Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Khối Lớp 1
“Chỉ yêu thương trẻ nhỏ là không đủ đối với người giáo viên. Người giáo viên đầu tiên phải yêu và thấu hiểu vạn vật, phải chuẩn bị cho bản thân, và thực sự nỗ lực vì điều đó”. (- Maria Montessori)
Thật vậy, dạy học không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà còn là đem đến những kinh nghiệm ứng xử trong đời sống tới thế hệ học sinh, nhất là đối với học sinh lớp Một là lớp nền tảng, đầu cấp, vì vậy để giúp các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập là điều không dễ dàng, bởi vì các em như một tờ giấy trắng, ý thức chưa được hoàn thành. Cho nên vai trò của người giáo viên chủ nhiệm cũng rất quan trọng, vì là người trực tiếp gần gũi nhất dạy dỗ, dỗ dành và dìu dắt các em. Nếu người giáo viên chủ nhiệm lơ là thiếu quan tâm, thiếu kinh nghiệm thì chất lượng và các hoạt động khác của các em có thể bị lệch hướng. Trong quãng đường cắp sách tới trường của các em chắc chắn sẽ nhớ nhất là cô giáo lớp Một, cô còn cột tóc, cài cúc áo, chỉnh lại trang phục, còn bày cách vỗ tay, xếp hàng, còn dỗ dành khi các em khóc đòi bố mẹ, ... Thay cha mẹ uốn nắn tính nết bướng bỉnh,... đem lại những điều ý nghĩa nhất, tốt đẹp nhất cho các em.
Không chỉ dừng lại ở sự quan tâm những điều nhỏ nhặt nhất của các em mà giáo viên chủ nhiệm còn cần phải chú ý tới những điều quan trọng nhất, bởi vì, công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học cũng như việc hình thành nhân cách đạo đức, phẩm chất, thái độ cho học sinh. Và đương nhiên, đi đôi với sự phát triển của xã hội thì ắt hẳn người giáo viên chủ nhiệm cũng mang trọng trách lớn hơn, bởi sự diễn biến của xã hội cũng vì đó mà trở nên ngày một phức tạp, bởi rất nhiều luồng văn hóa xấu đang đe dọa làm tổn thương những mầm non của đất nước, bởi cuộc sống mưu sinh khiến cho các bậc cha mẹ gần như giao phó con cái cho nhà trường, thầy cô giáo…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Khối Lớp 1
bản cho học sinh, đồng thời đưa ra một số giải pháp, biện pháp, cách làm mới nhằm trao đổi, góp phần hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp 1. * Nhiệm vụ: Nắm vững tình hình chung của lớp cũng như tình hình cụ thể của từng em để từ đó xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học, cách thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm riêng của lớp. Nghiên cứu trên cơ sở lí luận và thực tiễn, một cách khoa học và nghiêm túc, để có thể đề ra những biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm bậc Tiểu học. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp, biện pháp được thực nghiệm trên học sinh các lớp: 1A năm học 2022-2023; công tác giáo viên chủ nhệm của khối lớp Một tại trường Tiểu học 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài của tôi chỉ hướng vào những tồn tại và giải pháp, biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm nâng cao hiệu quả, hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp 1. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu Điều tra thống kê. Phân tích, tổng hợp Tổng kết kinh nghiệm cũng luôn thừa bao dung và tin tưởng, để các em sửa chữa và vững vàng hơn mỗi ngày. Thật không quá khi nói rằng, giáo viên chủ nhiệm là người một lúc đóng thật nhiều vai: người thầy, người mẹ, nhà tâm lý học, Nhưng để làm được những điều ấy một cách hoàn thiện, chỉn chu nhất là không hề dễ, bản thân người giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng về sự mẫu mực, đạo đức, tác phong nghiêm cẩn, gần gũi hòa đồng. Người giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững và không ngừng trau dồi học hỏi, có năng khiếu sư phạm, có kỹ năng tâm lý học và giao tiếp với học trò. Mỗi cá nhân hoàn thiện sẽ giúp cả tập thể đi lên, và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm, là quản lí, định hướng và giúp đỡ các em trong quá trình hoàn thiện ấy. 2. Thực trạng a. Thuận lợi Các cấp chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của xã nhà. Cơ sở vật chất đáp ứng đủ cho mỗi