Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh Lớp 3

Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đào tạo đang từng bước đổi mới phương pháp dạy học đồng thời điều chỉnh cấu trúc chương trình đem lại mục đích chính là hướng vào người học. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Với chương trình đổi mớihiện nay, học sinh được học 2 buổi/ ngày. Với thời lượng học tập nhiều mà lứa tuổi của các em đang ở độ tuổi học mà chơi, chơi mà học. Ngoài việc phát triển đúng đắn lâu dài về trí tuệ, các em còn được vui chơi, phát triển về cả mặt tình cảm, nhân cách, đạo đức của con người như lòng nhân ái, tình yêu quê hươngđất nước, biết kính trên nhường dưới, đoàn kết với bạn bè, có ý thức về bổn phận của mình, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật. Ngoài việc học, các em còn được vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội để phát triển toàn diện về bốn mặt:Đức - Trí - Thể - Mĩ.

Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế xã hội đang trên đà phát triển, nó tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Do vậy, học sinh ngày nay có những phát triển mới hơn về “chất” trong quá trình học tập và rèn luyện, các em phải mạnh dạn hơn, tư duy tốt hơn, phát huy hết được khả năng của mình và có những nhu cầu cao hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân. Chính vì vậy, chúng ta phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để tổ chức tốt các hoạt động học nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Một trong những tiết học có nhiều điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh đó là giờ sinh hoạt tập thể.

docx 23 trang phandinh 29/05/2024 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh Lớp 3
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đào tạo đang từng bước đổi mới phương 
pháp dạy học đồng thời điều chỉnh cấu trúc chương trình đem lại mục đích 
chính là hướng vào người học. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc 
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Với chương trình đổi mới 
hiện nay, học sinh được học 2 buổi/ ngày. Với thời lượng học tập nhiều mà lứa 
tuổi của các em đang ở độ tuổi học mà chơi, chơi mà học. Ngoài việc phát triển 
đúng đắn lâu dài về trí tuệ, các em còn được vui chơi, phát triển về cả mặt tình 
cảm, nhân cách, đạo đức của con người như lòng nhân ái, tình yêu quê hương 
đất nước, biết kính trên nhường dưới, đoàn kết với bạn bè, có ý thức về bổn 
phận của mình, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật. Ngoài việc học, các em 
còn được vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các 
hoạt động xã hội để phát triển toàn diện về bốn mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ.
 Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế xã hội đang trên đà phát triển, nó tác 
động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Do 
vậy, học sinh ngày nay có những phát triển mới hơn về “chất” trong quá trình 
học tập và rèn luyện, các em phải mạnh dạn hơn, tư duy tốt hơn, phát huy hết 
được khả năng của mình và có những nhu cầu cao hơn nhằm khẳng định sự phát 
triển của bản thân. Chính vì vậy, chúng ta phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để tổ 
chức tốt các hoạt động học nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. 
Một trong những tiết học có nhiều điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh đó 
là giờ sinh hoạt tập thể.
 Thực tế cho thấy việc tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể ở trường học chưa 
phát huy hết khả năng của học sinh. Đây là một công việc nghệ thuật đòi hỏi 
giáo viên vừa phải là người định hướng, hướng dẫn các em nắm bắt tri thức vừa 
phải có trách nhiệm tỉ mỉ, kiên trì trong công việc. Bên cạnh đó, người giáo viên 
phải có tình yêu thương học sinh thực sự.
 Sau khi hiểu tầm quan trọng của tiết sinh hoạt tập thể, tôi thấy tiết học này đã 
góp phần thúc đẩy công tác giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên. Vậy làm 
thế nào để có được tiết sinh hoạt phong phú, sinh động, có tính giáo dục cao? 
Đây là lý do mà tôi chọn đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp nâng cao chất 
lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh lớp 3".
 1 /20 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của tiết sinh hoạt tập thể
1.1. Vị trí của tiết sinh hoạt tập thể.
 - Nhà trường có nhiệm vụ dạy chữ và dạy người. Nếu nhà trường chỉ thực 
hiện hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa trên lớp thì nhiệm vụ dạy người sẽ 
không hoàn thành, vì học sinh sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, hạn 
chế về tình huống thực tế, hạn chế về thời gian.
 Như vậy, tiết sinh hoạt tập thể không phải là hoạt động "phụ" mà giữ một vị 
trí rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của các trường.
 - Tiết sinh hoạt tập thể là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường 
và xã hội.
