Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 1
Là người giáo viên, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Muốn các em trở thành những con ngoan trò giỏi thì người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm lớp là công tác rất quan trọng trong nhà trường. Vấn đề từ trước tới nay đã được rất nhiều giáo viên quan tâm bởi nó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Đặc biệt đối với bậc tiểu học thì công tác chủ nhiệm lớp 1 càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải quan tâm đến sự phát triển của các em về mọi mặt. Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp 1. Đó là vấn đề không đơn giản. Là giáo viên đã qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã có một số kinh nghiệm nhỏ như sau:
Học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng dễ vẽ nên một bức tranh đẹp, nhưng cũng dễ bị vấy bẩn. Chính vì thế, là một giáo viên dạy tiểu học công việc không đơn giản chút nào. Chúng ta không phải đơn thuần chỉ là dạy học, truyền đạt kiến thức từ sách vở đến học sinh mà chúng ta phải giáo dục, uốn nắn đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đạo đức đơn giản nhất, để từ đó giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Điều này quả là không dễ, bởi lẽ một lớp học với 14 học sinh là 14 tính cách, tâm lý, đạo đức khác nhau. Đặc biệt ở đây các em thuộc dân tộc Bru chiếm phần nhiều. Nên sự tiếp xúp của các em đối với môi trường mới còn gặp nhiều khó khăn. Đa số các em ngoan ngoãn, vâng lời, có em hiếu động, ngỗ nghịch, có em lại trầm tĩnh, ít biểu lộ cảm xúc, ... Thật khó để đưa các em vào một khuôn khổ nhất định. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có những cách giáo dục khác nhau phù hợp với từng đối tượng. Công tác chủ nhiệm lớp1 là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1 Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Lan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường tiểu học Kim Thủy Lệ Thủy, tháng 4 năm 2018 1.2. Điểm mới về đề tài: Phương pháp giáo dục học sinh hướng dẫn học sinh biết tự mình đánh giá mình; Học sinh đánh giá học sinh; Giáo viên đánh giá học sinh; Phụ huynh đánh giá học sinh. II. PHẦN NỘI DUNG: 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. Năm học 2017 - 2018 tôi được ban lãnh đạo nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1. Được sự quan tâm chỉ đạo và tiếp sức của ban lãnh đạo nhà trường, sự nhiệt tình của cha mẹ học sinh nên các em có đầy đủ cơ sở vật chất và tinh thần ngay từ khi bước và năm học mới. Vậy để thực hiện tốt việc nâng cao công tác chủ nhiệm lớp1 là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Học sinh lớp 1 là lứa tuổi mà chúng ta tưởng dễ dạy hóa ra lại khó vì đây là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn học tập chính thức của bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học; Đồng thời các em cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Môi trường tiếp xúp của các em là tiếng Bru, nhưng môi trường mới của các em là tiếng Kinh. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện theo những khuôn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái, không muốn tuân thủ. Từ đó, các em muốn thoát ra, muốn được tự do. Vậy phải làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn luyện đạo đức theo những khuôn khổ, giáo huấn của nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc? Muốn làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp1 là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện. Tuy nhiên, thực a/ Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua chính quyền của bản, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh. b/ Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: - Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. 5 em - Học sinh khó kăn về học tập. 3 em - Học sinh cá biệt về đạo đức. 0 em - Học sinh yếu. 4 em - Học sinh có những năng lực đặc biệt. 2 em 2/ Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng: a/ Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn : - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với chi hội phụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó như em Giao, em Trường. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh. b/ Đối với những khó khăn về học tập: Giáo viên chủ nhiệm cần dành tình cảm ưu ái hơn. Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học tập của các em. c/ Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo.Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. d/ Đối với học sinh học yếu: - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản. - Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: chưa làm được so với kế hoạch, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy: ĐOÀN KẾT TỐT – KỈ LUẬT TỐT. Học sinh đã đưa ra một số hoạt động như sau: - Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến. - Không gây gỗ, đánh nhau. - Không nói chuyện trong giờ học. - Thực hiện tốt các nội quy của trường. - Thân ái với mọi người. - Tự giữ trật tự khi không có cô. Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt lớp, giáo viên lồng ghép một số hoạt động giáo dục về quyền trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, rèn các kĩ năng sống , tìm hiểu về lịch sử, ... nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo. GV đưa ra một số nội quy lớp học : + Đi học đúng giờ. + Xếp hàng nhanh. + Chú ý nghe giảng. + Làm bài nhanh, cẩn thận. + Giúp đỡ mọi người. + Lễ phép, vâng lời. + Giữ trật tự, kỉ luật ngoài ra, trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên cũng lồng ghép giáo dục, rèn luyện học sinh một số hành vi đạo đức. 4/ Hướng học sinh đến những hoạt động đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ nhau. Ngay từ những ngày đầu năm học, giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau thì ban đầu trong mỗi ngày học, giáo viên dành ra một khoảng thời gian để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay, ... chia sẻ với cô và các bạn. Dần dần sau đó, giáo viên cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau. Qua những hoạt động đó tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau. Ngoài ra, giáo viên còn tạo cho học sinh biết đối xử thân thiện, hòa nhã với nhau, xưng hô lịch sự, biết dùng lời hay ý đẹp để nói với nhau. Ví dụ: Uốn nắn học sinh thay đổi cách xưng hô “mình – bạn”, “cậu – tớ”, xưng hô tên. 5/ Giáo dục qua các câu chuyện kể trong những giờ học đạo đức, tiết sinh hoạt lớp, ...giáo viên kể cho các học sinh nghe những câu chuyện về những tấm gương vượt khó học giỏi, con ngoan trò giỏi, những người bạn tốt nhằm giáo dục các em về cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. Ví dụ: Câu chuyện kể “Mẹ mãi mãi bên con” kể vể -Thời gian đầu của Học kỳ I, giáo viên theo dõi, dán phiếu khen thưởng cho học sinh 2 tuần/ 1 lần, sau đó giáo viên phát cho học sinh dán. Để nhận được phần thưởng học sinh cần đạt trên 14 phiếu cho tổng hai đợt khen thưởng trong tháng đó. - Sang Học kỳ II, giáo viên cho học sinh tự đánh giá các hoạt động của bản thân sau đó các thành viên trong tổ sẽ cho ý kiến. Giáo viên kết hợp với việc đánh giá của cô để phát khen thưởng cho học sinh. Để nhận được phần thưởng, giáo viên sẽ cho các tổ thảo luận, chọn ra các học sinh thực hiện tốt các mặt hoạt động, các học sinh có tiến bộ để khen thưởng. Cứ mỗi tháng, giáo viên sẽ tổng kết phát thưởng 1 lần. Phần thưởng là những câu chuyện về đạo đức, những tấm lòng hiếu thảo, những tấm gương vượt khó học giỏi , những quyển vở MỘT SỐ LOẠI GIẤY KHEN THƯỞNG . Vì xếp hàng tốt rất nhanh nhẹn. Vì tích cực phát biểu xây dựng bài. Vì biết giữ gìn vệ sinh Em thật sạch sẽ Tặng thưởng. Vì tích cực tham gia các phong trào. Em rất cố gắng Khen tặng Vì chăm chỉ học tập, rất nhanh nhẹn. Tặng thưởng Vì biết giúp đỡ người khác em rất đáng quý. Ngoài ra giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động phong trào, vui chơi của nhà trường trong các giờ sinh hoạt ngoài giờ . Qua đó các em được rèn luyện một số kĩ năng: hợp tác, tinh thần đồng đội, sức khỏe 7/ Tạo môi trường học tập thân thiện Hướng dẫn học sinh cùng thực hiện trang trí lớp học tích cực, thân thiện: học sinh sẽ trình bày các sản phẩm học tập của các em, ghi những bài học cần nhớ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các kiến thức được học. Qua đó các em được học hỏi những điều hay từ bạn mình. Bên cạnh đó, giáo viên còn tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, biết tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em đọc sách báo, xem ti vi, nghe tin tức . Sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để cùng nhau hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Ngoài ra giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động phong trào, vui chơi của nhà trường. Qua đó các em được rèn luyện một số kĩ năng: hợp tác, tinh thần đồng đội, sức khỏe 8/ Công tác phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội: Đối với phụ huynh: Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận động, động viên phụ huynh cùng với phụ huynh bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con học tốt, giáo dục đạo đức ở gia đình, thì Tặng thưởng vì đi học chuyên cần. Em rất chăm chỉ Tặng thưởng ý thức " Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" tốt. Em rất cẩn thận Tặng thưởng Tích cực, sáng tạo. Em rất
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tich_cuc_trong_cong_t.doc