Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 1A trường Tiểu học Hướng Phùng - Hướng Hóa - Quảng Trị

Trường học nơi đào tạo thế hệ trẻ thành con người có trình độ văn hoá và cũng là nơi có trách nhiệm luyện cho các em có ý thức học tập,từ đó các em thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.

Tiếp tục phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.Đánh giá học sinh theo thông tư 30 vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi phải đánh giá đúng và thực chất năng lực của từng học sinh,làm tốt công tác chủ nhiệm.

Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp mình, khéo léo tạo mối quan hệ với phụ huynh, đề ra những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất.Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt) để động viên, nhắc nhở kịp thời các em.

Con trẻ là cái mầm, cái búp của cả dân tộc.Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập.

(Trích “Trẻ em Việt Nam”- Hồ Chí Minh 1942 ).

Chính vì lý do đó, ở bất kỳ giai đoạn cách nào, Đảng và Nhà nước ta đều giành sự quan tâm đặc biệt chu đáo cho trẻ thơ.

Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Hơn ai hết, người Giáo viên chủ nhiệm nói riêng, và nhà giáo nói chung phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Làm sao cho học sinh yêu thích học tập và hăng hái tham gia các hoạt động tập thể; làm cho các em cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của các em thực sự là một ngày vui.

doc 15 trang phandinh 02/06/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 1A trường Tiểu học Hướng Phùng - Hướng Hóa - Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 1A trường Tiểu học Hướng Phùng - Hướng Hóa - Quảng Trị