1.2. Vai trò của tiết sinh hoạt tập thể
 Thông qua tiết sinh hoạt tập thể, các em được thể hiện khả năng tự giác, bạo 
dạn, nhanh nhẹn, tháo vát, ứng xử linh hoạt, trình bày trước đám đông... Do đó, 
các em biết nhận thức, đánh giá, cảm thụ trước cái hay, cái đẹp trong đời sống 
xã hội, từ đó nâng cao lòng tự tin, tính tự chủ trong các em.
 Qua tiết sinh hoạt tập thể, các em nhìn lại được bản thân, khẳng định được 
thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng. Từ đó các em có nhu cầu tự bồi 
dưỡng, rèn luyện bản thân, phấn đấu trong học tập, noi gương tốt, rút kinh 
nghiệm, tránh các việc làm sai trái để hướng tới cái thật, cái tốt, cái đẹp.
1.3. Mục tiêu của tiết sinh hoạt tập thể ở trường tiểu học
 - Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù 
hợp với học sinh tiểu học như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tự 
kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; hình thành các hành vi, thói quen 
tốt trong học tập, lao động tự phục vụ và hoạt động tập thể.
 - Biết bộc lộ bản thân, phát huy điểm mạnh, tự khẳng định mình.
1.4. Nhiệm vụ của việc tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể
 * Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức:
 - Hoạt động tập thể giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện tri thức đã 
được học trên lớp; giúp các em có những hiểu biết về tự nhiên, xã hội con người.
 * Nhiệm vụ giáo dục về thái độ
 Tổ chức tốt các tiết sinh hoạt tập thể giúp các em biết nói lời hay, làm việc 
tốt, góp phần giáo dục cho các em tình đoàn kết hữu nghị với thanh thiếu niên và 
nhi đồng trong nước và quốc tế.
 * Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng:
 3 /20 * Quy trình chung tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể
 1. Sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai hàng tuần
 - Sơ kết thi đua tuần trước
 - Phát động thi đua tuần tiếp theo
 - Phổ biến kế hoạch công tác Sao nhi đồng tuần tiếp theo
 - Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước để giáo dục truyền thống.
 2. Sinh hoạt theo chủ điểm
 - Tìm hiểu nội dung chủ điểm
 - Vẽ tranh, làm thơ, cắm hoa,theo chủ điểm
 - Văn nghệ theo chủ điểm
 3. Sinh hoạt lớp
 - Sơ kết thi đua tuần vừa qua
 - Xây dựng phương hướng tuần tiếp theo
 - Vui chơi, văn nghệ theo chủ điểm
 4. Sinh hoạt Sao nhi đồng
 - Ổn định, kiểm tra các Sao
 - Báo cáo thành tích của Sao
 - Sinh hoạt theo chủ điểm
 5. Sinh hoạt ngoại khóa:
 - Múa hát tập thể, thể dục đầu giờ.
 - Hội khỏe Phù Đổng, tham gia giáo dục truyền thống.
 - Tham quan trải nghiệm thực tế.
4. Một số hình thức tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể
 Sinh hoạt tập thể ở trường Tiểu học rất đa dạng và phong phú, thông qua 
các hình thức cơ bản sau:
 - Sinh hoạt truyền thống theo chủ điểm tháng.
 - Tham quan di tích lịch sử, viện bảo tàng, làng nghề truyền thống.
 - Tổ chức các phong trào thi đua học tập.
 - Tham gia vào các hoạt động lao động từ đơn giản đến phức tạp.
 - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao.
 - Tổ chức các hoạt động giao lưu, câu lạc bộ...
5. Các phương pháp và hình thức giúp tiết sinh hoạt tập thể đạt hiệu quả cao
 * Hình thức hoạt động tập thể mang tính xã hội:
 Đây là hình thức tổ chức cho các em trong tập thể lớp hòa nhập với cuộc 
sống cộng đồng, bước đầu đưa các em tiếp cận với xã hội đang đổi mới, tập dượt 
làm theo tinh thần hợp tác, tin tưởng, trách nhiệm và giúp đỡ nhau. Qua đó các
 5 /20 * Phương pháp thuyết phục:
 - Phương pháp thuyết phục là cách dùng lời nói để phân tích, giảng giải, 
chứng minh làm cho các em tự nhận ra hành vi tốt, người tốt và noi theo, cũng 
như người xấu, hành vi xấu để tránh hoặc để góp ý họ sửa chữa, Qua đó góp 
phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
 - Những tấm gương thuyết phục các em thiếu nhi từ gần đến xa như: bạn 
bè, bố mẹ, anh chị em, thầy cô,... Đặc biệt chú ý đến người thật, việc thật ở gia 
đình, địa phương, những anh hùng danh nhân văn hóa - khoa học của dân tộc 
mình và thế giới.