lớp một phòng học. Đội ngũ cán bộ giáo viên đa số là trẻ khỏe, giàu tâm huyết với nghề. Công nghệ thông tin phát triển, nhiều gia đình đã có mạng lưới wifi, internet nên sự liên lạc giữa gia đình - nhà trường – giáo viên chủ nhiệm thuận tiện hơn. b. Khó khăn Kinh tế của một số gia đình học sinh còn nhiều khó khăn. Bố mẹ các em phải trật vật lo “Cơm áo gạo tiền”, lam lũ, “Làm thuê cuốc mướn” vì lo cho cuộc sống nên việc chăm lo cho con cái con chưa sát sao. Học sinh đồng bào dân tộc nhiều em vào lớp Một nhưng vẫn còn chưa qua mẫu giáo. Những năm gần đây giá cả thị trường tuột dốc , cây tiêu chết , giá tiêu, giá cà hạ xuống rất thấp, bố mẹ của các em phải dời xa gia đình đi khắp tứ phương để kiếm kế sinh nhai, các em nhỏ phải nhờ vả sự cưu mang bao bọc của ông bà là chủ yếu, chính vì thế các em còn thiếu về mặt tình cảm cha mẹ nên cũng thiếu sự hỗ trợ, nuôi dạy của bố mẹ. Người giáo viên chủ nhiệm cần yêu thương, gần gũi với các em hơn để bù đắp thêm tình cảm khi các em còn thiếu thốn. Hầu hết về vấn đề đi lại các em đang gặp nhiều khó khăn, không ít học sinh nhà còn xa trường, đường đất lầy, bụi, gồ ghề, khi các em đến trường thì quần áo đã bị bám bẩn. Đời sống của anh chị em giáo viên còn nhiều khó nhọc. Đa số là giáo viên trẻ mới lập gia đình, con còn nhỏ kinh tế còn thiếu thốn, có giáo viên vợ chồng cách xa nhau, một mình nuôi con nhỏ nên vất vả nhiều. Ngoài công việc dạy, anh chị em phải lo lắng nhiều vấn đề về cuộc sống nên khi đến trường việc giảng dạy có chất lượng còn hạn chế. Lớp Một là lớp đầu cấp Tiểu học, các em còn non nớt, còn bỡ ngỡ với việc chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học, chưa quen với các yêu cầu và quy tắc của trường, lớp. Một số em lần đầu đến trường còn sợ sệt, khóc nhè. Các em chưa phát triển đầy đủ về tư duy tình cảm và nhận thức, còn hạn chế về hiểu biết và vốn sống. Xuất thân từ nhiều gia đình với hoàn cảnh khác nhau, nên nền tảng nhận thức và nếp sống của các em cũng khác nhau. Là lần đầu làm quen với môi dành cho mình, làm thế nào để các em có thể phát triển hoàn thiện những kỹ năng cần thiết cho các lớp học sau, và cho cả tương lai phía trước. Qua nhiều năm làm Giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức, phẩm chất, vừa là người thầy, vừa là người mẹ, vừa là người chỉ đường dẫn lỗi, vừa là người động viên khích lệ các em. Luôn nỗ lực để giúp các em tiến bộ, tốt lên mỗi ngày, đưa nề nếp lớp học và chất lượng giáo dục đi lên một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, tôi đã phải nghiên cứu và áp dụng đồng thời rất nhiều giải pháp, biện pháp, có thể kể đến như sau: 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp *Giải pháp 1: Thu thập và xử lí thông tin: Người giáo viên chủ nhiệm muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra được các biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả thì trước hết phải hiểu rõ và nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Vì vậy, năm học 2022-2023 ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi đã thực hiện ngay công tác tìm hiểu về xuất thân, gia đình để kịp thời hiểu được phần nào hoàn cảnh cũng như cuộc sống của các học sinh trong lớp. Vì vậy tôi đã lập ra bảng thông tin học sinh như sau: BẢNG THÔNG TIN HỌC SINH Lớp:................. Năm học:...................... 1.Họ tên học sinh :.............................................................2.Năm sinh:...................... 3.Giới tính:.................................................4.Dân tộc: ................................................ 5.Nơi sinh.................................................................................................................... 6.Quê quán................................................................................................................... 7.Khuyết tật................................................................................................................. 8.Họ và tên cha............................................................................................................ Số điện thoại................................................................................................................ 9.Nghề nghiệp.............................................................................................................. 10.Họ và tên mẹ........................................................................................................... Số điện thoại................................................................................................................ 10.Nghề nghiệp........................................................................................................... 11.Là con thứ mấy trong gia đình?............................................................................. 12.Sống chung với ai?................................................................................................. 13.Hoàn cảnh gia đình: (khá giả, khó khăn, cận nghèo, hộ nghèo,...)........................ 14.Năng khiếu, sở thích của em là gì?........................................................................ 17.Góc học tập ở nhà của em có không?.................................................................... 18.Những điều em yêu thích?..................................................................................... 19.Những điều em lo sợ?............................................................................................ cảm thấy bản thân có thể làm tốt vai trò của ban cán sự lớp. Ban cán sự cũng có thể thay đổi theo kì để các em có cơ hội được thể hiện. Tôi đã cho học sinh tự nêu ra những điều cần thực hiện khi đến lớp và từ đó cô và trò đã xây dựng được nội quy lớp học như : đi học đúng giờ, đoàn kết với bạn bè, lễ phép với thầy cô giáo, không vứt rác bừa bãi, hăng hái phát biểu, không ăn quà vặt, không nói chuyện riêng, bảo vệ của công,... Các em học sinh lớp Một chưa tự mình ghi chép lại các nội quy vào vở được, vậy nên tôi cố gắng phổ biến lại sao cho đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu nhất để các em có thể ghi nhớ được những điều cần làm. Bên cạnh đó, tôi in những nội quy của lớp, trường ra giấy và phát cho mỗi em một bản đem về nhà, để gia đình có thể phối hợp với giáo viên trong việc nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện nề nếp, nội quy nghiêm túc. Với cách làm này đã mang đến kết quả nhất định. Nề nếp trường, lớp, phong trào thi đua của lớp Sao nhi đồng, ý thức tự quản của lớp tiến triển rõ rệt. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ nên tôi đã mạnh dạn đưa thêm những giải pháp tiếp theo nhằm đưa đến những hiệu quả cao hơn, tích cực hơn. *Giải pháp 2: Xây dựng, thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp. a. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp Sau khi kiện toàn được tổ chức lớp, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch chủ nhệm lớp bằng các tiêu chí dựa trên nhiệm vụ năm học của ngành , của trường, của liên đội và các bộ phận liên quan, từ đó xây dựng kế hoạch của lớp có các nôi dung như sau: - Duy trì sĩ số HS : - Danh hiệu thi đua của lớp: - Đánh giá học sinh về kiến thức: - Đánh giá học sinh về năng lực : - Đánh giá học sinh về phẩm chất : - Tỉ lệ học sinh đạt vở sạch, chữ đẹp: - Học sinh đạt danh hiệu khen thưởng: - Hoạt động văn nghệ: - Công tác lao động, từ thiện: Từ các nội dung trên tôi đã lập kế hoạch cho lớp theo tuần, tháng, kì, năm. Đồng hành cùng các hoạt động đó cô trò cùng nhắc nhở, động viên, góp ý rút kinh nghiệm để thực hiện . b. Thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp. *Như tôi đã nói, người giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng về sự mẫu mực, đạo đức, tác phong và cả về sự trau dồi, học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, chấp hành tốt các quy định của nhà nước. Từ đó tôi đã xác định, muốn một tập thể lớp đi lên thì ngay trong mỗi buổi học, mỗi bài giảng cô trò đều cùng nhau cố gắng, phấn
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc