Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 4
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những nhân tố thích kế để có hướng đi, có những người tài đức vẹn toàn để giúp nước. Ngành giáo dục có vai trò quan trọng quyết định việc đâò tạo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Thực hiện mục tiêu đó, tất cả các bậc học, các nhà trường đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh.
Bác Hồ đã từng nói: “Khi ngủ ai cũng như lương, thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết để đào tạo nhân tài.
“Dạy con từ thủa còn thơ” Đúng vậy giáo dục phát triển và đạt hiệu quả phải bắt đầu từ khi trẻ học mầm non và ở bậc Tiểu học là vô cùng quan trọng.
Người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là người trực tiếp dạy dỗ các em nhiều nhất trong khoảng thời gian học ở trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí tốt các tình huống. Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 4
Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4 lại có những giáo viên chủ nhiệm quá dễ dãi, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do, hư đốn v.v... Là một giáo viên được nhà trường phân công chủ nhiệm học sinh lớp 4, tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm học sinh lớp 4” II. Mục đích nghiên cứu: Từ thực trạng trên, đề tài tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả. Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nề nếp lớp thiếu tổ chức, hạn chế học sinh vi phạm nội qui và luôn đẩy mạnh được phong trào học tập. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong những năm học vừa qua. 2. Vận dụng ở lớp trong lớp 4H trường Tiểu học Tản Hồng. - Nghiên cứu kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp của học sinh. - Sử dụng các giờ học qua zoom và các buổi học trực tiếp ở trường, trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt theo chủ điểm, trong các đợt thi đua do Đội phát động trong năm học 2021 - 2022 - KÕt hîp víi Hội Cha mẹ học sinh, Tæng phô tr¸ch, §oµn thanh niªn,. - Thời gian: Năm học 2021 – 2022. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Hướng dẫn học sinh thông qua tổ chức các hoạt động để học sinh tự luyện tập và trải nghiệm thực tế để các em được thể hiện, được thực hành, được nêu ý kiến bộc lộ tâm tư suy nghĩ và tình cảm của mình từ đó để các em hiểu nhau hơn và biết chia sẻ, giúp được, hợp tác lẫn nhau thiết lập mối quan hệ gắn bó, đoàn Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4 đại, đào tạo ra con người lao động có đủ năng lực cả về kiến thức lẫn kỹ năng sống. Giáo dục được học sinh có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức là đã đào tạo cho xã hội những chủ nhân tương lai. Đối với gia đình có được con ngoan. Đối với nhà trường có được trò giỏi, đây là một nhiệm vụ và cũng là niềm vui đối với người làm công tác giáo dục. II. Thực trạng : 1- Thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sâu sát, luôn quan tâm và tạo điều kiện đến việc dạy và học của giáo viên - học sinh. Nhu cầu học, nâng cao kiến thức của học sinh nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh ngày càng tăng. Hầu hết gia đình các em đều có điện thoại tiện cho việc liên hệ giữa nhà trường và gia đình khi có vấn đề cần trao đổi liên quan đến học sinh hoặc cần sự hỗ trợ của phụ huynh. Lớp 4H có 37 học sinh, hầu hết là con em nhân dân trong xã và tập trung chủ yếu ở hai cụm dân cư nên thuận lợi cho việc trao đổi và hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ. Đa số các em gia đình nền kinh tế đang phát triển và tương đối ổn định. Hầu hết các em đều ngoan vâng lời thầy cô. Giáo viên chủ nhiệm cũng chính là giáo viên dạy các môn học nên việc tiếp xúc, trao đổi với phụ huynh rất thuận lợi. 2- Khó khăn Năm học 2021 – 2022 do ảnh hưởng của dịch covid các em phải học trực tuyến kéo dài. Các em chỉ được học ở trường có 1 - 2 tuần tháng 2. Đến tháng 4 mới học trực tiếp ở trường; các em chưa thực sự gần gũi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm nên việc tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục gặp nhiều khó khăn. Công tác chủ nhiệm để khích lệ học sinh tích cực trong học tập và các hoạt động giáo dục, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau càng khó khăn hơn. Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4 năm học mới với các nội dung ( theo minh chứng GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN ) Bước 2: Từ đó, tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó, tôi còn trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm của năm trước, liên hệ các giáo viên bộ môn trong lớp để có thêm những thông tin chính xác về các em. Bước 3: Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình học sinh qua điện thoại, kết nối zalo với phụ huynh, học sinh. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa nhà trường với gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh. 2. Ổn định nề nếp lớp: Bước 1: Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp. Năm học 2021 – 2022 do học sih không học trực tiếp mà thời gian học trực tuyến qua zoom dài nên nội qui học zoom rất quan trọng. Nội quy sau khi được thống nhất, một bản phụ huynh sẽ giữ để thường xuyên theo dõi tình hình học tập của con. Đồng thời thường xuyên cho học sinh nhắc lại nội qui. (Có minh chứng nội qui học zoom) Bước 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp ngoan, nhiệt tình, năng động và học khá giỏi, quản lý lớp, tổ chức mọi hoạt động của lớp. Với đối tượng là học sinh lớp 4, các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động, trách nhiệm nhưng phải phát huy được tất cả thế mạnh của các em . Để các em tự tin, chủ động trong vai trò cán bộ lớp, trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm, tôi đã cụ thể hóa các công việc như sau: + Lớp trưởng: - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4 + Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi - Hoạt động 1: Vâng lời Bác dạy- Em gắng học chăm - Hoạt động 2: Làm quà tặng bà, tặng mẹ 20/10. + Chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo. - Hoạt động 1: Đăng kí thi đua: “ Hoa điểm tốt dâng thầy cô” - Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. + Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Hoạt động 1: Tìm hiểu và kể chuyện về những người con anh hùng của quê hương đất nước. - Hoạt động 2: Noi gương anh bộ đội Cụ Hồ, thi đua học giỏi và thông minh nhanh nhẹn. + Chủ điểm tháng 1,2: Mừng Đảng – Mừng xuân - Hoạt động 1: Múa hát mừng Đảng, mừng xuân - Hoạt động 2: Xây dựng khung cảnh nhà trường xanh,sạch, đẹp. - Hoạt động 3: Ngày Tết truyền thống quê em. + Chủ điểm tháng 3: - Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày thành lập Đoàn 26-3 - Hoạt động 2: Biết ơn mẹ và cô giáo + Chủ điểm tháng 4: Truyền thống Đội - Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về các truyền thống của Đội - Hoạt động 2: Tình đoàn kết hữu nghị. + Chủ điểm tháng 5: Bác Hồ kính yêu. - Hoạt động 1: Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. - Hoạt động 2: Hát múa, Kể chuyện Bác Hồ với thiếu nhi Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4 thu thập được rất nhiều thông tin mà trò khó nói nhất, thậm chí chưa dám nói với ai mà ngay cả khi trao đổi với phụ huynh, họ cũng rất bất ngờ. - HS1:Tôi thích bố mẹ đi vắng tôi ở nhà một mình, lúc đó tôi đóng cửa phòng lại chơi điện tử. - HS2: Bà và mẹ tôi thường xuyên cãi nhau. Lúc tôi ở bên bà thì bà nói xấu mẹ. Lúc tôi ở bên mẹ thì mẹ nói xấu bà. Tôi rất buồn chán. - HS3: Tôi vô cùng khổ sở vì về đến nhà, bố mẹ bắt tôi học quá nhiều, ... - HS4: Tôi mơ ước đạt giải nhất thi Đấu trường Toán học. - HS5: Bạn Mạnh hay bắt nạt bạn nữ mà không ai dám thưa cô.... Thông qua các ý kiến thầm kín của học sinh, bản thân giáo viên cũng cần phải tự điều chỉnh hành vi của mình. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm tìm cách phân tích giảng giải cho các con những băn khoăn về tâm sinh lý mà các em giấu kín không dám thổ lộ với ai. Những thông tin con viết về phía gia đình, giáo viên sẽ chủ động đóng thành từng tập rồi chuyển cho các bậc cha mẹ đọc trong buổi họp phụ huynh. Từ đó, bố mẹ sẽ hiểu được tâm tư nguyện vọng của lứa tuổi học trò lớp 4 và thông qua lời tâm sự đó có thể phán đoán được lời tâm sự của con mình và cùng giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục phù hợp cho các con. Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa; không nên có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở lứa tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm các em chán nản, nhụt chí phấn đấu. Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác Chủ nhiệm học sinh lớp 4 - Giúp học sinh nắm được mục tiêu nhiệm vụ học tập. - Tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập. - Khi gặp khó khăn mới trao đổi với bạn (khi đó nhóm học tập hình thành một cách tự nhiên theo nhu cầu của chính các em) - Các bạn trong nhóm trao đổi bài kiểm tra cho nhau, nói cho nhau kết quả, cách làm của mình. - Báo cáo kết quả học tập trước lớp cho các bạn và cô giáo. - Thực hiện nhiệm vụ học tập mới. Trong khi học sinh học trực tuyến, giáo viên yêu cầu học sinh bật cameza để quan sát các em học bài. Chú ý nhắc các em để cameza chiếu toàn bộ bàn học, tư thế ngồi học ( Có minh chứng) để giáo viên quan sát thái độ, cử chỉ nét mặt để phát hiện em nào gặp khó khăn, kịp thời có biện pháp giúp đỡ... Từ đó, động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ. 4.5. Tích cực tham gia hoạt động đội, các phong trào thi đua * Tổ chức các chuyên đề, các chủ điểm thi đua: Các chuyên đề là sân chơi bổ ích khicác em học trực tuyến. Nó không chỉ giúp các em có thêm hiểu biết và các em còn có thể tự vận dụng thực hành và thi đua tham gia ở nhà như vẽ tranh, làm thủ công làm những sản phẩm yêu thích; viét thư UPU lần thứ 51; Hát múa; nhảy ... quay vi deo chào mừng ngày 20 – 11; ngày 26 – 3. Góp phần phát triển năng khiếu và thẩm mĩ cho các em. Đặc biệt tổ chức các chuyên đề như: “Chúng em vui khỏe”; “ Tự tin tuổi dậy thì còn giúp các em có thêm kinh nghiệm để rèn luyện, chăm sóc bản thân và gia đình, biết phòng tránh các bạo lực học đường, bạo lực tuổi dậy thì... 5. Dạy học sinh học sử dụng Internet đúng cách: Internet chứa đựng cả thế giới kiến thức rộng lớn và những điều hấp dẫn có thể mở rộng tâm hồn trẻ. Những kiến thức phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc