từ phía học sinh. Giáo viên tiểu học thường 
nhiều việc nên việc thăm gia đình học sinh, trao đổi với phụ huynh học sinh về vấn 
đề học tập, giáo dục đạo đức chưa được thường xuyên và kịp thời. Giáo viên chưa 
nắm vững tâm lý học sinh, thường có thiện cảm với học sinh khá, giỏi và nặng nề 
ngôn ngữ với những học sinh yếu kém. Giáo viên chưa tìm hiểu hết tâm tư nguyện 
vọng và hoàn cảnh của các em, chưa biết nghe và lắng nghe các em làm cho học 
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 6 - Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
 *Hạn chế
 Bản thân nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở các lớp gia đình học sinh 
điều kiện kinh tế còn khó khăn, bố mẹ li hôn, bố mẹ thường xuyên đi làm thuê xa, 
thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em, điều kiện học tập của các em còn 
gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục của lớp đầu năm học còn thấp, còn một 
số học sinh chưa ngoan, có cả học sinh cá biệt. Giáo viên chưa tìm ra hết các giải 
pháp, hạn chế trong việc tìm hiểu tâm sinh lí của học sinh. Còn một số học sinh 
chưa phát triển toàn diện còn hạn chế về nhận thức, ngôn ngữ và kĩ năng sống...
 2.3 Mặt mạnh - mặt yếu
 *Mặt mạnh 
 Làm tốt công tác chủ nhiệm giúp học sinh trong lớp có hứng thú, tích cực học 
tập, rèn luyện bản thân. Tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ 
rệt. Các em ngày càng chăm ngoan, lễ phép, đi học chuyên cần. Điều đó làm tôi 
thấy vui và vơi đi những vất vả. Tình cảm thầy - trò, bạn bè càng gắn bó và thân 
thiện. Những công việc tôi làm được đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của 
một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Nhưng bên cạnh 
đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của ban lãnh đạo nhà trường 
cùng sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn, cha mẹ học sinh và 
tất cả các em học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm.
 Giáo viên thích được làm công tác chủ nhiệm vì yêu nghề mến trẻ và tinh 
thần trách nhiệm tất cả vì học sinh thân yêu.
 *Mặt yếu
 Trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm nếu giáo viên không nhiệt tình, 
tâm huyết với nghề thì khó có thể hoàn thành tốt công việc của mình. 
 Mặt khác, học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp ở Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em đã 
có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã 
hội và một số học sinh còn hạn chế về nhiều mặt. Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của 
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 8 - Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
thiện, học sinh tích cực” nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh. Để đẩy mạnh các 
phong trào đó, đầu tiên phải có sự đồng tâm nhất trí của gia đình, nhà trường, giáo 
viên và học sinh, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt giáo viên chủ 
nhiệm lớp là người mẹ thứ hai của các em dìu dắt nâng đỡ các em, giúp các em 
thích nghi với môi trường mới để các em học tập rèn luyện được tốt hơn. Ngay từ 
đầu năm học, tôi nắm bắt thăm dò được từng hoàn cảnh và đặc điểm riêng của từng 
em. Tôi chú ý vào những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như bố mẹ li hôn, 
hoặc mồ côi, mải mê rượu chè, cờ bạc, ở với ông bà... Những em này đề thiếu sự 
quan tâm chăm sóc của cha mẹ nên ảnh hưởng đến việc học tập cũng như sự phát 
triển toàn diện của các em. Đối với những em này, tôi luôn gần gũi để trò chuyện, 
tiếp xúc xem các em thiếu gì, cần gì để giáo viên cùng các bạn trong lớp giúp đỡ. 
Luôn thăm hỏi và động viên khi các em ốm đau hoặc có chuyện buồn. Luôn tạo 
một không khí vui vẻ và là chỗ dựa vững chắc để các em yên tâm học tập, các em 
có hứng thú học, thích đi học. Làm tốt công tác chủ nhiệm thì ngăn chặn được học 
sinh bỏ học. Đối với những em này thường là vứt sách vở lung tung, thiếu sách vở, 
đi học thường quên bút, sách, thước ... vì các em không có người quan tâm thúc 
giục nên như vậy. Chính vì thế mà bản tôi không những dạy chữ mà còn rèn luyện 
cho các em sống tự lập.
 Thường xuyên khen, nhắc nhở đúng người đúng việc, lấy động viên làm trọng 
khắc phục những việc chưa làm được. Tổ chức, bồi dưỡng tinh thần giúp đỡ bạn, 
qua các phong trào “Giúp bạn cùng tiến”, như thu gom giấy vụn, nuôi heo đất gây 
quỹ tặng bạn nghèo. Để các em thấy được trường học chính là ngôi nhà thứ hai của 
các em. 
 Luôn tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm 
cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Từ đó sẽ nâng cao 
được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Người thực hiện: Ngô Thị Minh - Trang 10 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nh.doc