Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 5

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngay trước mắt các em nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những thói hư tật xấu. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh.

Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt.

docx 17 trang phandinh 02/06/2024 1030
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 5
 1
 PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo 
thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và 
cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của 
xã hội. Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngay trước mắt các 
em nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những thói hư tật xấu. Do đó, đòi 
hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết 
với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh.
 Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong 
việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. 
Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạy học vừa là 
người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có 
thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt 
thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì 
việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số 
biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5”
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ 
nhiệm lớp 5.
 - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5/5, Trường Tiểu học Tân Thành năm học 
2022-2023.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện học sinh của lớp mình 
chủ nhiệm. 3
 - Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, quản lý 
chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện.
 - Người giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn cho các hoạt động tự quản 
của tập thể học sinh.
 - Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng 
giáo dục trong nhà trường.
 - Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài 
nhà trường.
 Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà 
còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi 
cần thiết.
II. THỰC TRẠNG:
 Đầu năm học 2022 - 2023 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ 
nhiệm lớp 5/5. Trường nằm ở khu vực Thị trấn của huyện, chính vì vậy trường luôn 
nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương và hội cha mẹ học sinh 
nên trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ. Tôi nhận thấy có những điều kiện 
thuận lợi và khó khăn như sau:
 * Thuận lợi:
 - Đa số học sinh lớp tôi nhà gần trường. Hầu hết các em đi học đúng độ tuổi, 
ngoan ngoãn, lễ phép.
 - Giáo viên luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên trao đổi 
và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau dạy tốt.
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện 
thuận lợi để giáo viên an tâm công tác; trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy đầy 
đủ, hiện đại.
 - Bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp được 6 năm, luôn nhiệt tình trong công 
tác, hết lòng vì học sinh thân yêu. 5
 Kế hoạch chủ nhiệm phải thể hiện tính toàn diện, cụ thể, có trọng tâm, trọng 
điểm của từng thời gian và từng mặt nội dung giáo dục.
 Kế hoạch chủ nhiệm càng khoa học thì khả năng thực hiện càng cao và vì vậy 
mà bản kế hoạch này có khả năng quyết định to lớn đối với hiệu quả công tác chủ 
nhiệm của tôi.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp học:
3.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp:
 Lớp học cũng vậy, phải có ban cán sự lớp vững mạnh thì mọi hoạt động, mọi 
phong trào sẽ thực hiện tốt. Vì đây là lực lượng nòng cốt cùng giáo viên chủ nhiệm 
đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong năm học.
 Việc tổ chức bình chọn được thực hiện công khai bằng cách cho các em bỏ 
phiếu tín nhiệm. Sau khi có trong tay danh sách ban cán sự lớp tôi tiến hành họp và 
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em theo đúng khả năng của mình.
 + Lớp trưởng (Bình An): chịu trách nhiệm bao quát chung các hoạt động của 
lớp, điều khiển chung toàn lớp trong giờ tập trung sinh hoạt, kiểm diện hàng ngày, 
tổng hợp các báo cáo hoạt động của tổ trong tuần nộp cho GVCN.
 + Lớp phó học tập (Phú Trọng): nắm tình hình chung phần chuẩn bị bài, truy 
bài đầu giờ của các tổ hàng ngày, tổng kết điểm thi đua trong tuần.
 + Lớp phó lao động (Bảo Trân): Chịu trách nhiệm về việc vệ sinh, lao động.
 + Tổ trưởng (Tuyền, My, Vi, Ý, Khánh, Hạnh): Chịu trách nhiệm chung về 
nề nếp và học tập trong tổ của mình.
 Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn cho các em, định hướng cho các 
em hoạt động cùng các em tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện công việc.
3.2. Xây dựng nề nếp lớp học:
 Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều 
hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như truy bài 
đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về 7
