Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1A6 trường Tiểu học Tân Triều năm học 2020-2021

Hiện nay Đảng, nhà nước và toàn dân ta đều rất quan tâm tới việc trồng người , tuân theo lời căn dặn của Bác Hồ. Chúng ta đều biết mục tiêu của giáo dục nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực của công dân Việt Nam: Tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ, có nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có niềm tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên, có năng lực đi vào thực tiễn cuộc sống góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trường học là nơi đào tạo thế hệ trẻ thành con người có trình độ văn hóa và cũng là nơi có trách nhiệm rèn luyện cho các em có ý thức học tập, từ đó các em thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. Trong quá trình giáo dục học sinh theo hướng đổi mới “Lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên là người thiết kế dạy học. Môi trường giáo dục rất cần thiết để giúp con người nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức. Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học, đó là trách nhiệm của giáo viên phụ trách lớp, vì thế công tác chủ nhiệm lớp góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiến tới hoàn thành tốt kế hoạch, mục tiêu và nhiệm vụ năm học.

Trong quá trình triển khai giáo dục Tiểu học ở nước ta, đội ngũ đông đảo các giáo viên đã, đang có những cố gắng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng cho những giờ lên lớp.

Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy thực trạng chung của công tác chủ nhiệm của lớp tôi cũng như của các lớp khác trong tổ khối đó là GVCN chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực- phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống và chưa tổ chức được các hoạt động phong trào; chưa xây dựng được mối quan hệ giữa thầy- trò, bạn bè; một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa có biện pháp và thời gian hướng dẫn các em học tập, chưa quan tâm giáo dục đạo đức cho các em, chưa phối hợp tích cực cùng GVCN lớp

doc 26 trang phandinh 29/05/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1A6 trường Tiểu học Tân Triều năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1A6 trường Tiểu học Tân Triều năm học 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1A6 trường Tiểu học Tân Triều năm học 2020-2021
 2
 1.2. Ý nghĩa và tác dụng của một số biện pháp làm tốt công tác chủ 
nhiệm lớp.
 Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là “Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ 
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm 
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học trung học cơ sở”. 
 Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục ở 
nhà trường. Là người tổ chức và điều khiển quá trình hình thành nhân cách trẻ 
em, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục trẻ em trước nhà trường. Đặc 
biệt, người giáo viên chủ nhiệm hầu như chịu trách nhiệm hoàn toàn về lớp 
mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm là người hướng dẫn, có nhiệm vụ xây 
dựng tập thể trẻ em, tổ chức các hoạt động của học sinh để rèn luyện cho HS về 
các mặt kiến thức- kĩ năng, phát triển năng lực, phẩm chất, giáo dục ý thức và 
ứng xử. Giáo viên chủ nhiệm còn góp phần to lớn trong việc hình thành và phát 
triển nhân cách của các em qua công tác chủ nhiệm lớp.
 Từ những vấn đề trăn trở nêu trên, bản thân tôi được sự phân công của nhà 
trường làm công tác chủ nhiệm lớp, là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục học 
sinh tôi rất băn khoăn, trăn trở, luôn tự đặt câu hỏi: Làm thế nào cho các em 
mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn trong giao tiếp; tích cực, chủ động trong học tập; 
có năng lực có phẩm chất tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Khi 
thực hiện tôi phải rút kinh nghiệm qua từng năm, suy nghĩ tìm tòi, học hỏi 
những đồng nghiệp có uy tín, có năng lực để công tác chủ nhiệm của mình đạt 
hiệu quả cao. Xuất phát từ những lí do đó nên bản thân đã suy nghĩ tìm ra một 
số biện pháp nhỏ để góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy tôi đã 
chọn đề tài: “ Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.”.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm 
lớp. Tập trung nghiên cứu về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp 
ở Tiểu học.
 - Đối tượng nghiên cứu : Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4
 + Tôi nghiên cứu hồ sơ, kết quả học tập, phẩm chất và năng lực của các em 
ở năm học trước, qua giáo viên chủ nhiệm năm trước. Quan sát, nói chuyện hàng 
ngày với các em (nhất là những học sinh yếu, học sinh cá biệt) để tìm hiểu tâm 
tư, nguyện vọng và những thói quen tốt hoặc chưa tốt của học sinh.Ví dụ như 
trong lớp 1A6 tôi chủ nhiệm năm học 2020 - 2021 có nhiều em như: Trần Đức 
Anh, Nguyễn Vũ Bảo Nguyên, Nguyễn Nhật Duy nhận thức rất nhanh nhưng 
sau đó lại quên ngay vì ghi nhớ của các em không bền. Từ đó tôi cho học sinh rèn 
luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại kiến thức đã học nhiều lần để ghi nhớ bền vững 
phối hợp cùng giáo viên bộ môn để giúp đỡ các em học tập tốt hơn.
 Tìm hiểu về xu hướng, hứng thú và động cơ của học sinh trong học tập và 
các hoạt động khác, từ đó hiểu được nguyên nhân để hướng dẫn, giáo dục học 
sinh đạt kết quả tốt. Trong thực tế, có một số em học yếu các bộ môn như Toán 
hoặc Tiếng Việt nhưng các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thì học 
rất tốt do các em có hứng thú và say mê các môn học này. Từ đó, giáo viên tạo 
điều kiện giúp các em có hứng thú với môn Toán, Tiếng Việt.
 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp: 
 Tôi căn cứ vào chủ trương, kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ của nhà 
trường, của Đội. Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp (đặc điểm, thuận lợi, khó 
khăn). Trên cơ sở đó, tôi xây dựng kế hoạch tháng, tuần và có ghi chép hàng 
ngày trong sổ chủ nhiệm.
 Biện pháp 3: Xây dựng và phát triển tập thể lớp.
 Tập thể lớp học vừa là môi trường để các em giao lưu, học tập vừa là nơi 
giáo dục học sinh.Vì thế tôi xây dựng môi trường học tập hòa nhập, lớp học thân 
thiện, học sinh tích cực học tập. Trong lớp học, bầu chọn HĐTQ( hội đồng tự 
quản) là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng 
cần phải làm ngay từ đầu năm học. Học mô hình Trường Tiểu học mới tạo dựng 
và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức, trách nhiệm đối với 
tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử vào HĐTQ lớp. Sau khi tìm 
hiểu xong, tôi đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong ban HĐTQ thật 6
 2.2. Ưu và nhược điểm của các giải pháp đã có:
 - Ưu điểm: Học sinh tích cực phối hợp, biết giải bày tâm sự, khó khăn, nổi 
lo lắng của mình cùng giáo viên chủ nhiệm. Các em có tinh thần tự giác trong 
công việc chung của lớp, biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
 - Nhược điểm: Chưa chú trọng đến việc rèn luyện để phát triển năng lực, 
phẩm chất, kĩ năng sống, cho các em thông qua các hoạt động giáo dục cũng 
như các phong trào. Chưa xây dựng được mối quan hệ như là “bạn bè” giữa 
GVCN và HS, chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh và 
các lực ngoài nhà trường.
 - Thuận lợi: Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, của phụ 
huynh học sinh, sự phối hợp của giáo viên bộ môm. Đa số học sinh trong lớp 
ngoan, hiền, tích cực phối hợp với bạn, với giáo viên. Bước đầu có ý thức tự 
học, các em có nhiều tiến bộ hơn trong học tập.
 - Khó khăn: Một số em còn nhút nhát, chưa dám thắc mắc với thầy cô giáo khi 
chưa hiểu bài. Lớp tôi có nhiều đối tượng học sinh, trong đó có một số em chưa tự 
giác học tập, còn thụ động, chưa phát huy hết khả năng của mình trong các hoạt 
động giáo dục. Các em chưa biết tự quản, việc điều khiển học tập trong nhóm đạt 
hiệu qua chưa cao. Các em còn ỷ lại vào người khác, không muốn làm, hay chỉ làm 
qua loa. Chưa có ý thức sâu sắc đối với công việc chung của tập thể.
 * Do đó, để làm tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp mà nhà trường đã giao 
cũng như làm thế nào để cho các em có đủ kiến thức, kĩ năng cơ bản, có năng 
lực và phẩm chất tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội tôi đã mạnh 
dạn đưa ra một số giải pháp như: Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn 
trong các giờ học, trong giao tiếp; Giáo dục những phẩm chất đạo đức, kĩ năng 
sống và tổ chức phong trào thi đua, nêu gương và khen thưởng; Liên hệ, kết hợp 
chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các lực ngoài nhà trường. 8
hồn trẻ thơ. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao 
giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động.
 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học 
yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do 
các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp 
dưới. Nhưng cũng có em học yếu, hoặc không học bài, làm bài là do những điều 
kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh 
phúc; đâu phải em nào cũng may mắn được bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi 
bước học tập. Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống 
hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đau, bệnh hoạn,...nên không ngó ngàng gì đến 
việc học của con cái. Thậm chí, các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập ...Nếu 
như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận đùng 
đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy- trò 
sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, 
làm bài, tôi không kết án trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp 
riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng 
nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu 
nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.
 - Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi 
những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi tìm ra những 
ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi 
cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn 
thiện hơn. 
 - Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của 
học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người 
thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước 
sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. “Lớp học thân thiện” chỉ có 
được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân 10
 - Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc 
làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào dó trong lớp chứ 
không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là 
những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn 
những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó 
mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi 
bạn và phải sửa chữa.
 - Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp 
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao 
đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân 
tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và 
bắt tay nhau vui vẻ trở lại.
 1.2. Giải pháp 2:Giáo dục những phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống và tổ 
chức phong trào thi đua, nêu gương và khen thưởng:
 Để dạy học đạt hiệu quả. Nhiệm vụ của một người giáo viên, ngoài việc 
giảng dạy văn hóa còn phải giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng tập thể lớp 
vững mạnh, phát huy tốt vai trò của từng cá nhân, sẽ là điều kiện thuận lợi để 
đẩy mạnh phong trào học tập, làm cho không khí học tập thêm sôi nổi, mang lại 
hiệu quả.Vì vậy tôi giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống cho các em thông 
qua việc giảng dạy các môn học, nhất là ở các tiết hoạt động giáo dục,dựa vào 
hoạt động của Đội và các hoạt động khác. Kết hợp với nhà trường, phụ huynh 
học sinh để giáo dục học sinh.
 - Đối với học sinh nói dối, nói tục, chửi thề (Quốc Đạt, Quỳnh Như) tôi 
giáo dục bằng nhiều hình thức như: thi đua “nói lời hay- ý đẹp” vào các tiết sinh 
hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, tuyên dương kịp thời những em có tiến bộ.
 - Đối với học sinh nghỉ học không phép hoặc đi học trễ (Hồng Ngọc, Bảo 
An) tôi đến tận nhà tìm hiểu lí do, động viên gia đình tạo điều kiện cho con 
em đi học chuyên cần đúng giờ.
 - Đối với học sinh hay lấy cắp đồ dùng của bạn ( Quỳnh Như, Thành) tôi 
tìm hiểu xem em đó lấy cắp vì lòng tham hay vì gia đình quá khó khăn, thiếu 
thốn. Sau khi đã nắm rõ lí do, Tôi đưa ra biện pháp cụ thể :

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc