Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 5A trường Tiểu học Trưng Vương

Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa - có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp.

Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm còn là một công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục cho những học sinh có đạo đức chưa cao, còn lơ là trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến.

Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn của những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là cơ sở quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “đức” lẫn “tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.

Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp là hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ của các em. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, những buổi lao động, những tiết sinh hoạt đội,… Những lúc như thế này thầy trò càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất

Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị trường học, mỗi cấp học.

doc 20 trang phandinh 08/05/2024 750
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 5A trường Tiểu học Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 5A trường Tiểu học Trưng Vương

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 5A trường Tiểu học Trưng Vương
 Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A
 trường tiểu học Trưng Vương.
I. Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài
 Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng cho 
đất nước những con người xã hội chủ nghĩa - có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm 
chất đạo đức, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. 
Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, giáo 
viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp.
 Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ 
chuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt 
cho xã hội. Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm còn là một 
công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ 
được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít 
khó khăn trong việc quản lý, giáo dục cho những học sinh có đạo đức chưa cao, 
còn lơ là trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến.
 Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn của 
những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực 
và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là cơ sở 
quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có 
những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “đức” lẫn “tài”. Như vậy nhiệm 
vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến 
việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.
 Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp là hình 
ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng vì rõ ràng giáo viên chủ 
nhiệm là người cha, người mẹ của các em. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, 
giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, 
những buổi lao động, những tiết sinh hoạt đội, Những lúc như thế này thầy trò 
càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em 
nhiều nhất
 Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế - xã hội trong giai 
đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn 
diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị 
trường học, mỗi cấp học.
 Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, là bậc học "nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát 
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ 
bản để học sinh tiếp tục học trung học cở sở.”(Luật Giáo dục)
 Ở Tiểu học giáo viên chủ nhiệm thường dạy hầu hết các môn học nên có rất 
nhiều thời gian trên lớp mình, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức dạy học, giáo dục 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm - Trường TH Trưng Vương 2 Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A
 trường tiểu học Trưng Vương.
a) Nhóm phương pháp lý luận
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích .
- Phương pháp thống kế .
c) Phương pháp thống kê toán học
II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lí luận 
 Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh lớp 5 đã có sự thay đổi rất lớn về đặc 
điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn 
sống của học sinh lớp còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò 
của giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học, không thể không cần có một người 
thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em.
 Nhiệm vụ giáo dục trẻ không chỉ là nhiệm vụ của thầy cô giáo mà còn là 
nhiệm vụ của cha mẹ học sinh, nhiệm vụ của người lớn và của toàn xã hội.
 Đội ngũ giáo viên trong nhà trường là lực lượng chủ yếu quan trọng nhất 
trong tập thể sư phạm, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, là người quyết định chất 
lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là người 
quản lý giáo dục trực tiếp học sinh một lớp, có vai trò đặc biệt quan trọng trong 
việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện 
cho học sinh người giáo viên chủ nhiệm ở cấpTiểu học phải là người toàn diện, là 
người mẫu mực, là tấm gương sáng để học sinh noi theo. 
 Ở trường, thầy cô giáo chủ nhiệm các em là những người có uy tín với các 
em nhất, là người mà các em luôn yêu quý, tin tưởng nhất, phục tùng nhất. Các em 
nghe lời thầy cô chủ nhiệm mình là trên hết. Thầy cô giáo chủ nhiệm có ảnh hưởng 
rất lớn đến mọi hoạt động và sự phát triển toàn diện của các em.
 Học sinh Tiểu học có thể tiếp nhận mọi điều được giáo dục từ thầy cô, gia 
đình và ngoài xã hội. Gia đình là nơi các em sinh ra và lớn lên từ nhỏ, thời gian các 
em sinh hoạt cùng gia đình chiếm nhiều hơn thời gian ở trường, mọi điều ở gia 
đình có ảnh hưởng, tác động lớn đối với các em. Vì vậy bố mẹ, các thành viên 
trong gia đình cần biết quan tâm, cần có phương pháp giáo dục phù hợp nhằm góp 
phần giáo dục các em.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm - Trường TH Trưng Vương 4 Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A
 trường tiểu học Trưng Vương.
sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của 
công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là những người 
luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi trong quá trình 
chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác chủ 
nhiệm lớp.
 Ngày đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong 
lớp là 21 em, trong đó nam 13 em, nữ 8 em. Ấn tượng không phai mờ là các em 
nhìn tôi rất chăm chú lắng nghe bao điều tôi dặn dò với lớp. Tôi tự hứa với lòng 
mình cố gắng thực hiện thật tốt công tác chủ nhiệm lớp để tác động tích cực đến 
nhận thức, suy nghĩ và tình cảm của các em để tập thể 5A trở thành một tập thể lớp 
Xuất sắc.
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn 
đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên 
phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. 
Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua 
phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy 
đủ 10 thông tin trong phiếu: 
 GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và Tên:..
 2. Là con thứtrong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 4: ....................................................................
 5. Môn học yêu thích:..................................................................................
 6. Môn học còn gặp khó khăn:....................................................................
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
 9. Sở thích:..................................................................................................
 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà................thôn................................................
 Số điện thoại của gia đình:......................................................................
 Sau khi điều tra phân loại từng đối tượng học sinh đầu năm. Tôi đã trực tiếp 
trao đổi với phụ huynh về từng đối tượng học sinh và đồng thời nhận được những 
thông tin từ phía phụ huynh, từ đó kịp thơi có những kế hoạch cụ thể để tập trung 
cho từng học sinh.
 * Đối với học sinh khó khăn văn hoá:
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm - Trường TH Trưng Vương 6 Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A
 trường tiểu học Trưng Vương.
huynh để bàn bạc và khuyên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho con em học 
tập.
 * Đối với những học sinh mồ côi.
 - Bản thân tôi luôn gần gũi, chia sẻ cùng các về sự thiếu thốn tình cảm của gia 
đình. Luôn động viên, giúp đỡ các em cả về tinh thần lẫn vật chất chính bằng tình 
cảm của người mẹ “Thứ hai” của các em để các em được yên tâm học tập.
 - Tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ vở, đồ dùng học tập quần áo cũ để các 
em có điều kiện học tập, trang phục phù hợp với các bạn trong lớp.
 Ngoài ra để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây dựng 
các tổ học nhóm, đôi bạn cùng tiến, học sinh giỏi kèm học sinh yếu, yêu cầu học 
sinh cần tập trung vào việc học tập của mình ở nhà.
 Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại 
khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học tập 
của các học sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm bớt đi 
sự căng thẳng.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp 
 Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp. Tổ chức lớp học, 
hướng dẫn học sinh học tập nội quy học sinh, thực hiện tốt kế hoạch công tác chủ 
nhiệm lớp và đạt các chỉ tiêu phấn đầu trong các năm học nhằm giáo dục toàn diện 
cho học sinh. Tìm hiểu nguyện vọng, đề nghị chính đáng của phụ huynh học sinh. 
Điều tra điều kiện học tập của học sinh. Từ đó có biện pháp kết hợp, hợp tác, tạo 
điều kiện nhằm tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện học tập, nguyện vọng, sở thích 
của học sinh, giáo viên có cơ sở, có điều kiện tốt để có định hướng, kế hoạch phân 
loại điều kiện học sinh và có phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp với từng 
học sinh có hiệu quả.
 Tâm lý giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh lớp mình phụ trách luôn 
ngoan, học giỏi, tập thể lớp luôn học tập tiến bộNhưng trên thực tế, trong một 
tập thể lớp chúng ta luôn gặp những học sinh cá biệt, luôn làm đau đầu các thầy cô 
phụ trách vì vậy. Khi tiếp nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm thường phải quan tâm 
xem lớp mình có bao nhiêu đối tượng học sinh để có biện pháp phù hợp. Chính vì 
lẽ đó, người giáo viên chủ nhiệm phải nâng cao khả năng sư phạm, óc sáng tạo, 
tăng cường khả năng tự nghiên cứu, học hỏi của giáo viên trong quá trình chủ 
nhiệm. Đồng thời thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết, không ngại khó khăn, gian khổ 
và sự gần gũi, thân thiện với các đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả việc 
chủ nhiệm lớp đối với giáo viên làm chủ nhiệm và nâng cao kết quả học tập, rèn 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm - Trường TH Trưng Vương 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tich_cuc_trong_cong_t.doc