 - Cuối mỗi buổi học trước khi về nhà tôi dành vài phút để các em sắp xếp lại 
bàn học của mình và hướng dẫn các em đem theo sách, vở gì cho ngày mai.
 - Dặn học sinh tối học bài xong phải chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho 
ngày mai. Tránh sáng dậy trễ các em lúng túng nên soạn không đầy đủ.
3.5. Xây dựng nề nếp học tập
 Tạo cho học sinh có thói quen tự lực, không dựa dẫm vào bạn khi làm bài ở 
lớp, khi kiểm tra. Trong các kì kiểm tra học sinh làm bài nghiêm túc, không có hiện 
tượng quay cóp, gian lận.
 Phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng:
 * Đối với học sinh năng khiếu: Trong các tiết dạy, tôi đưa ra từ 1 đến 2 câu 
hỏi với yêu cầu cao hơn, dạng các câu hỏi sao ( * ) hoặc các bài tập nâng cao. Để ra 
các câu hỏi này, tôi luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tìm hiểu ở các tài liệu có 
liên quan nhằm mục đích hướng dẫn, kích thích học sinh (nhất là học sinh khá giỏi) 
tự tìm ra kiến thức mới, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh.
 * Đối với học sinh học chậm: Các em bị mất căn bản do tình hình dịch Covid 
kéo dài, khả năng tiếp thu kém nên cảm thấy việc học rất nặng nề. Qua theo dõi trong 
quá trình giảng dạy tôi nắm được những kiến thức học sinh bị hỏng. Tôi đưa ra bài 
tập dễ, sử dụng câu hỏi nhỏ, đơn giản, phù hợp với sức học của mỗi em, gọi các em 
trả lời hoặc giải bài tập, đồng thời tuyên dương kịp thời cũng như động viên giúp đỡ 
các em trong quá trình thực hiện các bài tập. Từ các bài tập dễ tôi nâng dần lên theo 
sự tiến bộ của học sinh. Bên cạnh đó, thành lập các đôi bạn cùng tiến, xếp cho học 
sinh khá giỏi ngồi gần bạn yếu, kém. Qua một thời gian tôi thấy các em yếu kém 
tiến bộ hẳn lên.
 - Thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để bổ sung 
phương pháp phụ đạo và bồi dưỡng cho bản thân nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng 9
 - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, yêu quê hương đất nước thông qua 
các hoạt động của Đoàn – Đội, trường lớp tổ chức.
 Các em cùng nhau chia sẻ niềm vui
 - Giáo dục các em biết tôn trọng người lao động, thành quả lao động từ những 
việc nhỏ nhất: giữ gìn đồ dùng học tập, tài sản chung của lớp, tắt thiết bị điện khi ra 
về, chăm sóc cây hoa...
 - Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua những câu chuyện về Bác được 
duy trì thường xuyên, nề nếp: xây dựng góc đọc sách, không gian văn hóa Hồ Chí 
Minh, phát triển văn hóa đọc bằng cách bình chọn Sao đọc sách mỗi tuần. 11
mình. Giáo viên cần phải cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học, thiết kế thí nghiệm 
phù hợp với điều kiện của trường mình, sử dụng phương pháp dạy học nhóm hoặc 
dùng phiếu học tập hợp lí.
 - Đối xử với học sinh như người bạn thấu hiểu và đáng tin cậy trước khi là 
người giáo viên, người mẹ của các em: Lứa tuổi các em chưa thể ý thức được những 
hành vi hay hậu quả hành động của mình một cách chính xác vì vậy cần ở người 
giáo viên là sự thấu hiểu, nhẹ nhàng và tôn trọng cái tôi đang lớn lên của các em. 
Chính sự tin tưởng giữa cô và trò là chìa khóa giúp tôi thực hiện tốt vai trò định 
hướng giáo dục của mình.
6. Xây dựng môi trường thi đua trong công tác học tập và rèn luyện đạo đức:
 Chủ tịch Hồ Chí Minh người đã dạy rằng: “Thi đua là một cách rất tốt, rất 
thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ 13
trung thi đua một cách thoải mái vui vẻ. Kịp thời ghi nhận và khích lệ sự tiến bộ của 
các em dù chỉ là rất nhỏ để khen các em.
 Thi đua nhóm hợp tác tốt: Mỗi nhóm từ 5 - 6 em, hình thức thi đua là các bài 
tập, yêu cầu thảo luận nhóm của tiết học, nhóm nào có tinh thần hợp tác tốt, kết quả 
thảo luận đúng thì nhóm đó được khen được tặng sao. Đến cuối tuần thứ 2 ,4 sẽ tổng 
kết điểm thi đua giữa các nhóm. Nhóm nào nhiều điểm sẽ giành chiến thắng. Phần 
thưởng có khi là một hộp phấn, bánh, kẹo hay những chiếc khăn quàng cho nhóm. 
Trong lúc thảo luận, nhóm nào ồn ào, mất trật tự vì những chuyện ngoài lề thì nhóm 
đó sẽ bị trừ điểm thi đua của buổi học đó.
 Bằng hình thức thi đua này, tôi đã cuốn hút các em tham gia tích cực vào việc 
học mà không còn thời gian để làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học. Đó 
cũng là thói quen để các em tự giác, tự quản trong các giờ học, hoạt động khác.
 Động viên, khen thưởng: Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã 
đưa ra kế hoạch rèn học sinh lớp mình. Trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh 
cùng phối hợp dành một khoản kinh phí của để khen thưởng động viên các em. Bản 
thân tôi theo dõi hàng ngày, các em có biểu hiện tốt thì ghi vào sổ tay, khen thưởng 
bằng những phần quà nhỏ. Vì thế các em không ngừng thi đua.
7. Phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để giúp học sinh thực hiện tốt các 
phong trào thi đua:
 Đối với phụ huynh, tôi thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và cùng hợp tác với phụ 
huynh để theo sát mọi chuyển biến của học sinh trong cả năm học bằng cách chủ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 5.pdf