Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp ở Lớp 5 trường Tiểu học Gia Đông số 1
Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực hiện tôi thấy học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ hơn về mọi mặt: Các em đã mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, hòa đồng, đoàn kết với bạn bè, gần gũi hơn với thầy cô để chia sẻ những điều còn vướng mắc, chưa hiểu. Học sinh tham gia tốt các phong trào. Các em có ý thức cao trong học tập. Có tính tự giác trong các giờ học. Từ đó, đưa đến kết quả cao trong giáo dục. Việc liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh đã giúp cho giáo viên hiểu hơn hoàn cảnh gia đình của các em, nắm được rõ hơn tính tình, đặc điểm tâm sinh lí của từng em.
Tổ chức phong trào thi đua, nêu gương và khen thưởng đã tạo điều kiện cho học sinh chủ động hơn trong các hoạt động vui chơi, học tập của mình dưới sự giám sát của giáo viên mà không phải lúc nào cũng cần có giáo viên nhắc nhở.
Nhờ quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho các em nên học sinh có ý thức rất tốt trong việc thực hiện nề nếp ra vào lớp, mọi hoạt động chung của lớp. Các em tham gia một cách nhiệt tình hơn, đoàn kết hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp ở Lớp 5 trường Tiểu học Gia Đông số 1
2 - Sáng kiến này có khả năng áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp ở lớp 5 và cho các lớp trong tổ khối 5 trường TH Gia Đông số 1. 3. ĐÓNG GÓP CỦA SÁNG KIẾN: Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực hiện tôi thấy học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ hơn về mọi mặt: Các em đã mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, hòa đồng, đoàn kết với bạn bè, gần gũi hơn với thầy cô để chia sẻ những điều còn vướng mắc, chưa hiểu. Học sinh tham gia tốt các phong trào. Các em có ý thức cao trong học tập. Có tính tự giác trong các giờ học. Từ đó, đưa đến kết quả cao trong giáo dục. Việc liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh đã giúp cho giáo viên hiểu hơn hoàn cảnh gia đình của các em, nắm được rõ hơn tính tình, đặc điểm tâm sinh lí của từng em. Tổ chức phong trào thi đua, nêu gương và khen thưởng đã tạo điều kiện cho học sinh chủ động hơn trong các hoạt động vui chơi, học tập của mình dưới sự giám sát của giáo viên mà không phải lúc nào cũng cần có giáo viên nhắc nhở. Nhờ quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho các em nên học sinh có ý thức rất tốt trong việc thực hiện nề nếp ra vào lớp, mọi hoạt động chung của lớp. Các em tham gia một cách nhiệt tình hơn, đoàn kết hơn. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 1. Ưu điểm: Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng. Lực học của học sinh khá đồng đều. Hầu hết cha mẹ học sinh đều quan tâm đến việc học của các em. Cơ sở vật chất dạy và học của trường khang trang, phòng học thoáng mát, sân tập TDTT, nhà vệ sinh sạch sẽ ... 4 phần tự tin khi nói trước một tập thể, thông qua đó em mạnh dạn, tự tin chứng tỏ được năng lực của mình, còn những em nhút nhát tôi cũng nắm được. Để tìm hiểu kĩ học sinh hơn về sở trường cũng như thông tin học sinh, tôi phát phiếu tìm hiểu thông tin: THÔNG TIN HỌC SINH - Họ và tên: ............Sinh ngày .... tháng ..... năm ....... - Chỗ ở hiện tại: .. - Họ và tên bố:.......Nghề nghiệp:....................... - Họ và tên mẹ:............Nghề nghiệp:............................. - Số điện thoại gia đình:. - Hoàn cảnh gia đình: Khó khăn Bình thường Khá - Kết quả học tập năm lớp 4: + Môn Toán: ................... + Môn Sử Địa: ............ + Môn Khoa học :......... + Môn Tiếng Việt :......... + Môn Tiếng Anh:........... - Môn học yêu thích:.................................................................................. - Những người bạn thân nhất trong lớp:.................................................... - Sở thích:.................................................................................................. - Điều em mong muốn ở thầy cô, nhà trường và bản thân trong năm học này..................................................................................................................... - Chức vụ năm học trước: - Em thích tham gia vào Ban cán sự lớp năm nay không:. Vì sao:. Qua việc tìm hiểu trên, tôi nắm rõ hơn về thông tin của từng học sinh, từ đó xây dựng những kế hoạch chủ nhiệm tiếp theo. b, Biện pháp 2. Ổn định nề nếp lớp: * Mục tiêu: Lớp đi vào ổn định nề nếp và học tập. * Cách thực hiện: Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp. Nội quy sau khi được thống nhất, một bản phụ huynh sẽ giữ để thường xuyên theo dõi tình hình học tập của con. 6 hoặc làm một việc tốt ( nhặt được của rơi, giúp đỡ bạn...) thì bạn đó sẽ leo lên 1 bậc của núi hoặc được dán một bông hoa vào sổ thi đua. Cuối tháng tổng kết, ai lên đỉnh núi nhanh hoặc ai kết được nhiều hoa thì người đó sẽ thắng cuộc. Nên dù không chấm điểm nhưng với các phong trào này, các em luôn luôn phấn đấu vươn lên để đạt thành tích cao nhất. Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia đánh giá, giáo viên thường xuyên nhận xét bằng lời nói trực tiếp hoặc viết vào phiếu nhận xét, vào vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học hoạt động của học sinh. Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện như lời nói, nhắn tin, viết thư... Chính với những hoạt động trên, các em luôn nhận ngay được những khuyết điểm của mình để khắc phục hoặc nhận ra được thế mạnh cần phát huy, phấn trấn vươn lên trong học tập cũng như các hoạt động tập thể. d, Biện pháp 4. Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”: * Mục tiêu: Trường, lớp học là nhà, là nơi nuôi dưỡng hoài bão ước mơ của học sinh, thầy cô là bạn bè. * Cách thực hiện: Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, 8 nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, giáo viên cần thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy cô trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. 4.2. Xây dựng mối quan hệ bạn bè: Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh.Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa. 4.3. Trang trí lớp học gần gũi với học trò: Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải tự làm sản phẩm vẽ tranh, viết bài, sáng tác truyện, gấp, cắt dán thủ 10 Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được cho tôi ngày hôm nay. 2. HIỆU QUẢ THIẾT THỰC CỦA SÁNG KIẾN: - Học sinh tích cực học tập, chủ động tiếp thu bài học, mạnh dạn trình bày ý kiến, chia sẻ bài với bạn, phát biểu xây dựng bài. - Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường. - Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, có ý thức chấp hành nội quy của trường, lớp. - Hoạt động ngoại khóa: Lớp tôi tham gia tích cực các buổi học ngoại khóa do trường tổ chức. - Tôi được cha mẹ học sinh và học sinh tin tưởng, quý mến. 3. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: * Đối với tổ chuyên môn: Tiếp tục nhân rộng biện pháp của tôi trong toàn trường. * Đối với Lãnh đạo nhà trường: Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề nâng cao công tác chủ nhiệm lớp. * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục duy trì hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Huyện. Trên đây là biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng biện pháp không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để những kinh nghiệm đó thực sự hữu ích và có ý nghĩa thiết thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! Gia Đông, ngày 12 tháng 01 năm 2023 Vũ Thị Mát
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.doc