 Khi dùng phương pháp này cần chú ý:
 - Tạo bầu không khí gần gũi, cởi mở, chân thật, hào hứng.
 - Lời nói cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, sinh động, tập trung.
 - Cần đối thoại thay cho cuộc độc thoại, cần phải “trao đi, đổi lại”, để mọi 
người đều chú ý lắng nghe và tích cực tự nguyện tham gia.
 - Khi lựa chọn tấm gương, để thuyết phục phải cụ thể, dễ hiểu, dễ thấy, dễ 
làm theo, học theo.
 * Phương pháp giao nhiệm vụ cho từng em:
 Phương pháp này là cách kích thích tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi 
thành viên. Mỗi em được đóng góp sức lực, trí tuệ, khả năng sẵn có của mình 
vào các hoạt động chung của tập thể, của đội. Qua đó giáo dục lòng tin, tinh thần 
trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tính tự quản của các em.
 Khi vận dụng phương pháp này cần lưu ý:
 - Nắm vững trình độ, khả năng của từng em, khi giao nhiệm vụ đảm bảo 
vừa sức và khả năng hoàn thành nhiệm vụ vừa được giao.
 - Giúp cho các em hiểu rõ nhiệm vụ mình cần làm, tiếp nhận nhiệm vụ một 
cách cởi mở, hồ hởi, phấn khởi, tự giác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 - Nhiệm vụ được giao cho từng học sinh và tập thể lớp phải hợp lý, không 
ảnh hưởng đến việc học văn hóa cũng như việc giúp đỡ gia đình, sinh hoạt cá 
nhân của mỗi em.
 - Có kế hoạch giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, kịp thời 
phát hiện điều chỉnh, giúp đỡ các em tìm cách giải quyết những khó khăn, 
vướng mắc trong qua trình thực hiện nhiệm vụ.
 - Động viên kịp thời những tổ, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ khách quan 
công bằng.
 * Phương pháp thi đua:
 Trong buổi sinh hoạt tập thể, thi đua luôn là đòn bẩy kích thích gây hứng 
thú để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ chất lượng cao nhất.
 7 /20 - Phụ huynh học sinh quan tâm, luôn ủng hộ và phối hợp cùng nhà trường, 
giáo viên trong các hoạt động, công tác xã hội hóa được duy trì và phát triển tốt.
 2. Khó khăn
 * Giáo viên: Chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt tập thể 
nên chưa tìm tòi biện pháp dạy học hữu hiệu, nội dung sinh hoạt đơn điệu, khô 
khan về hình thức, không khí lớp học chưa sôi nổi nên không phát huy hết được 
khả năng của học sinh.
 * Gia đình: Do điều kiện xã hội hiện nay với áp lực công việc cao, nhiều 
gia đình chưa quan tâm đầy đủ đến con cái, phó mặc cho ông bà hoặc người 
giúp việc, nuông chiều con cái vô tình tạo cho trẻ tính ích kỷ, ỷ lại, thiếu tự tin, 
chưa chịu suy nghĩ và rèn luyện, thiếu kỹ năng sống.
 * Học sinh:
 - Tình trạng phim ảnh, sách báo tràn lan, bùng nổ thông tin làm cho trẻ 
chưa chú tâm học hành, dễ bị lôi kéo vào những hoạt động không có lợi.
 - Học sinh tiểu học còn nhỏ nên khả năng điều hành, tổ chức các hoạt động 
tập thể còn hạn chế.
 Bảng thống kê một số năng lực, phẩm chất của học sinh lớp 3 qua tiết 
sinh hoạt tập thể vào thời điểm đầu năm. Sĩ số 60HS.
 Năng lực và phẩm chất Mức độ đạt đƣợc
 Tốt Đạt Cần cố gắng
Ý thức tự giác tham gia các hoạt động 19HS 31HS 10HS
Khả năng điều khiển, tổ chức hoạt động 9HS 25HS 26HS
Hợp tác nhóm 30HS 21HS 9HS
Mạnh dạn, tự tin trước tập thể 25HS 16HS 19HS
Yêu thích tiết học 35HS 15HS 10HS
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TIẾT SINH 
HOẠT TẬP THỂ.
1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
 * Mục tiêu: Giúp giáo viên nắm được kế hoạch của tháng để có chương 
trình chuẩn bị cho học sinh.
 Trong một tuần, các em học sinh lớp 3 được tổ chức tham gia 4 tiết sinh 
hoạt tập thể: 1 tiết sinh hoạt dưới cờ, 2 tiết sinh hoạt theo chủ điểm, 1 tiết sinh 
hoạt lớp (hoặc Sao nhi đồng).
 9 /20

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh Lớp 3.pdf