Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp

- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.

- Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:

+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp .

+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.

+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp.

+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ.

+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.

+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè.

doc 10 trang phandinh 08/05/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp
 Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
đức theo những khuôn khổ , giáo huấn của nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị 
ép buộc ? Muốn làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan 
trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện.
 Tuy nhiên, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải là lúc nào chúng ta cũng thực 
hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện suốt cả năm học, như thế sẽ 
gây tâm lý nhàm chán, không hiệu qủa. Mỗi giáo viên cần có những biện pháp cụ thể riêng, 
những cách làm việc riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện pháp tích cực để tạo sự mới mẻ, 
ham thích đối với học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa 
ra.
II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu
 1. Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện tốt các mặt đạo đức theo tấm gương Hồ Chí Minh 
 .
 2. Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập, phong trào, ...
 3. Học sinh có tiến bộ trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức.
 4. Học sinh biết thương yêu, thân thiện với nhau.
 5. Thực hiện tốt “Nếp sống văn minh đô thị”. 
III/ Giới hạn đề tài : 
 Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 
B/ Phần nội dung 
I. Thực trạng và những mâu thuẫn :
 Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp, từ 
trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm và qua quá 
trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống 
những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học 
sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra.
 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục 
nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận 
thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát 
của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ 
nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. 
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên có thể là thiếu kinh 
nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên 
tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vần 
còn một số học sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao.
 - Gia đình học sinh chủ yếu làm nghề biển , làm rẫy hoặc đi làm thuê nên thường gặp khó 
khăn về kinh tế. Phụ huynh phải bươn chải với cuộc sống nên ít có thời gian quan tâm đến con 
em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường.
 Trang 2/ 10 Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ 
lên lớp .
 + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú 
và củng cố niềm tin ở các em.
 + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp.
 + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém 
tiến bộ.
 + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con 
em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
 + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước 
bạn bè.
e/ Đối với những học sinh có năng lực đặc biệt:
 - Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, 
thể dục thể thao, hội hoạ
 - Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đối tượng này.
 - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, 
những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá.
 Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động 
tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định 
vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.
3/Thực hiện tốt tiết sinh hoạt Chủ nhiệm
 Trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép 
nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết 
phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, 
khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên 
cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần 
học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, giáo viên 
nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp.
 Cũng trong tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn 
luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo 
viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời 
gian quy định, giáo viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa 
làm được so với kế hoạch , từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn.
 Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy: ĐOÀN 
KẾT TỐT – KỈ LUẬT TỐT. Học sinh đã đưa ra một số hoạt động như sau:
 - Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến.
 Trang 4/ 10 Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
quyết tâm của mình mà cậu đã vượt qua được khó khăn và trở thành một người tài giỏi. Nhưng 
chính lúc mà cậu thành công thì cũng là lúc mẹ cậu lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cậu vô cùng 
thương tiếc và đau buồn vì mình chưa đền đáp công ơn mẹ, chưa lo lắng chăm sóc cho mẹ một 
ngày nào. Và với cậu hình ảnh người mẹ luôn mãi mãi ở bên cậu.
 Qua câu chuyện giáo viên giáo dục học sinh về ý chí vươn lên, vượt khó trong cuộc sống. 
Học sinh còn được học về sự hiếu thảo, cách cư xử với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ.
6/ Sử dụng phiếu khen thưởng
 Tặng phiếu khen thưởng cho học sinh nửa tháng/ 1 lần về các mặt học tập, đạo đức, 
phong trào, thực hiện nội quy, rèn chữ- giữ vởđể tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối 
với học sinh.
 Tuy nhiên sử dụng phiếu khen thưởng không phải là suốt cả năm học chỉ sử dụng một số 
loại phiếu và cách khen thưởng, mục tiêu cần đạt như nhau. Mà giáo viên cần có sự thay đổi 
thường xuyên về nội dung phiếu, về tiêu chí cần đạt được , về cách khen thưởng đối với từng 
loại phiếu. Có như thế mới kích thích được sự hứng thú, tiến bộ ở học sinh..
 Ví dụ: Đối với phiếu khen tặng “ XẾP HÀNG TỐT” giáo viên thực hiện như sau:
 - 2 tuần đầu/ tháng 8: học sinh cần thực hiện tốt mục tiêu: xếp hàng nhanh chóng, ngay 
ngắn.
 - 2 tuần sau/ tháng 8: học sinh phải thực hiện tốt các nội dung:
 o Xếp hàng nhanh chóng, ngay ngắn.
 o Nghiêm túc trật tự khi chào cờ, không nói chuyện trong giờ sinh hoạt dưới cờ.
 o Tháng 09 học sinh phải thực hiện tốt các nội dung trên cùng với việc thực hiện tốt trật 
 tự An Toàn Giao Thông giờ ra về.
 Nếu sau đó giáo viên thấy học sinh đều đã thực hiện tốt vấn đề này rồi thì có thể không 
sử dụng loại phiếu này nữa mà thay bằng loại phiếu có nội dung khác mà học sinh lớp mình còn 
hạn chế.
 Ví dụ: Để đạt phiếu khen thưởng về học tập, học sinh phải thực hiện tốt các mục tiêu sau:
 - 2 tuần đầu/ tháng 8: làm bài và học bài đầy đủ.
 - 2 tuần sau/ tháng 8: làm bài và học bài đầy đủ đúng thời gian quy định
 - Tháng 09: làm bài và học bài đầy đủ đúng thời gian quy định, bài làm cẩn thận sạch sẽ, 
ít sai sót.
 - Tháng 10: ngoài những mục tiêu cần đạt như ở tháng 09 thì học sinh còn phải đạt yêu 
cầu về điểm bài thi > 9 điểm.
 Thời gian đầu của Học kỳ I, giáo viên theo dõi, dán phiếu khen thưởng cho học sinh 2 
tuần/ 1 lần, sau đó giáo viên phát cho học sinh dán. Để nhận được phần thưởng học sinh cần đạt 
trên 14 phiếu cho tổng hai đợt khen thưởng trong tháng đó.
 Trang 6/ 10 Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 Tặng thưởng
 Vì đi học chuyên cần Tặng thưởng
 Em rất chăm chỉ Vì biết giúp đỡ
 người khác
 Lòng tốt rất
 đáng qúy
 Tặng thưởng
 Tích cực, sáng tạo
 Em rất thông minh 
 Tặng thưởng
 Rèn chữ – Giữ vở tốt
 Em rất cẩn thận
 Ngoài ra giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt 
động phong trào, vui chơi của nhà trường trong các giờ sinh hoạt ngoài giờ . Qua đó các em 
được rèn luyện một số kĩ năng: hợp tác, tinh thần đồng đội, sức khỏe
7/ Tạo môi trường học tập thân thiện
 Hướng dẫn học sinh cùng thực hiện trang trí lớp học tích cực, thân thiện: học sinh sẽ 
trình bày các sản phẩm học tập của các em, ghi những bài học cần nhớ, sưu tầm tranh ảnh có liên 
quan đến các kiến thức được học. Qua đó các em được học hỏi những điều hay từ bạn mình.
 Bên cạnh đó, giáo viên còn tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, biết tự tìm hiểu 
cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em đọc sách báo, xem ti vi, nghe tin tức . 
Sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để cùng nhau hiểu biết về cuộc sống xung quanh. 
 Ngoài ra giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt 
động phong trào, vui chơi của nhà trường. Qua đó các em được rèn luyện một số kĩ năng: hợp 
tác, tinh thần đồng đội, sức khỏe
8/ Công tác phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội:
 Trang 8/ 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tich_cuc_trong_cong_t.doc