Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 9 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

doc 23 trang phandinh 08/05/2024 900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm
 lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của 
học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn giũa ngay từ 
lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
 Công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức quan trọng và cần 
thiết mà ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế 
hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả 
về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức. Nhận thức được tầm quan 
trọng của công tác chủ nhiệm tôi đó mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện 
pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm ”. Mong được chia sẻ và nhận được 
những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo.
II.ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN: 
 Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra các biện pháp cụ thể giúp giáo viên 
thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp với 3 nội dung cơ bản sau đây:
 1. Xây dựng nề nếp lớp học.
 2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
 3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Với mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình vào sự nghiệp 
đào tạo những chủ nhân tương lai, nâng cao chất lượng dạy học và công tác 
chủ nhiệm ở trường tiểu học mà tôi đang giảng dạy nói riêng và trên địa 
bàn huyện nói chung, cụ thể hoá định hướng đổi mới phương pháp dạy học 
ở Nhà trường tiểu học theo mô hình trường học mới. Đồng thời qua đó để 
đúc rút những kinh nghiệm thiết thực cho bản thân trong công tác giảng 
dạy và chủ nhiệm sau này.
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Sáng kiến chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp xây dựng công tác 
chủ nhiệm lớp 2 ở trường tiểu học mà tôi đang công tác.
 - 2 - tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải 
là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao 
cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm 
huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành 
nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối 
sốngcủa học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những 
năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, 
tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ 
nhiệm lớp. 
 II- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã mạnh vận dụng các biện 
pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp như sau: 
 1) Xây dựng nề nếp lớp học: 
 a) Nắm thông tin về học sinh
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của 
mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì 
trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin 
cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực 
hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em 
một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin 
trong phiếu: 
 GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và Tên:..
 2. Là con thứtrong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 1: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình)........................
 5. Môn học yêu thích:..................................................................................
 - 4 - những phụ huynh học sinh không có khả năng tham gia cuộc họp để tất cả 
các phụ huynh đều có cơ hội thảo luận về Hội đồng tự quản học sinh sẽ 
được thành lập. Trong cuộc họp tôi đã giải thích cho phụ huynh biết rằng 
cách tốt nhất để học sinh học về quyền và trách nhiệm của các em là tổ 
chức cho các em sống một các dân chủ và chịu trách nhiệm một cách thực 
sự. Tôi cũng cho phụ huynh biết là những nghiên cứu gần đây cho thấy quá 
trình học tập hợp tác đã tác động tích cực đến sự phát triển về tình cảm, xã 
hội của học sinh cũng như thành tích học tập của các em. Từ những việc 
làm trên tôi đã lấy được ý kiến tư vấn của học sinh và giáo viên, phụ 
huynh học sinh.
 - Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng tự quản.: Tôi đã tạo cơ hội cho 
học sinh tham gia ý kiến về kế hoạch này, ví dụ như Chủ tịch hội đồng tự 
quản phải là người có năng lực lãnh đạo, gương mẫu trong các hoạt động, 
phải là người học giỏiHội đồng tự quản gồm có: 1 chủ tịch hội đồng tự 
quản, 2 phó chủ tịch hội đồng tự quản.
 - Đăng kí danh sách ứng cử, đề cử : Tôi đã cho các học sinh tự xung 
phong đăng kí danh sách ứng cử, để cử. Sau đó ứng cử viên trình bày đề 
xuất hội đồng (Ví dụ như tôi tên là., tôi xin được ứng cử làm chủ tịch 
hội đồng tự quản của lớp, nếu được các bạn đồng ý tôi sẽ đưa phong trào 
của lớp ngày càng đi lên).
 - Học sinh và giáo viên cùng tổ chức bầu cử, Chủ tịch và hai Phó chủ 
tịch đã được bầu. Ai có số phiếu cao thì người đó là Chủ tịch hội đồng tự 
quản.
 Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của 
mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, Các được bầu chọn cũng cảm 
thấy “oai”, thấy tự hào.
 c) Giúp hội đồng tự quản, các thành viên trong ban nắm được chức 
năng nhiệm vụ của mình.
 - 6 - nhanh để tìm từ đồng nghĩa, cùng nghĩa hoặc từ đồng âm hoặc có thể chơi 
các trò chơi khác do các em sáng tạo hay nhờ sự tư vấn của phụ huynh. Tôi 
luôn hướng dẫn và động viên các em trong ban văn nghệ vào những lúc 
rãnh rổi đến phòng Tin học của trường để cùng nhau lên mạng tìm kiếm 
những bài hát, những trò chơi tập thể như: cái trống, đếm sao, cá bơi, giành 
ghế số 1, tôi là vua, tôi bảo..vừa phù hợp với chủ điểm vừa tạo không khí 
vui vẻ, vừa tạo hứng thú cho HS trước khi vào tiết học, cũng như giải tỏa 
sự căng thẳng mệt mỏi của các em sau mỗi tiết học.
* Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng lên 
nhận tài liệu và đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ, bài tập ứng dụng của các 
bạn, báo cáo với cô giáo vào đầu giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học 
tập của mình phải quan sát bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét đánh 
giá tình hình học tập của lớp. Ngoài ra, tùy từng bài mà đặc biệt là ở hoạt 
động làm việc cả lớp, giáo viên có thể để ban học tập thay cô giáo kiểm tra 
lại kiến thức mà các nhóm vừa thảo luận xong. Muốn làm được tốt công 
việc đó, cuối mỗi buổi học, tôi thường mời ban học tập ở lại để giao nhiệm 
vụ trước cho các em.
*Ban lao động: Có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Đầu mỗi 
buổi học phải phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm 
nào chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải 
kiểm tra lại xem nhóm nào thực hiện vệ sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở 
các bạn thực hiện tốt.
* Ban thể dục: Có nhiệm vụ theo dõi phần tập thể dục giữa giờ và các tiết 
học thể dục xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt.
* Ban sức khỏe: Theo dõi về sức khỏe nếu trong lớp bạn nào có vấn đề về 
sức khỏe thì đưa bạn đến phòng y tế của trường hoặc đi báo với cô y tế.
* Ban thư viện: Ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện và sắp 
xếp thư viện gọn gàng ngăn nắp.
 - 8 - “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, 
an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến 
trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có 
“học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực 
thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất 
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi 
tiến hành từng bước như sau: 
 a)Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
 Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và 
được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi 
hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: 
 - Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cho cây trường sinh vào những 
chiếc chai nhựa do các em mang đến (các chai đã được các em vẽ và trang 
trí đẹp) đổ nước vào rồi treo trên vách tường.Cây trường sinh chỉ sống bằng 
nước và rất ưa rợp, lại không có lá úa, rụng nên rất sạch. Chỉ cần đổ nước 
thường xuyên là cây sống.Một số phụ huynh khi đến thăm lớp thấy vậy liền 
tặng thêm cho lớp mấy chậu cây cảnh thế là lớp tôi có cả một góc thiên 
nhiên tươi đẹp.
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. 
Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng nhóm: mỗi nhóm phải sưu 
tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn 5 bài vẽ đẹp nhất cùng 
với các sản phẩm thủ công của các em để trưng bày. Tranh, ảnh các em sưu 
tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học (Đạo đức,Tự nhiên và 
xã hội) và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong suốt. Sau đó đóng lên 
vách tường xung quanh lớp.
 -. Ngoài ra, tôi cùng với học sinh đề ra 10 nội quy đối với học sinh của 
một lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
 - 10 - khắc phục. Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi 
phạm nội qui của nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần.
 - Số học sinh của lớp, tôi chia thành 5 nhóm ứng với 5 buổi học trong 
tuần, mỗi nhóm có một nhóm trưởng. Ban lao động phân công theo dõi các 
nhóm làm trực nhật hàng ngày. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, 
điều khiển các bạn trong nhóm làm trực nhật. Nhưng một tuần đầu, tôi phải 
đi sớm để hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp như: quét lớp từ trong ra 
ngoài, từ trên cửa sổ, trên bục giảng xuống dưới; cách cầm chổi và đưa 
chổi sao cho nhanh sạch nhưng không bụi; cách trải khăn bàn, cách lau 
bảng, cách sắp xếp bàn ghế,... Cứ sau mỗi giờ ra chơi, tổ trực phải đổ rác 
rồi cất sọt rác vào lớp đúng nơi quy định. Sang tuần thứ hai, tôi mới giao 
cho Ban lao động kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Nhóm nào không 
làm tốt, Ban lao động có quyền phạt nhóm đó làm trực nhật thêm một ngày. 
Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo 
dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học. Sau một 
tháng đầu lớp tôi sạch sẽ hẳn lên.
 - Đối với bồn hoa của lớp, mỗi nhóm sẽ cùng cô giáo chăm sóc một 
tuần. Tôi hướng dẫn các em cách nhổ cỏ,tưới nước cho cây. Các em còn 
được quan sát,xem cô giáo cắt tỉa cây (Bồn hoa lớp tôi được cắt tỉa thành 
hình hai ngôi sao rất đẹp). 
 b) Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp
 * Xây dựng mối quan hệ thầy- trò:
 Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn- ban ơn; bề trên- kẻ 
dưới; giảng giải- ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ 
phân công- hợp tác. Thầy thiết kế- trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc- 
trò làm theo mẫu của thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “lệnh” (một lời 
giao việc). Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải thi hành thật 
nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu 
chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, 
 - 12 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tich_cuc_trong_cong_t.doc