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 1A trường Tiểu học Hướng Phùng - Hướng Hóa - Quảng Trị
 SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”
 “Một số biện pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp"
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Bậc Tiểu học công tác chủ nhiệm lớp quan trọng hơn bao giờ hết.Các em 
cần được hình thành từng bước trong mọi hoạt động ở lớp, từ nề nếp học tập, ý 
thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã 
hội.... Hơn nữa đối tượng lớp 1 các em bắt đầu hình thành những phẩm chất đạo 
đức.Chính vì vậy, muốn cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh 
hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên 
phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa Nhà 
trường. 
 Công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh :
 Có hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi đạo dức và pháp luật phù hợp 
với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà 
trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo 
chuẩn mực đạo đức đó. 
 Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và 
những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện 
các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ cụ thể của cuộc 
sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện .
 Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con 
người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái 
xấu. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Một số biện pháp rèn nề nếp,đạo đức cho học sinh lớp 1, nhắm làm tốt 
công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng – hiệu quả giáo dục.
 4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Công tác chủ nhiêm tại lớp 1A trường Tiểu học Hướng Phùng-Hướng 
Hóa –Quảng Trị.
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định cho mình những 
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
 Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
 Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên ở lớp 1A trường 
Tiểu học Hướng Phùng
 Đề xuất các biện pháp chỉ đạo công tác trên để làm tốt công tác chủ nhiệm 
lớp.
 6.Phương pháp nghiên cứu:
 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu gương, 
hỏi đáp,trò chuyện ... 
 Các phương pháp hỗ trợ: toán, thống kê ...
 Người thực hiện: Hồ Thị Huyền 2 Trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”
 III.PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ Sở lý luận
 1.1 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1 .
 Học sinh lớp 1 còn rất non nớt,hiếu động,các em rất ham hiểu biết, thích 
bắt chước và đặc biệt thích được thể hiện và được khen nhiều. Chuyển từ mẫu 
giáo lên học lớp 1, các em cũng có những ý thức nhất định .
 1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân 
 cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh.
 Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức 
của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của trường phổ thông. Giáo 
dục đạo đức phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với 
trẻ. Bởi lẽ : Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ cái mới, thích chinh phục những cái 
lạ. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất. 
Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó 
ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại 
sẽ là khó khăn gấp bội. 
 Với hào hứng được tiếp thu cái mới lạ trong hoạt động học tập giúp các 
em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ở dạng hành vi cụ thể 
không quá khó khăn, từ đó làm nảy nở những tình cảm, thói quen đạo đức và 
những tư duy của các em. Và nếu chúng ta không quan tâm giáo dục ở thời điểm 
này thì đó là điều sai lầm mà chính chúng ta là người đầu tiên phải gánh chịu 
hậu quả đó . 
 2. Thực trạng ngiên cứu: 
 2.1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.
 Năm học 2015 – 2016, lớp 1A do tôi chủ nhiệm, ở thời điểm đầu năm học 
 do sự điều động của nhà trường nên tôi chưa nắm bắt hết tình hình của lớp. 
 Đến tháng 12/2015 tôi được nhận lớp và đã bắt đầu nắm tình hình lớp có những 
 thuận lợp và khó khăn nhất định.
 2.1.1 Thuận lợi:
 Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho công tác giảng dạy thuận lợi: 
 phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, cơ sở vật chất khá đầy đủ.
 Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Phòng GD&ĐT và Ban giám hiệu 
 Nhà trường.
 Được sự hợp tác hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh, của các tổ chức Đoàn 
 thể trong và ngoài nhà trường
 Đa số học sinh đều ở gần trường, nên thuận tiện trong việc liên lạc và trao 
 đổi cùng phụ huynh học sinh.Học sinh có đủ sách vở và đồ dùng học tập.
 Lớp được nhà trường và phụ huynh đầu tư cơ sở vật chất để học bán trú 2 
 buổi/ ngày.
 2.1.2 Khó khăn:
 Năm học áp dụng đổi mới chương trình Tiếng Việt- CNGD kiến thức 
 nặng và khó với các em,đổi mới sách giáo khoa nên khó cho việc giúp đỡ các 
 em học bài ở nhà của phụ huynh.
 Người thực hiện: Hồ Thị Huyền 4 Trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”
cũng giao việc về nhà: đọc lại phần bài vừa học, sau đó các em sẽ phải chuẩn bị 
sách vở (cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh). Hàng ngày các em đều qua 
sự kiểm tra của Cán sự lớp trong 15 phút sinh hoạt đầu buổi về việc chuẩn bị 
sách vở đồ dùng học tập, từ đó giáo viên chủ nhiệm nắm được cụ thể từng ngày 
thực hiện của các em. 
 Yêu cầu kết hợp giữa giáo viên ở lớp và phụ huynh ở nhà trong việc 
hướng
dẫn các em chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi học hôm sau.
 Việc học sinh ôn lại bài học ở nhà và chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng 
học tập, rất cần thiết cho việc xây dựng nề nếp học tập của các em. Việc này cần 
trở thành một thói quen, một phần không thể thiếu của ngày đi học. Có như vậy 
mới phát huy tác dụng trong việc rèn các em vào nề nếp trong học tập. Công tác 
này giáo viên cũng cần kiểm tra thường xuyên (thông qua các Cán sự lớp) để 
các em ý thức được việc học tập của mình. 
 Thường xuyên cập nhật nhật kí chủ nhiệm trên hệ thống thông tin để nhà 
trường kịp thời theo dõi,xin ý kiến chỉ đạo trong công tác.
 Đồng thời tôi cũng luôn rèn luyện tác phong giờ nào việc ấy tạo ấn tượng 
tốt cho học sinh; luôn trau dồi kiến thức, xây dựng các giờ học mẫu mực, vui vẻ 
nhẹ nhàng mà hiệu quả giúp học sinh thêm hứng thú trong học tập "học mà 
chơi,chơi mà học", Do vậy người giáo viên phải thực hiện đổi mới phương pháp 
giảng dạy, nghiên cứu tích cực vận dụng các kỹ thuật dạy học mới đã được tiếp 
thu trong dịp bồi dưỡng chuyên môn, gây hứng thú học tập cho học sinh để việc 
học tập trở thành niềm vui, tạo không khí học tập phấn khởi hăng say cho học 
sinh. 
 3.2. Tổ chức xây dựng các nề nếp cho học sinh.
 Ngay từ đầu tôi đã hướng dẫn thật tỉ mỉ để các em thực hiện tốt các nề nếp 
mà Nhà trường đã qui định như: cách chào hỏi, xếp hàng ra vào lớp; thói quen 
sinh hoạt 15 phút đầu mỗi buổi học. Tôi không phó mặc sự quản lí lớp cho 
đội ngũ Cán sự lớp mà đã cùng các em (ở những tuần đầu) đôn đốc, nắm bắt tình 
hình để kịp thời hình thành thói quen, nề nếp cho lớp.
 Để dạy một tiết học đủ thời gian (40 phút đối với môn Toán, Tiếng Việt 
và 30-35 phút đối với các môn học khác theo chỉ đạo của Nhà trường) thật 
khoa học, hiệu quả tôi đã đưa các em vào nề nếp, yêu cầu các em làm theo hiệu 
lệnh của mình.
 Ví dụ: + Tôi qui định các kí hiệu khi sử dụng đồ dùng học tập: B: bảng; V: 
vở; S: sách; G: Ghép bảng cài và tín hiệu giơ bảng con, đọc bài cá nhân, tổ, cả 
lớp .v.v...
 + Trong giờ Học vần, khi đánh vần, đọc trơn tôi chỉ từng chữ ghi âm hay 
cả tiếng - từ. Khi yêu cầu học sinh phân tích tiếng, tôi đặt ngang thước dưới 
tiếng, từ cần phân tích. Học sinh thực hành nối tiếp theo dãy, theo nhóm, cả 
lớp...
 Trong tiết học, khi cần phát biểu, tôi hướng dẫn học sinh cách giơ tay phát 
biểu như: chống khuỷu tay trái xuống bàn, giơ thẳng, bàn tay khép lại. Không 
nói leo, gây ồn ào trong giờ học.
 Người thực hiện: Hồ Thị Huyền 6 Trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN:”Một số biệp pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”
hoạt lớp. Nếu nhiều lần không sửa chữa, giáo viên trao đổi với phụ huynh biết 
để kịp thời đôn đốc các em thực hiện tốt các nề nếp học tập.
 3.4. Phụ huynh học sinh:
 Kết hợp với phụ huynh học sinh:Tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng 
phối hợp rèn nề nếp cho con em họ, như: 
 Hằng ngày, kiểm tra sách vở của các em.
 Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao.
 Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu.
 Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
 Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, tránh tình trạng vừa học vừa chơi.
 Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của 
con qua điện thoại.
 Cùng với chi hội trưởng tới nhà học sinh động viên những em còn nghỉ 
học nhiều để các em đến lớp.
 3.5. Nêu gương, khích lệ và khen thưởng:
 Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được 
động viên, nên tôi đã lập bảng chấm thi đua theo tổ, mỗi tháng tổ nào có thành 
tích tốt có nhiều lời khen sẽ được tặng thưởng 1 bông hoa và học sinh sẽ tự tay 
gắn bông hoa lên phần của tổ mình:
 Chấm hàng tuần sơ đồ các em học tập tốt được thưởng hoa điểm tốt thì sẽ 
gắn vào nơi có tên mình bằng sơ đồ.
 Những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ tôi cũng kịp thời động viên, khen 
ngợi trước lớp để các em phấn khởi và tiếp tục phấn đấu vươn lên. Bên cạnh đó 
tôi còn quan tâm đến từng học sinh nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt và 
những em chậm tiến để động viên các em cố gắng bắt nhịp với cả lớp . . .
 Trong từng tiết học, từng công việc cụ thể các em đều được rèn tính ngăn 
nắp, tính khoa học, nhanh nhẹn, khẩn trương để các em chủ động trong việc tiếp 
thu kiến thức mới.
 Nêu gương những bạn học tốt,biết quan tâm giúp đỡ bạn như Bạn Bảo 
Ngọc,Bạn Hiền Linh...trong các buổi sinh hoạt
 4. Kết quả đạt được:
 Qua một thời gian vận dụng các biện pháp nêu trên,tôi thấy lớp tôi có 
chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập. Trong giờ học sự kết 
hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng,không khí học tập sôi nổi.Các em rất 
hứng thú say mê trong học tập.Các em không còn đi học muộn, không còn quên 
đồ dùng học tập.Như vậy rõ ràng việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp làm cho 
các em luôn có thói quen chuẩn bị tốt.
 * Kết quả về hạnh kiểm: Đạt: tỷ lệ 100% 
 Lớp có 7 em tham gia thi giải Toán qua mạng cấp trường và cấp huyện 
đạt kết quả khá cao.Một em được nhà trường tặng thưởng.
 Các em đã đi vào nề nếp,tự học,tự ăn ,tự ngủ nghỉ.
 So với cuối học kì I các em đã có sự tiến bộ hẳn cả về học tập và nề nếp
 Nhiều lần nhận được cờ thi đua của Liên Đội,và được gắn biển tên trên 
con đường lớp nhi đồng vinh dự mang tên.
 Người thực hiện: Hồ Thị Huyền 8 Trường Tiểu học Hướng Phùng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_lam_tot_cong_tac.doc